giai đoạn 2006 – 2013
TT Các yếu tố Đơn vị tính Trung bình năm
1 Nhiệt độ không khí oC 23-24
2 Tổng nhiệt độ cả năm oC 8500
3 Số giờ nắng trong năm giờ 1400-1500
4 Lượng mưa Mm 1500-1900
5 Độ ẩm tương đối % 85
6 Lượng bốc hơi Mm 82,4
7 Vận tốc gió m/s 2-4
8 Số cơn bảo ảnh hưởng trực tiếp Cơn 2-3
Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Thái Bình (2013) 3.1.1.4. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ mùa hè rất cao, trung bình > 260C, cao nhất là 39,20C. Trong mùa hè thường gặp hai kiểu thời tiết là thời tiết dịu mát và thời tiết ảnh hưởng
của gió Tây Nam nóng khô. Những ngày dịu mát nhiệt độ trung bình khoảng 250C, những ngày gió Tây Nam nóng nhiệt độ lên tới 35- 370C làm cho cây trồng bị héo ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng. Nhiệt độ trung bình của mùa đông tại địa phương là 200C, nhiệt độ tối thấp là 4,10C. Trong mùa đông thường có những đợt lạnh kéo dài do chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông Bắc, xen kẽ giữa các đợt gió lạnh này là những ngày ẩm ướt do sự giao nhau giữa các khối không khí khác nhau về nhiệt ẩm. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh là khoảng 15 -200C, biên độ nhiệt độ ngày đêm có khi lên tới trên 100C.
3.1.1.5. Lượng mưa
Lượng mưa mùa hè thường chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm và thường tập trung vào các tháng 7 - 8. Cường độ mưa lớn, có trận mưa tới 200 - 250mm. Lượng mưa tập trung với cường độ lớn đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, gây nên hiện tượng úng ngập tại một số vùng có tiểu địa hình thấp, khó tiêu thoát nước. Đặc biệt, mùa hè tại địa phương thường gặp hiện tượng mưa không đều, có những tháng hầu như không mưa, nắng gắt nên gây hạn, có những tháng mưa hết cả tháng gây úng ngập kéo dài. Lượng mưa trong mùa đông rất thấp, chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 2, 3 là thời kỳ mưa phù nẩm ướt. Còn các tháng 12, tháng 1 thì lượng mưa rất thấp, hầu như không có mưa và lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi nên cần có các biện pháp tưới nước cũng như giữ ẩm cho cây trồng.
3.1.1.6. Gió và hướng gió
Vào mùa hè thịnh hành là gió đông Nam mát mẻ, nhiều hơi nước, tốc độ gió trung bình là 2-4m/giây. Những tháng mùa hè thường hay có dông, bão gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Mỗi năm, huyện chịu ảnh hưởng của 2-3 cơn bão, cá biệt có năm là 6 cơn bão. Ngoài gió đông Nam, địa phương cònchịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nóng khô. Gió trong mùa đông chủ yếu làgió Bắc, đông Bắc, xen kẽ cũng có các đợt gió đông, đông Nam.Tốc độ giótuy không mạnh nhưng cũng đạt cấp 3-5.
3.1.1.7. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí của mùa hè thường cao, nhất là những ngày có mưa ngâu độ ẩm có thể lên tới 90%, nhưng nếu có gió Tây Nam thì độ ẩm chỉ còn khoảng 30%. Mùa đông, do có lượng bốc hơi cao trong khi lượng mưa thấp nên độ ẩm
không khí trong mùa đông tại huyện Quỳnh Phụ không cao. Vào những ngày trời nắng hanh, độ bốc hơi cao làm cho độ ẩm không khí giảm chỉ còn 30-40%, xuất hiện chủ yếu vào nửa đầu của mùa đông. Nửa cuối mùa đông do có mưa phùn, trời ít nắng nên độ ẩm không khí khá cao, đạt > 90%. Ngoài hai mùa chính là mùa hè và mùa đông, còn có hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu. Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự thay đổi của 2 hệ thống gió mùa: đông Bắc (mùa đông) và Tây Nam (mùa hè). Do đó các đặc tính khí tượng, thời tiết rất không ổn định. Song hai mùa chuyển tiếp có nhiều tính chất gần giống với mùa hè. Như vậy khí hậu Quỳnh Phụ là khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp quanh năm và đa dạng hoá cây trồng.
