Tình hình dư nợ theo kì hạn của VPBank Kinh Đô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thu nhập thuần từ lãi 80.944 103.163 201.885 Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 10.425 14.741 17.262 Thu nhập thuần từ hoạt động khác. 7.775 7.365 16.136 Tổng thu nhập từ hoạt động 99.144 122.269 235.283 Lợi nhuận trước thuế 26.419 31.364 60.378

Lợi nhuận sau thuế 19.843 24.443 46.720

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

Giai đoạn 2013- 2015 đánh dấu giai đoạn bùng nổ về quy mô của toàn VPBank trong đó có chi nhánh Kinh Đô. Với mức tăng trưởng cao và ổn định ở mức xấp xỉ 50% / năm, dư nợ cuối năm 2015 đạt tới hơn 2336 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2013. Nguyên nhân của việc tăng trưởng dư nợ này xuất phát từ chiến lược mở rộng quy mô tín dụng của toàn VPBank. Cùng với đó, chi nhánh Kinh Đô cũng đã có sự nỗ lực hết mình để đạt được những kết quả đã đề ra. Có thế nói, kết quả này là kết quả rất tích cực đối với một chi nhánh.

Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ theo kì hạn của VPBank Kinh Đô năm 2013 - 2015

Đơn vị: % 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2013 2014 2015 ■ Dài hạn ■ Trun g hạn

(Nguồn: Phòng kế toán VPBank Kinh Đô)

Qua biểu đồ trên, ta thấy: trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh, có thể thấy sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang trung, dài hạn.

Cụ thể, nếu như năm 2013, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 46,75 % thì trong những năm tiếp theo, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn liên tục giảm và chỉ còn 27,82 % vào cuối năm 2015. Trong khi đó, dư nợ trung, dài hạn tăng đều qua các năm và lần lượt chiếm 48,41% và 23,77% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ chủ yếu ở trung, dài hạn sẽ tạo cho ngân hàng sự ổn định, mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, tuy nhiên chi nhánh sẽ

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

phải đối mặt với rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ cao hơn. Điều này đòi hỏi chi nhánh cần có biện pháp quản lý, giám sát hiệu quả các khoản nợ của mình.

Chất lượng tín dụng của VPBank Kinh Đô cũng có những thay đổi trong 3 năm qua. Neu như trong năm 2013, nợ xấu của chi nhánh là hơn 29,5 tỷ đồng, chiếm 2,84% (của toàn VPBank là 2,81%) thì cuối năm 2015, tỷ lệ này giảm chỉ còn 2,66%, giá trị tuyệt đối là hơn 62 tỷ (của toàn VPBank là 2,69% ). Đây là nỗ lực của chi nhánh trong quá trình nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2013- 2015.

2.2.3. Ket quả kinh doanh

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 có thể nói là giai đoạn mà VPBank vươn lên mạnh mẽ về cả quy mô lẫn kết quả kinh doanh. VPBank đã đạt được những thành tựu đáng nể. Cùng với đà phát triển chung của toàn hệ thống, VPBank Kinh Đô cũng đã đạt được những thành tựu nhất định.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Kinh Đô năm 2013-2015

Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh đều tăng và tăng nhanh qua các năm trong giai đoạn 2013- 2015.

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng 26,877 tỷ đồng, và đạt 46,720 tỷ đồng trong năm 2015. Đặc biệt, năm 2015 là năm mà lợi nhuận có mức tăng đột biến. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng 22,277 tỷ đồng, (tăng hơn 91% so với năm 2014). Mức tăng trên cũng là mức tăng chung của VPBank, bởi như đã nói, đây là giai đoạn bùng nổ của VPBank. Ngoài ra, mức tăng trên của chi nhánh còn xuất phát từ việc lãi suất cho vay tăng, tỷ lệ trích lập dự phòng giảm (do tỷ lệ nợ quá hạn giảm) cùng với công tác quản lý, thu nợ hiệu quả của chi nhánh.

