Cho vay khác 30.708 29 34.342 21 47.095 18
Tổng 105.903 100 163.528 100 261.641 100
Tốc độ tăng dư nợ cho
vay tiêu dùng - - - 54,4 - 60 Tỷ lệ cho vay tiêu dùng
(Nguồn: Phòng kế toán VPBank Kinh Đô )
Qua bảng trên, có thể thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh tăng mạnh trong giai đoạn 2013- 2015. Cụ thể, dư nợ CVTD tăng hơn 57 tỷ đồng (tương đương 54,4% ) trong năm 2014 và tăng hơn 98 tỷ đồng (tương đương 60% ) trong năm 2015. Cuối năm 2015, dư nợ cho vay tiêu dùng đã đạt mức hơn 261,6 tỷ đồng. Một kết quả rất tốt đối với một chi nhánh. Ket quả này thể hiện rất rõ mục tiêu phát triển CVTD của chi nhánh. Chi nhánh ngày càng quan tâm hơn, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, CVTD vẫn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trên tổng dư nợ cho vay mặc dù có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, tỷ trọng này đã tăng từ 10,2% trong năm 2013 lên mức 11,2 % vào cuối năm 2015. Tỷ trọng này tuy có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của thị trường CVTD.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh nên có những chiến lược tích cực hơn để tập trung phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng trong sự mở rộng chung của quy mô cho vay.
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Ngắn hạn 20.587 19,44 30.530 18,67 49.31 9 18,85 Trung hạn 58.840 55,56 92.017 56,27 153.112 58,52 Dài hạn 26476 25 40.981 25,06 59.21 0 22,63 Tổng 105.903 100 163.528 100 261.641 100
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ CVTD theo sản phẩm năm 2013- 2015
Đơn vị: %
2013 2014 2015
(Nguồn: Phòng kế toán VPBank Kinh Đô)
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy: trong các sản phẩm tiêu dùng của chi nhánh thì cho vay ô tô vẫn là hoạt động chiếm tỷ trọng rất lớn. Với lợi thế cho vay ô tô của mình, dư nợ cho vay ô tô đã tăng 75 tỷ đồng(tương đương 165%). Tỷ trọng của sản phẩm này trên tổng dư nợ CVTD cũng tăng qua các năm( tăng từ 43% năm 2013 lên 46% năm 2015). Nguyên nhân của sự tăng lên về cả giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối của cho vay ô tô xuất phát từ chính những lợi thế của sản phẩm này. Điều này ngoài mang lại nguồn lợi nhuận cho chi nhánh mà còn góp phần cạnh tranh thị phần ô tô của VPBank trong lĩnh vực cho vay ô tô.
Hoạt động tín chấp cũng có sự phát triển mạnh mẽ trong 3 năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù đây là những khoản vay nhỏ (thường chỉ quanh mức 100 triệu) nên giá trị cũng như tỷ trọng của cho vay tín chấp là thấp. Dư nợ cho vay tín chấp cuối năm 2015 đạt 31 tỷ đồng, tăng gần 22 tỷ đồng (tương đương với 230%) so với năm 2013. Tỷ trọng của cho vay tín chấp trên tổng CVTD cũng tăng từ 9% lên 12% trong 3 năm. Kết quả này có được là do sự nỗ lực của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng lẫn đa dạng hóa các khoản vay tín chấp trong thời gian qua. Và như đã nói, với lãi suất cao, tín chấp cũng đã góp một phần lợi nhuận không nhỏ cho chi nhánh.
Một hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng tiêu dùng của chi nhánh là các sản phẩm liên quan đến nhà đất. Giai đoạn 2013- 2015 là giai đoạn thị trường bất động sản có nhiều khởi sắc. Trong vòng 3 năm, cho vay nhà đất đã tăng 43 tỷ (tương đương với 212%) và đạt dư nợ 63 tỷ trong năm 2015. Gia tăng cho vay nhà đất thể hiện khả năng nắm bắt cơ hội kịp thời, trong bối cảnh thị trường nhà đất đang ấm lên.
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác như thấu chi, cho vay hộ kinh doanh cũng tăng mạnh theo đà tăng chung của tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh. Có thể nói, từ năm 2013- 2015, VPBank Kinh Đô đã có những nỗ lực, đầu tư nhằm mở rộng, thúc đẩy CVTD và đã đạt được những kết quả rất khả quan.
b. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian