ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1. Hàng tồn kho 357.295.282 523.224.724 2.856.552.915 2. Các khoản phải thu ngắn
hạn 523.821.558 1.041.948.074 2.675.764.320
3. Tài sản ngắn hạn khác 296.869.105 473.184.903 458.598.807 4. Nợ ngắn hạn (không kể
vay ngắn hạn) 7.265.554.232 8.461.003.128 5.876.003.128 5. Nhu cầu VLĐR= 1+2+3-4 -6.087.568.287 -6.416.512.975 114.912.914 Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy được nhu cầu VLĐR tăng giảm không đều qua 3 năm, cụ thể năm 2017 là -6.087.568.287đ qua đến năm 2018 thì giảm là -6.416.512.975đ nguyên nhân là tuy các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác tăng nhưng nợ ngắn hạn lại tăng mạnh. Đến năm 2019 thì nhu cầu VLĐR đạt 114.912.914đ cũng do nợ ngắn hạn giảm mạnh và hàng tồn kho tăng mặc dù khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn giảm nhưng không đáng kể.
Mặc dù tăng giảm khơng đều, nhưng qua đến năm 2019 thì NCVLĐR>0 điều này cho thấy nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu. Trong năm 2017, 2018 thì NCVLĐR < 0 cho thấy rằng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn, tài sản ngắn hạn khác nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Đây là một tình trạng rất tốt đối với doanh nghiệp, với ý nghĩa là doanh nghiệp được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp đều muốn nhu cầu vốn lưu động ròng âm.
2.2.3.3 Ngân quỹ rịng và phân tích CBTC ngắn hạn
Đây là phần chênh lệch giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng được gọi là ngân quỹ ròng.