Trong cơ cấu thu nhập thuần, ta thấy rằng thu nhập từ lãi qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong đó, thu nhập thuần từ lãi cho vay là chủ yếu vì hoạt động kinh doanh chủ yếu của VPBank Kinh Đô vẫn là hoạt động cho vay. Tỷ trọng thu nhập thuần từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động cũng tăng qua các năm. Cụ thể, nếu như năm 2013, tỷ lệ này là xấp xỉ 82% thì tỷ lệ này đã tăng lên 84,3% trong năm 2014 và đạt 85,8% trong năm 2015. Đây là điểm đáng tích cực trong hoạt động kinh doanh của VPBank Kinh Đô. Nó thể hiện công tác quản lý doanh thu, chi phí một cách có hiệu quả của chi nhánh.

2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Kinh Đô.

2.3.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank Kinh Đô

Cũng giống như hầu hết các NHTM tại Việt Nam, VPBank cũng thực hiện cho vay tiêu dùng với những sản phẩm cơ bản như: cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà; mua oto, cho vay hộ gia đình, cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình, cho vay tín chấp.. .Chi nhánh VPBank Kinh Đô thực hiện cho vay đầy đủ các sản phẩm trên.

2.3.1.1. Cho vay mua ô tô

Đây có thể coi là sản phẩm thế mạnh của VPBank nói chung và VPBank Kinh Đô nói riêng. Mức cho vay đối với các khoản vay linh hoạt (các khoản vay sử dụng bảng kê thu nhập) lên tới 70% giá trị của tài sản, thời hạn tối đa là 12 tháng và có khả năng cho vay tại các tỉnh.

VPBank Kinh Đô có thể cho vay được hầu hết các tỉnh của miền Bắc (trong quy chế cho vay của mình: VPBank sẽ cho vay đối với khách hàng tại các tỉnh có chi nhánh của VPBank hoặc tỉnh liền kề có chi nhánh của VPBank). Đây có thể coi là điểm khác biệt của cho vay ô tô của VPBank nói chung và Chi nhánh Kinh Đô nói

riêng. Điều này sẽ tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong việc mua bán với các showroom ô tô bởi hầu hết các showroom lớn của miền Bắc đều nằm ở Hà Nội.

Điểm bất lợi lớn nhất của sản phẩm cho vay ô tô tại VPBank Kinh Đô nói riêng và VPBank nói chung đó là vấn đề lãi suất. Có thể nói, lãi suất tại thời điểm hiện tại của VPBank cao hơn đôi chút so với mặt bằng chung của các Ngân hàng. Tuy nhiên, như đã phân tích, cầu sản phẩm cho vay tiêu dùng ít co dãn đối với lãi suất nên vấn đề này không ảnh hưởng quá lớn tới cho vay mua ô tô của VPBank Kinh Đô. Nên vẫn có thể coi cho vay mua ô tô là một thế mạnh của chi nhánh.

Các văn bản, quy định của VPBank hiện nay điều chỉnh cho vay ô tô là : QĐ 978/2015, QĐ 176/2016, ...

2.3.1.2. Cho vay tín chấp

Cho vay tín chấp thực sự là điểm mạnh của của VPBank. VPBank đang hướng tới là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực cho vay tín chấp, lĩnh vực tương đối mới và cũng đầy rủi ro tại thị trường Việt Nam. Có khá nhiều chương liên quan đến mảng cho vay tín chấp này: UPL thường, Top UP.

a. UPL thường

Có thể nói đây là sản phẩm hỗ trợ tài chính tốt nhất để giải quyết các nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Với yêu cầu đơn giản, thủ tục nhanh gọn, nó đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Điều kiện vay vôn: Khách hàng có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc KT3 có nhu cầu vay tiêu dùng, không có nợ quá hạn tại thời điểm vay vốn, thu nhập từ lương của khách hàng được đổ qua tài khoản ngân hàng hoặc là cán bộ công nhân viên nhà nước, có thu nhập bình quân 3 tháng gần nhất đạt tối thiểu 4,5 triệu đồng/ tháng, DTI (tổng nghĩa vụ trả nợ tháng / thu nhập bình quân tháng) đảm bảo 70%.

Mức cho vay tôi đa: Khách hàng có thể vay tối đa 10 lần lương, nhỏ nhất là 10 triệu và lớn nhất có thể lên tới 500 triệu.