3.1.1.8. Hệ thống thuỷ văn
Quỳnh Phụ có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều rất phùhợp cho tưới tiêu phục vụ nông nghiệp. Các hệ thống sông chính bao gồm:
+ Hệ thống sông Luộc, sông Hoá bắt nguồn từ sông Hồng, dài 36 km chảy qua phía Bắc và phía Tây của huyện là nguồn nước chủ yếu và khá đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sông Yên Lộng là sông đào lấy nước từ sông Luộc tưới cho 8.238 ha trong đó có 1.000 ha tưới tự chảy
+ Sông Sành, sông Diêm Hộ, sông Cô cũng là các sông đào lấy nước từ sông Luộc và sông Hoá dài 83 km cung cấp nước tưới cũng như tiêu thoát nước cho diện tích nội đồng trong cả huyện.
+ Các hệ thống cống dưới đê từ Lý Xá đến Láng Láy lấy nước của sông Hóa tưới cho 4.500 ha đất canh tác phía Tây của huyện.
+ Ngoài các hệ thống sông ngòi, trong huyện còn hệ thống hồ, đầm,kênh rạch với mật độ lớn phục vụ khá tốt cho sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm chung của hệ thống sông ngòi, kênh rạch trong huyện là đềuchảy theo hướng Tây Bắc - đông Nam đổ ra biển. Các sông lớn đều là nhánh của hệ thống sông Hồng (đa số các sông bắt nguồn từ sông đuống hay sông Hồng) tạo ra lượng phù sa lớn bồi đắp nên những bãi bồi phì nhiêu. Mặc dùcó nhiều sông ngòi chảy qua nhưng lòng hẹp, có độ dốc nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa chậm, gây úng lụt khi tần xuất mưa cao. Mặt khác, vào mùa mưa thường gây xói lở tại các khu vực bãi bồi, đe dọa lũ lụt đối với diện tích trong đê. Chế độ
nước của hệ thống sông ngòi của huyện chịu ảnh hưởng của thuỷ triều rõ rệt trong thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau,mỗi chu kỳ thuỷ triều từ 13-14 ngày, trung bình triều cao là 1m. Trong mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 thuỷ triều thường không thể gây nhiễm mặn cho đất dolượng nước mưa chảy từ thượng nguồn đã đẩy vùng nước mặn ra xa phía biển. Nhưng vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 do lượng mưa ít, triều cường đã đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền có thể gây nguy cơ nhiễm mặncho đất đai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây trồng và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những năm hạn hán.
Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn nước mặt của huyện Quỳnh Phụ khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, kể cả về mùa khô.
3.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất
Đất đai của huyện Quỳnh Phụ được hình thành do phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi đắp phủ trên nền trầm tích sông và biển. Nền trầm tích biển thường là cát pha hoặc sét pha có màu xám đen lẫn tầng xác sú vẹt, có hàm lượng lưu huỳnh cao (vượt chỉ tiêu 0,75% S tổng số). Tầng đất hữu hiệu (tầng đất mà rễ cây có thể vươn tới được) nói chung dày 60-80 cm, tầng canh tác trung bình dày 17-20 cm. Khoảng 70% diện tích đất canh tác nằm trên chân vàn.
