Nợ quá hạn CVTD theo từng sản phẩm của VPBank

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50)

Qua bảng 2.7 ta thấy tổng nợ quá hạn CVTD theo từng sản phẩm của chi nhánh có xu hướng tăng từ năm 2013 đến năm 2015. Năm 2014, tổng nợ quá hạn CVTD phân theo từng sản phẩm tăng 3.161 triệu đồng, tương đương tăng khoảng 43,96% so với năm 2013. Đặc biệt, sang năm 2015 thì tổng nợ quá hạn CVTD theo sản phẩm tăng mạnh lên đến 18.734 triệu đồng, tương đương mức tăng 80,96% so với năm 2014.

Để hiểu rõ nguyên nhân tổng nợ quá hạn tăng mạnh trong 3 năm qua, ta sẽ phân tích sự biến động của nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo từng sản phẩm cụ thể: cho vay ô tô, cho vay tín chấp, cho vay nhà đất và cho vay tiêu dùng khác.

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD theo từng sản phẩm năm 2013 - 2015

Đơn vị: %

■ 2013

■ 2014

■ 2015

( Nguồn: Phòng kế toán VPBank Kinh Đô ) Cho vay ô tô: sản phẩm cho vay ô tô là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay tiêu dùng tại cho nhánh trong những năm qua. Tỷ lệ nợ quá hạn của sản phẩm cho vay ô tô trên tổng dư nợ cho vay ô tô trong ba năm lần lượt là : 6,86%, 6,5% và 7,5%.

Có thể dễ dàng nhận ra được rằng, tỷ lệ nợ quá hạn của sản phẩm cho vay ô tô luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung của CVTD. Điều này phản ánh chất lượng của cho vay ô tô là chưa cao.

Nguyên nhân là do vay mua ô tô tại chi nhánh thường là các khoản vay trả góp với mục đích kinh doanh với kì hạn trung hạn nên nguồn thu nhập của khách hàng dễ bị ảnh hưởng, không ổn định, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng

Cho vay tín chấp: Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tín chấp là thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn chung của CVTD.

Cụ thể, tỷ lệ này trong các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 6,49%, 6,2%, 6,12%. Xuất phát từ đặc điểm của các khoản vay tín chấp với quy mô món vay nhỏ,

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tỷ trọn g % Giá trị Tỷ trọng Giá trị trọngTỷ 2014 % 2015 %

khách hàng thường là cán bộ, công nhân viên, những người có nguồn thu nhập ổn định nên nguồn trả nợ được đảm bảo tương đối.

Tỷ lệ nợ quá hạn của vay tín chấp cũng giảm dần qua các năm, chứng tỏ rằng, chi nhánh đang ngày càng quan tâm, nâng cao chất lượng tín dụng tín chấp của mình bên cạnh mở rộng quy mô của nó.

Cho vay nhà đất: Trong ba năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn từ các sản phẩm nhà đất của chi nhánh lần lượt là : 7%, 6,7% và 7,2%.

Có thể thấy, tỷ lệ này tương đối cao so với tỷ lệ nợ quá hạn của CVTD. Điều này xuất phát từ các khoản nợ cũ chưa được thu hồi cùng với sự gia tăng của các khoản nợ mới. Tỷ lệ này đã giảm trong năm 2014, tuy nhiên, khi thị trường bất động sản ấm trở lại, quy mô của vay tiêu dùng nhà đất tăng mạnh đã làm tỷ lệ nợ quá hạn nhà đất quay đầu tăng trở lại trong năm 2015. Chi nhánh cần tuân thủ chặt chẽ hơn nữa các quy định của NHNN, VPBank để nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng nhà đất.

Cho vay tiêu dùng khác: Các khoản vay tiêu dùng có tỷ lệ nợ quá hạn lần lượt qua các năm là : 6,58%; 5,63% và 6,93%.