Thời hạn cho vay : Thời hạn vay tối đa lên tới 48 tháng. Trả gốc, lãi theo phương thức niên kim cố định hàng tháng (số tiền phải trả hàng tháng là bằng nhau).

Lãi suất của UPL: Do đây là hình thức cấp tín dụng không yêu cầu tài sản thế chấp nên độ rủi ro rất lớn, vì thế để bù đắp rủi ro cho ngân hàng, VPBank áp dụng

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

mức lãi suất tương đối cao (dao động từ 20% đến 30% 1 năm) và được áp dụng theo từng mức lương khác nhau (thu nhập càng cao, khả năng trả nợ của khách hàng càng cao, rủi ro càng thấp, lãi suất càng thấp).

Có thể nói, với điều kiện vay vốn tương đối đơn giản, không yêu cầu tài sản thế chấp, đây sẽ là khoản vay phù hợp với rất nhiều đối tượng, đặc biệt là khách hàng trẻ khi có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, UPL cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho phía ngân hàng.

Các văn bản quy định hiện hành: QĐ 60/2014/QĐi/TGĐ, QĐ 880/QĐi/TGĐ....

b. TOP UP

Đây là loại hình cho vay tín chấp khá đặc biệt. Các khách hàng đều đã có những khoản vay thế chấp tại VPBank Kinh Đô. Đây đều là những khách hàng tốt,có tiềm lực tài chính, có lịch sử trả nợ đúng hạn. Căn cứ vào dư nợ còn lại, khả năng tài chính của khách hàng mà ngân hàng sẽ cấp thêm cho họ một khoản vay nữa để thực hiện tiêu dùng nếu như họ đang có nhu cầu.

So với UPL thông thường, hình thức này hạn chế rủi ro hơn, trong khi đó ngân hàng lại đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng.

2.3.1.3. Cho vay nhà đất

Đây là sản phẩm nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng liên quan đến nhà đất như : mua nhà đất, sửa chữa nhà đất, mua nhà chung cư, mua nhà dự án. Trong thời gian gần đây, khi thị trường bất động sản “ấm” trờ lại thì dư nợ của sản phẩm này cũng tăng trở lại. Đặc biệt trong số đó là nhu cầu cho vay nhà chung cư, nhà dự án. Khách hàng có thể vay tới 70% giá trị tài sản và có thời hạn tối đa lên tới 15 năm. Điều này giúp giảm nghĩa vụ trả nợ hàng tháng cho khách hàng.

Điều kiện cho vay: Khách hàng có nhân thân theo quy định của VPBank, có bằng chứng chứng minh mục đích vay vốn, có nguồn trả nợ chắc chắn, có sử dụng một phần vốn vào phương án, có tài sản đảm bảo.

2.3.1.4. Cho vay tiêu dùng khác.

Ngoài 3 nhóm sản phẩm chính vừa nêu trên thì ngân hàng còn cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác như cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình, cho vay du học. Các điều kiện cho vay, lãi suất, thời hạn theo quy định hiện hành của VPBank.

2.3.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Kinh Đô

Cho vay tiêu dùng là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, nên khi cấp tín dụng tiêu dùng, chi nhánh cũng thực hiện các bước chung của cấp tín dụng thông thường, bao gồm:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, lập hồ sơ vay vôn.

Bắt đầu khoản vay đều xuất phát từ nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập đề nghị vay vốn theo các mẫu có sẵn của ngân hàng. Cũng trong bước này, cán bộ tín dụng nên tìm hiểu về thông tin cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập của khách hàng, phổ biển lãi suất, mức cho vay cũng như kế hoạch trả nợ.

Bước 2: Tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ vay vôn

Trong bước này, cán bộ tín dụng thực hiện việc thu thập hồ sơ. Ngoài đề nghị vay vốn, khách hàng còn phải cung cấp thêm các giấy tờ khác liên quan đến pháp lý như chứng minh thư, hộ khẩu..., liên quan đến tài chính như giấy chứng minh thu nhập, hợp đồng lao động., các giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng vốn như hợp đồng mua bán, phiếu thu, phiếu đặt cọc.. .và giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo (nếu có) như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe.

