ĐVT: đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1. Phải thu khách hàng 362.483.287 692.360.929 1.113.951.828 2. Trả trước người bán 128.207.929 31.719.600 474.727.978
3. Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi (*) - - -
4. Các khoản phải thu khác 33.130.432 324.000.000 1.087.084.514 5. Các khoản phải thu ngắn hạn 523.821.558 1.048.080.526 2.675.764.320 6. Tỷ trọng phải thu khách hàng (%)
(6)=(1)/(5) 69,20% 66,03% 41,63%
7. Tỷ trọng trả trước cho người bán (%) (7)
= (2) / (5) 24,48% 3,03% 17,74%
8. Tỷ trọng phịng phải thu ngắn hạn khó
địi (%) (8) = (3) / (5) - - -
9. Tỷ trọng các khoản phải thu khác (%)
(9) = (4) / (5) 6,32% 30,91% 40,63%
Biểu đồ 3: Phân tích chi tiết sự biến động các khoản phải thu
Chiếm tỷ trọng khá nhỏ, có sự tăng lên mạnh qua ba năm, cụ thể: năm 2017 giá trị hơn 523 (tr đồng) tăng lên hơn 1 (tỷ đồng) năm 2016 và tiếp tục tăng gấp đôi hơn 2500( tr đồng) vào năm 2019. Nguyên nhân tăng là do:
+ Là do tăng lên các khoản thu trong trường hợp đền trả vì làm hỏng tài sản trong quá trình sử dụng của khách du lịch hoặc công tác bảo quản, phạt tiền truy cứu trách nhiệm liên quan tài sản thiếu, làm trái các quy định của công ty và việc thu các khoản phí tạm ứng trước của nhân viên. Mặc dù đã có rất rõ các quy định rõ ràng trong việc thực hiện.
Để thuận lợi cho việc trả nợ và thanh toán các khoản phải thu diễn ra nhanh hơn nên việc kết hợp với chính sách thắt chặt thu nợ bằng cách công ty quy định lãi suất phạt trong trong trường hợp khách hàng đền bù chậm, nhân viên trả chậm trễ tiền ứng trước, lãi suất phạt càng tăng nếu thời gian nợ càng dài, điều này đã thúc đẩy thu hồi vốn diễn ra một cách nhanh chóng, nhằm mục đích mang lại nguồn vốn ổn định để phục vụ cho quá trình cung cấp dịch vụ diễn ra bình thường. Hơn nữa, qua 3 năm với mức phải thu như trên thì doanh nghiệp đã làm tốt với nợ phải thu bằng các biên pháp chính sách, mặt tốt là cơng ty nằm trong lĩnh vực khách sạn thường thanh tốn tiền ngay giảm thiểu tình trạng chiếm dụng, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Quỳnh Như
+ Khoản mục ứng trước cho người bán giảm từ 128trđ xuống còn gần 32trđ trong năm 2018 cịn vào năm 2019 thì khoản mục này phát sinh gần 475trđ. Việc tăng giảm qua các năm là do việc thăm dò báo giá để tìm thu mua được nguồn nguyên liệu cho bếp ăn của nhà hàng, minibar dễ dàng với chi phí thấp hơn thì cơng ty đã chọn giải pháp trả trước cho người bán nhằm tạo mối quan hệ, nâng cao uy tín của cơng ty, thuận tiện cho việc mua thêm những giai đoạn kế tiếp để được hưởng những ưu đãi của người bán. Mặc trái, nếu công ty rơi vào giai đoạn khó khăn cũng có thể coi đây là điều khơng tốt vì khi cơng ty phải trả một khoản tiền trước mà vẫn chưa nhận được nguyên liệu. Nó cho thấy rằng công ty đang bị đơn vị khác chiếm dụng vốn. Vì vậy cơng ty phải có giải pháp tốt hơn nữa trong hoạt động mua nguyên liệu chế biến cho nhà hàng, minibar bằng cách như: Phải tạo được uy tín đối với người bán để dù trong giai đoạn nào thì việc mua nguyên liệu phuc vụ sẽ không bị cản trở, gây ra khó khăn, hay tiền ứng trước cho người bán sẽ được tính lãi cho đến khi cơng ty nhận được hàng
Thứ tư, đối với khoản mục hàng tồn kho
Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản, tăng lên qua các năm. Trong năm 2019 tỷ trọng hàng tồn kho là 1,81%, cuối năm 2018 chiếm 0,32% tăng so với năm 2017 (tăng lên 0,10%), là do cơng ty có kế hoạch gia tăng mua sắm vào để đáp ứng kịp thời với việc phát triển dịch lưu trú, bếp ăn, spa và mở rộng thêm các dịch vụ mới, và có sự gia tăng đột biến trong năm 2019, có thể là sự đón đầu cho việc gia tăng lượng doanh thu lớn trước các chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng, địi hỏi cơng ty phải tăng cường hàng tồn kho và mở rộng kho bãi để tích trữ thêm các nguồn nguyên liệu đầu vào như kem, lược, khăn,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có chính sách dự trữ ngun vật liệu để tránh tình trạng biến động giá. Năm 2019 thì tỷ trọng này lại tiếp tục tăng lên cao hơn hẳn so các năm ở mức 1,81%. Nguyên nhân chính là việc tăng lên nhu cầu dịch vụ của khách hàng và dự phòng trước nguồn nguyên liệu đầu vào sử dụng cho các bộ phận của công ty trong q trình kinh doanh. Cơng tác cải tiến, thay thế duy trì thiết kế thuờng xuyên, nhiều hơn nên lượng hàng tồn kho tăng lên. Trong tổng giá trị hàng tồn kho, chủ yếu là tồn kho nguyên vật liệu.