Các khoản vay tiêu dùng khác thường là các khoản vay ngắn hạn, khách hàng là những người có thu nhập tốt, ổn định nên tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm sản phẩm này tương đối thấp. Tuy nhiên, trong năm 2015, tỷ lệ này lại có xu hướng tăng khá nhanh. VPBank Kinh Đô cần phân tích, tìm hiểu rõ nguyên nhân của nó để nỗ lực hơn nữa trong quá trình cải thiện nâng cao chất lượng của các khoản vay này.

2.3.3.3. Lợi nhuận cho vay tiêu dùng

Để có thể phân tích thực trạng của CVTD tại VPBank Kinh Đô một cách đầy đủ nhất, ngoài việc phân tích về quy mô cũng như chất lượng các khoản vay thì còn phải nghiên cứu lợi nhuận mà CVTD mang lại cho chi nhánh.

Như đã biết, lãi suất trong vay tiêu dùng thường cao hơn so với cho vay thương mại nên lợi nhuận mà CVTD mang lại cũng là rất khả quan. Qua ba năm, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động này tăng về cả số tuyệt đối cũng như tương đối.

SVTH: Lê Mạnh Hùng 41 K15NHP

Bảng 2.8: Lợi nhuận của CVTD trong năm 2013- 2015

Lợi nhuận cho

vay tiêu dùng 3.254 16,4 4.253 17,4 8.736 18,7 30,7 106 Tổng lợi nhuận 19.843 - 24.443 - 46.720 - - -

Tỷ trọng lợi nhuận CVTD tăng đều và ổn định qua các năm từ 16,4% năm 2013 lên 17,4% năm 2014 và đạt mức 18,7% năm 2015. Nguyên nhân là do sự phát triển về quy mô cũng như chất lượng của CVTD cùng với đó là lãi suất cho vay tiêu dùng của VPBank tăng trong giai đoạn trên.. Rõ ràng, nếu như so với tỷ trọng dư nợ CVTD trên tổng dư nợ thì ta có thể thấy được CVTD mang lại lợi nhuận cao thế nào cho chi nhánh. Đây cũng chính là đặc điểm của tín dụng tiêu dùng nói chung.

Lợi nhuận CVTD cũng tăng mạnh qua các năm. Lợi nhuận đã tăng từ 3,254 tỷ đồng năm 2013 lên mức 8,736 tỷ đồng trong năm 2015 với tốc độ là 30,7% trong năm 2014 và đặc biệt tăng tới 105,4% trong năm 2015. Có được sự tăng nhanh đột biến này là do sự bùng nổ chung của chi nhánh cũng như cả hệ thống VPBank trong năm 2015.

Tóm lại, giai đoạn 2013- 2015 là giai đoạn mà hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Kinh Đô được đánh giá là có những bước phát triển khá tích cực. Bên cạnh sự gia tăng về quy mô dư nợ mà chất lượng tín dụng cũng được nâng cao, từ đó lợi nhuận CVTD tăng đáng kể.

2.4. Những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của cho vay tiêu

dùng tại

VPBank Kinh Đô

2.4.1. Những kết quả đạt được

Như vậy, thông qua đánh giá về quy mô và hình thức cho vay tiêu dùng, đánh giá về nợ xấu, nợ quá hạn, lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng tại VPBank Kinh Đô giai

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

đoạn 2013-2015, ta nhận thấy chi nhánh triển khai phát triển cho vay tiêu dùng đã thu được một số thành công đáng kể.

Quy mô của hoạt động CVTD ngày càng tăng và tốc độ trưởng của dư nợ tín dụng tiêu dùng cũng tăng theo đáng kể. Điều đó khẳng định CVTD là hướng đi hợp lý và chi nhánh có thể phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng của mảng tín dụng này.

Qua bảng phân tích lợi nhuận của tín dụng tiêu dùng, có thể thấy đây là những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, cao hơn nhiều so với các hoạt động khác, báo hiệu đây là thị trường tiềm năng cho VPBank Kinh Đô.

Tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp thể hiện khả năng quản lý, giám sát của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên nên Ngân hàng cần lưu ý hơn trong giám sát, theo dõi các khoản vay tiêu dùng.