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Tại bước này, các bộ tín dụng cũng thực hiện việc thẩm định chung về khách hàng. Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của VpBank, cán bộ tín dụng sẽ dừng quy trình cho vay và thông báo lại cho khách hàng tìm hướng giải quyết khác.

Đối với các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, chi nhánh sẽ gửi các giấy tờ liên quan tới tài sản cho công ty TNHH Thịnh Điền (đây là công ty con của VPBank, chuyên thực hiện định giá Tài sản đảm bảo). Công ty Thịnh Điền sẽ thực hiện định giá sau đó gửi lại tờ trình thẩm định để chi nhánh hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Trình hồ sơ, trung tâm tín dụng thẩm định khách hàng.

Sau khi trình hồ sơ cho giám đốc chi nhánh, Cán bộ tín dụng sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận hỗ trợ tín dụng (CSR) để trình hồ sơ vay vốn lên trung tâm tín dụng. Trung tâm tín dụng sẽ thực hiện việc thẩm định, xác nhận tính chính xác của thông tin

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị trọngTỷ % Giá trị trọngTỷ % Giá trị trọngTỷ % Cho vay ô tô 45.538 43 73.587 45 120.355 46

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

khách hàng, đánh giá về năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng. Neu thỏa mãn các điều kiện của VPBank, trung tâm sẽ thực hiện soạn hồ sơ giải ngân để chi nhánh thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Bước 5: Thực hiện giải ngân

Sau khi nhận được bộ hồ sơ giải ngân từ trung tâm tín dụng, chi nhánh cho khách hàng ký hồ sơ, thực hiện nhập kho tài sản đảm bảo ( nếu có ), sau đó thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Bước 6: Kiểm tra và xử lý nợ vay

Sau khi giải ngân, chi nhánh tiếp tục theo dõi, giám sát, đôn đúc khách hàng trong việc trả gốc, lãi hàng kỳ. Kiểm tra, định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo.

Khi đáo hạn hoặc khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn, chi nhánh thực hiện tất toán khoản vay, lưu trữ hợp đồng tín dụng lên kho lưu trữ.

Trên đây là quy trình cho vay của cho vay tiêu dùng tại chi nhanh VPBank Kinh Đô nói riêng và VPBank nói chung. Và để tăng tính cạnh tranh, càng ngày ngân hàng càng cố gắng thực hiện nhanh nhất có thể để khách hàng sớm thực hiện được việc tiêu dùng của mình.

2.3.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Kinh Đô

Trong những năm qua, cùng với xu thế chung của hệ thống thì VPBank Kinh Đô cũng đang nỗ lực nhiều hơn trong chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng.

Để đánh giá, phân tích những kết quả mà chi nhánh đã đạt được, chúng ta phân tích dưới những góc độ về sự tăng trưởng về quy mô( dư nợ), nâng cao về chất lượng (tỷ lệ nợ quá hạn) và lợi nhuận mà CVTD mang lại.

2.3.3.1. Quy mô của cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội

a. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích

Giai đoạn 2013- 2015, VPBank Kinh Đô với những nỗ lực không ngừng của mình đã đạt được những kết quả rất tích cực về CVTD.

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

Bảng 2.4: Dư nợ CVTD theo mục đích tại VPBank Kinh Đô năm 2013- 2015

Cho vay khác 30.708 29 34.342 21 47.095 18

Tổng 105.903 100 163.528 100 261.641 100

Tốc độ tăng dư nợ cho

vay tiêu dùng - - - 54,4 - 60 Tỷ lệ cho vay tiêu dùng

(Nguồn: Phòng kế toán VPBank Kinh Đô )

Qua bảng trên, có thể thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh tăng mạnh trong giai đoạn 2013- 2015. Cụ thể, dư nợ CVTD tăng hơn 57 tỷ đồng (tương đương 54,4% ) trong năm 2014 và tăng hơn 98 tỷ đồng (tương đương 60% ) trong năm 2015. Cuối năm 2015, dư nợ cho vay tiêu dùng đã đạt mức hơn 261,6 tỷ đồng. Một kết quả rất tốt đối với một chi nhánh. Ket quả này thể hiện rất rõ mục tiêu phát triển CVTD của chi nhánh. Chi nhánh ngày càng quan tâm hơn, đa dạng hóa,

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36)

w