Việc hàng tồn tăng liên tục làm ứ đọng vốn, tăng phí bảo quản làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp nhưng bên cạnh đó cũng có mặt lợi là kịp thời cung cấp đủ trong trường hợp có nhu tăng đột ngột.
Thứ năm, đối với tài sản cố định
Đây là tỉ trọng cao nhất trong các khoản mục của tài sản qua ba năm 2017, 2018, 2019. Bởi đặc thù ngành, đặc biệt trong ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn,tài sản cố định chiểm tỉ lệ cao cho thấy quy mô càng lớn của khách sạn. Vì vậy nên khách sạn ln chú trọng đầu tư mở rộng phù hợp với quy mô lớn xây dựng từ ban đầu, các thiết kế hiện đại, xây dựng cách bố trí, cơ sở vật chất cao cấp, đầu tư máy móc thiết bị tập trung vào các loại thiết bị tiên tiến nhất và có tính tự động hố cao đạt chuẩn 4 sao theo các tiêu chuẩn quốc tế đưa ra, ưu tiên đầu tư các thiết bị chuyên dùng hiện đại đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng dịch vụ và kéo giãn thời gian sử dụng để hợp với xu hướng. Trong cơ cấu tài sản cố định thì tài sản cố định hữu hình chiếm phần lớn. Tài sản cố định có giá trị giảm đều qua các năm, nhưng về mức tỷ trọng so với tổng tài sản thì ln ở mức cực cao .Trong năm 2017 chiếm tỷ trọng 96,20%, năm 2018 chiếm tỷ trọng 93,76% và giảm xuống còn là 92,05%. Trong 3 năm thì cơ sở vật chất, kỹ thuật có được tăng cường, năng lực của khách sạn ngày càng lớn, định hướng phát triển lâu dài của khách sạn càng vững chắc. Với mức khấu hao lớn qua từng năm, gấp 2 lần đối với giá trị hao mòn lũy kế là gần 33 (tỷ đồng) với năm 2019 thể hiện tốc độ thu hồi vốn của khách sạn (Vòng quay vốn nhanh)
Năm 2018, 2019 tỷ trọng tài sản cố định giảm là do mức khấu hao tăng lên qua các giai đoạn kinh doanh. Cụ thể: Khấu hao cơ bản đổi mới, mua sắm tài sản cố định để phù hợp mới mục đích quản lí doanh nghiệp,khấu hao sửa chữa lớn dùng sữa chữa thay thế các chi tiết của tài sản cố định nhằm để duy trì và nâng cấp năng lực của để tạo ra những dịch vụ chất lượng tốt nhất
Tóm lại , là một doanh nghiệp dịch vụ khách sạn nên tỉ trọng tài sản cố định chiếm hữu lớn là phù hợp và có như vậy mới đảm bảo cho quá trình cung cấp dịch vụ ổn định và duy trì khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Quỳnh Như
2.2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn
2.2.2.1Phân tích tính tự chủ về tài chính của cơng ty
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cơng tác quản trị tài chính. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác thấy được doanh nghiệp có khả năng mở rộng hay đang có xu hướng khủng hoảng, rủi ro trong tương lai.
Nguồn vốn về cơ bản có hai thành phần: nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau bởi vì tuỳ thuộc vào chiến lược dài hạn của nhà quản trị , nguồn lực tài chính, đặc điểm ngành kinh doanh ,theo thời kỳ,… làm cho tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn khác nhau.
Dưới đây là cơ cấu tỉ trọng của hai thành phần này tại khách sạn Vanda