Hoạt động CVTD đã giúp chi nhánh đa dạng hóa được các sản phẩm, dịch vụ, phân tán được rủi ro và góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hóa khách hàng mà ban lãnh đạo chi nhánh đã đề ra. CVTD thu hút lượng lớn cán bộ công nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp từ đó thắt chặt mối quan hệ giao dịch vốn với các tổ chức này, làm tiền đề cho việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ sau này.

Có được những kết quả trên là do chi nhánh Kinh Đô đã thực hiện tốt các chỉ đạo, định hướng của VPBank, của NHNN, chính phủ về CVTD... cùng với đó là chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của chi nhánh luôn được đảm bảo và không ngừng nâng cao.

2.4.2. Hạn chế, nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Ngoài những thành tựu đã đạt được, hoạt động CVTD tại VPBank Kinh Đô cũng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động này.

Chất lượng tín dụng chưa thực sự tốt, còn chứa nhiều rủi ro. Bằng chứng là cùng với sự gia tăng của quy mô thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng sau 3 năm. Trong thời gian qua, VPBank nói chung và chi nhánh Kinh Đô nói riêng đã thực hiện nới lỏng điều kiện để đạt mục tiêu tăng trưởng quy mô. Điều này kéo theo những hệ lụy có thể xảy ra nếu không có những biện pháp quản lý nợ hiệu quả.

Kết quả hoạt động của chi nhánh có tăng, nhưng rõ ràng chưa xứng với tiềm năng về thị trường tiêu dùng ở Hà Nội và các vùng lân cận. Bằng chứng là tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ vẫn thấp. Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa để phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Mặc dù phương châm là đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong những năm qua, trên thực tế hoạt động CVTD mới chỉ phát triển ở cho vay ô tô, nhà đất, tín chấp. Các hoạt động như cho vay hộ gia đình, thấu chi,.. chưa phát triển tương ứng với đà phát triển chung của chi nhánh.

Thời gian thực hiện một khoản vay còn tương đối dài so với các ngân hàng khác ( thường từ 2-3 ngày). Trong khi các ngân hàng khác đang nỗ lực rút ngắn thời gian giải ngân thì VPBank chưa thực sự quan tâm tới điểm này để tăng tính cạnh tranh.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Sở dĩ hoạt động phát triển CVTD tại VPBank Kinh Đô còn nhiều hạn chế là do những nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan.

a. Nguyên nhân chủ quan.

Hoạt động marketing của ngân hàng dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được đúng kì vọng.

Chất lượng nhân sự của chi nhánh còn chưa cao, vì đa số các cán bộ tín dụng của chi nhánh đều là các nhân sự trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhân viên tín dụng chưa phát huy được hết khả năng của mình, đôi khi chưa chủ động trong công việc, còn nhiều thời gian rảnh rỗi lãng phí.

Việc kiểm tra, kiểm soát sau cho vay còn yếu. Các nhân viên tín dụng đôi khi chưa quan tâm tới mục đích sử dụng vốn của khách hàng, cũng như thẩm định định kỳ lại tài sản đảm bảo và nguồn thu nhập trả nợ.

Thủ tục cho vay còn nhiều bất cập, phức tạp, gây phiền hà. Điều này không chỉ làm mất thời gian của khách hàng mà có thể mất đi cơ hội tiêu dùng của họ. Do đó, nhiều khách hàng sẽ chấp nhận sử dụng tín dụng đen mặc dù họ sẽ phải trả một mức lãi suất cao hơn rất nhiều.

Học viện ngân hàng Khóa luận tôt nghiệp

b. Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía khách hàng

Mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tuy có tăng, tuy nhiên, để đáp ứng khả năng tài chính đối với những sản phẩm tiêu dùng có chất lượng và giá trị cao như nhà đất, ô tô vẫn là tương đối khó khăn.

Nhiều khách hàng có thu nhập cao nhưng không chính thức nên khó chứng minh được thu nhập cho ngân hàng làm cho khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc vay với tỷ lệ thấp hơn nhu cầu của khách hàng.