Theo kết quả điều tra của Trung tâm khuyến nông Thái Bình năm 2016, hiện Quỳnh Phụ có các loại đất sau:
Bảng 3.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất giai đoạn (2014-2016)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Tổng diện tích 20.967,25 100,00 20.967,25 100,00 20.967,25 100,00 100,00 100,00 100,00 Đất trồng trọt 12.932,00 61,68 12.853,00 61,30 12.943,00 61,73 99,39 100,70 100,05 Đất chăn nuôi 1.543,76 7,36 1.543,76 7,36 1.460,76 7,36 100,00 94,62 97,31 Đất thủy sản 1.045,00 4,98 1.045,00 4,98 1.050,00 5,01 100,00 100,48 100,24 Đất ở 5.381,63 25,67 5.464,80 26,06 5.468,58 26,08 101,55 100,07 100,81 Đất chưa sử dụng 64,86 0,31 60,69 0,29 45,41 0,22 93,57 74,82 84,20
Qua 3 năm nghiên cứu, diện tích đất trồng trọt chiếm trên 61% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Do tình hình trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thời tiết và giá cả năm trước nên diện tích đất trồng trọt có chút chuyển biến tăng giảm qua các năm trung bình khoảng 0,05% tổng diện tích đất trồng trọt.
Diện tích đất dành cho chăn nuôi của huyện trong hai năm 2014 và 2015 không có gì thay đổi, chiếm 7,36% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện tương đương với 1.543,76ha. Trong năm 2015, do giá đầu ra của sản phẩm chăn nuôi thấp cộng với chi phí đầu vào tăng cao do dịch bệnh phát triển lên sang năm 2016 diện tích đất dành cho chăn nuôi giảm 5,38% so với năm 2015 tương đương với việc giảm 83ha.
Do huyện Quỳnh Phụ có dòng chảy ổn định lên trong năm 2014 và 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện vẫn được giữ nguyên 1.045ha. Sang năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản được tăng thêm 5ha nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2016 lên 1050ha. Có được kết quả này do trong năm 2015 giá cả mặt hàng thủy sản được giá lên diện tích cũng vì thế cũng được mở rộng.
Quỳnh Phụ là huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vì tiếp giáp với Hải Phòng và Hải Dương lên cũng vì vậy thu hút được lao động về đây cùng với việc gia tăng dân số trên địa bàn huyện lên nhu cầu nhà ở luôn tăng lên. Trong 3 năm nghiên cứu nhu cầu đất ở liên tục tăng ở mức 0,81%/năm.
Do nhu cầu nhà ở và cơ cấu ngành sản xuất kinh doanh trong 3 năm nghiên cứu liên tục tăng lên diện tích đất chưa sử dụng cũng vì thế giảm đi theo nhu cầu sử dụng. diện tích đất chưa sử dụng của huyện giảm bình quân 15,8%/năm.
Qua bảng 3.2 cho thấy huyện Quỳnh Phụ vẫn là một huyện thuần nông với diện tích nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện lên việc phát triển HTXNN trên địa bàn huyện là rất cần thiết vì nó sẽ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Qua bảng 3.3 tôi nhận thấy Quỳnh Phụ là một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh, với số lượng người trong độ tuổi lao động trên địa bàn tương đối đông chiếm trên 74% tổng dân số toàn huyện và qua 3 năm nghiên cứu thì số người trong độ tuổi này liên tục tăng ở mức 1,14%/năm.
Do mật độ dân số trong 3 năm nghiên cứu ngày càng tăng luôn đạt mức 0,5%/năm lên mật độ dân số trên địa bàn huyện hiện nay luôn tăng ở mức
0,51%/năm. Trong 3 năm nghiên cứu, do xã hội ngày càng phát triển lên số dân thành thị liên tục tăng lên: năm 2014 số dân thành thị là 17.836 người, năm 2015 số dân thành thị tăng lên 201 người tương đương với 1,13% so với năm 2014. Sang 2016 do thị trấn Quỳnh Côi được quy hoạch lên dân số thành thị của huyện là 19.647 người tăng 8,93% so với năm 2015. Nhìn chung, qua 3 năm nghiên cứu, dân số của huyện đang có phần chuyển dịch về thành thị nhưng nếu so với mặt bằng chung không đáng kể.