Đặc điểm cho vay tiêu dùng làm cho hoạt động này của chi nhánh chứa nhiều rủi ro. Ngân hàng có thể không thu hồi được nợ khi khách hàng gặp những biến động trong cuộc sống như: đau ốm, bệnh tật, thất nghiệp... hay là khi khách hàng cố ý lừa đảo.

Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Sự cạnh tranh ngày càng lớn của các ngân hàng trong và ngoài nước khác. Hiện nay, khi hầu hết các NHTMCP nội đều xác định CVTD là hướng đi của họ bên cạnh sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Thị trường cho vay tiêu dùng ngày càng bị xé nhỏ thành nhiều miếng.

Thủ tục hành chính của nhà nước gây nhiều khó khăn cho khách hàng và ngân hàng. Ví dụ như chuyển quyền sử dụng đất, xác nhận quyền sử dụng đất, đăng kí giao dịch đảm bảo còn gây nhiều phiền hà, tốn thời gian của cả khách hàng, ngân hàng, ảnh hưởng tới thời gian thực hiện hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt, giải ngân cho khách hàng. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật liên quan đến cho vay tiêu dùng còn chồng chéo, chưa thống nhất. Chẳng hạn như trong hoạt động cho vay nhà đất ngoài sự chi phối của các văn bản, quy định của ngân hàng còn có các văn bản pháp luật về nhà đất.

Tính minh bạch của thị trường chưa cao, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc xác định thu nhập, thông tin của khách hàng.

Tập quán tiêu dùng và sinh hoạt của người dân cũng là yếu tố ảnh hưởng tới CVTD. Tại Việt Nam, người dân miền Nam có xu hướng tiêu dùng, chi tiêu nhiều hơn miên Bắc. Điều này lí giải vì sao thị trường CVTD mi ền Nam sôi động hơn so với miền Bắc.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã cho ta thấy được cái nhìn tổng quát nhất về tình hình hoạt động tín dụng cũng như hoạt động CVTD của VPBank Kinh Đô trong giai đoạn 2013- 2015. Chi nhánh đã có những thành tựu, kết quả đáng tích cực trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, chi nhánh vẫn còn những hạn chế, những cái chưa đạt được. Chương 3 sẽ cho đưa ra cho chúng ta những kiến nghị, đề xuất để hoạt động CVTD tại chi nhánh phát triển hơn nữa.

Học viện ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK KINH ĐÔ

3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Kinh Đô

3.1.1. Chiến lược phát triển chung của VPBank

Chiến lược phát triển của NHTM Cổ Phần Việt Nam Thinh Vượng là tới năm 2017 trở thành ngân hàng bán lẻ số một trong nước.

VPBank đã và đang có sự chuẩn bị tích cực, đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu vào các hệ thống nền tảng: tái cơ cấu tổ chức theo định hướng phát triển và phục vụ khách hàng; tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro...

Trong những năm gần đây, VPBank đã có những bước chuyển mình tích cực và có thể nói đây là “hiện tượng” trong số các NHTM Cổ Phần tại Việt Nam. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối, thể hiện ở kết quả kinh doanh đạt được trong những năm gần đây. Theo báo cáo kết quả kinh doanh thì năm 2015, Lợi nhuận trước thuế đạt 1800 tỷ đồng, ROE và ROA lần lượt đạt 13,01% và 2,59%. Tỷ lệ nợ xấu giảm, còn 2,59%.

Là một ngân hàng bán lẻ, VPBank xác định chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của mình. Vì vậy, VPBank luôn tập trung nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, khác biệt, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, trong đó có mảng CVTD.

Hoạt động CVTD là hoạt động mũi nhọn, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhận thức được điều này, VPBbank đã đề ra những định hướng nhất định để phát triển cho vay tiêu dùng bên cạnh chiến lược chung của toàn ngân hàng. Ngân hàng có xu hướng phát triển theo hướng liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp vừa để thúc đẩy cho vay thương mại, vừa để tiếp cận, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ cho cán bộ công nhân viên như mở thẻ tín dụng, mở tài khoản trả lương và cả cấp tín dụng tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50)

w