giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Tổng dân số 250.517 100 252.146 100 253.028 100 100,65 100,35 100,50 Mật độ (người/km) 1195 - 1202 - 1207 - 100,59 100,42 100,51 Thành thị 17.836 7,12 18.037 7,15 19.647 7,76 101,13 108,93 105,03 Nông thôn 232.681 92,88 234.109 92,85 233.381 92,24 100,61 99,69 100,15 Trong độ tuổi lao động 187.254 74,75 190.129 75,40 191.541 75,70 101,54 100,74 101,14 Ngoài độ tuổi lao động 63.263 25,25 62.017 24,60 61.487 24,70 98,03 99,15 98,59 Nông nghiệp 191.123 76,29 188.615 74,80 187.371 74,05 98,69 99,34 99,01 Công nghiệp 46.850 18,70 47.880 19,00 49.253 19,47 102,20 102,87 102,53 Dịch vụ 12.544 5,01 15.651 6,20 16.404 6,48 124,77 104,81 114,79
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quỳnh Phụ (2016) Vốn là một huyện thuần nông lên số người tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Tỷ lệ người tham gia sản xuất nông nghịêp luôn chiếm trên 74% so với tổng dân số trên địa bàn huyện. Nhưng trong 3 năm nghiên cứu, tỷ lệ người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có chiều hướng giảm dần (giảm 0,985%/năm) thay vào đó người dân chuyển sang tham gia các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ cho lợi nhuận cao hơn mà ít rủi ro. Số người tham gia các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện luôn tăng bình quân ở mức 2,535% và 14,79% qua các năm nghiên cứu.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động những năm qua là phù hợp với quá trình CNH – HĐH nền kinh tế. Đó là quá trình chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, là sự chuyển dịch lao động từ ngành có thu nhập thấp sang ngành có thu nhập cao. Góp phần từng bước phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Trong 3 năm nghiên cứu, tình hình cơ sở hạn tầng trên địa bàn huyện không có nhiều thay đổi. các hạng mục công trình điện, đường, trường, trại… luôn được người dân sửa chữa để vận hành có hiệu quả
Giao thông:Hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển, bao gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ và quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện, ngoài ra còn các tuyến đường liên xã, đường giao thông nội thị cũng được hoàn thiện góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương. Toàn bộ tuyến giao thông đường bộ của huyện dài 309,64 km bao gồm:
+ Quốc lộ số 10 dài 10,7 km
+ Tỉnh lộ dài 50 km, bao gồm các tuyến đường 369B, 455, 452. + Đường liên huyện dài 65,94 km
+ Đường liên xã dài 183 km
Đường giao thông nông thôn dài tổng cộng 752 km (bao gồm cả đường làng, đường ra đồng).
Trong hệ thống giao thông có 337,6 km đã được trải nhựa, 426 km đường cấp phối, bê tông hoặc sử dụng vật liệu cứng, có 11 cầu cốt thép dài 240 m. Tuyến Quốc lộ 10 có mặt đường rộng 10-12 m đạt tiêu chuẩn cấp 3 đường đồng bằng hiện rất thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán và phát triển kinh tế giữa Thái Bình với các tỉnh lân cận. Các tuyến đường tỉnh 396B, 455, 452 đã và đang được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và các thành phần kinh tế hiện nay. Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông của huyện Quỳnh Phụ. Trên địa bàn huyện có hệ thống sông ngòi với tuyến vận tải đường sông dài 83 km, trong đó 43 km do Trung ương quản lý là sông Luộc và sông Hoá, 40 km do huyện quản lý là các sông Yên Lộng, sông Cô, sông Diêm. đây chính là hệ thống giao thông chủ yếu trong việc vận chuyển các loại hàng hoá có trọng tải lớn như vật liệu xây dựng, phân bón... từ các khu vực lân cận vào huyện cũng như từ cảng Hải Phòng về địa phương.
Ngoài các hệ thống giao thông động nói trên, hệ thống giao thông tĩnh của huyện đã góp phần không nhỏ trong giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế. Huyện có 2 bến xe là Quỳnh Côi và Tư Môi đóng vai trò như hai đầu cầu đáp ứng nhu
cầu đi lại của nhân dân, 2 bến cảng sông là Bến Hiệp và Cầu Nghìn đảm nhận nhiệm vụ lưu thông hàng hoá cho các vùng trong huyện. Trên các tuyến sông chính còn có 15 bến đò ngang đã và đang là những mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của huyện.
Bảng 3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng (km) Tỷ lệ (%) Số lượng (km) Tỷ lệ (%) Số lượng (km) Tỷ lệ (%)
Đường giao thông 1061,64 100,00 1061,64 100,00 1061,64 100,00
Đường nhựa 337,60 31,80 337,60 31,80 337,60 31,80
Đườn bê tông 426,00 40,13 426,00 40,13 426,00 40,13
Đường đất 298,04 28,07 298,04 28,07 298,04 28,07
Kênh mương 800,00 100,00 800,00 100,00 800,00 100,00
Kênh bê tông 30,00 3,75 50,00 6,25 90,00 11,25
Kênh đất 770,00 96,25 750,00 93,75 710,00 88,75
Trạm bơm 120,00 100,00 120,00 100,00 120,00 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quỳnh Phụ (2016)
Thuỷ lợi: Các công trình thuỷ lợi của huyện Quỳnh Phụ nằm trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Thái Bình, hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào lưu lượng nước của sông Luộc và sông Hoá. Toàn huyện có tổng số 83 km sông lớn nhỏ trong đó song Yên Lộng dài 15 km, sông Cô dài 15 km và sông Diêm dài 10 km. Hệ thống đê điều của huyện gồm 35 km đê Trung ương là hai bờ sông Luộc và sông Hoá, 32,7 km đê địa phương là những đê bối. Toàn huyện có gần 200 km kênh mương cấp I, II, III và khoảng 600 km kênh mương nội đồng. Đáp ứng nhu cầu nước tưới có 140 trạm bơm lớn nhỏ trải đều trong huyện. Nói chung, hệ thống thuỷ lợi của huyện tương đối hoàn thiện, song cần được tu sửa thường xuyên. đại đa số các kênh mương cấp I, II và III có mặt cắt kênh nhỏ, lưu lượng nước thấp, nên không chuyển tải đủ lượng nước cho đồng ruộng trong những thời kỳ cao điểm. Nhiều tuyến kênh dòng chảy bị cản trở do đổ rác thải, lấn đất xây nhà. điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác tưới tiêu nước. Hiện nay, toàn huyện mới kiên cố hoá được gần 30 km kênh mương, còn lại đại đa số là kênh đất, tổn thất nước rất cao (lên tới 40-50%). Sự thất thoát nước không chỉ làm thiếu hụt lượng nước cung cấp cho cây trồng mà còn tăng giá thành trên một đơn vị sản phẩm nông nghiệp. Khi kênh mương được kiên cố hoá thì tổn
thất chỉ còn khoảng 5% nên không chỉ chuyển tải được lưu lượng nước lớn, giảm tổn thất điện năng, giảm giá thành sản phẩm mà còn đáp ứng nhu cầu nước trong những thời điểm quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Nhận thấy những lợi ích trên, đảng bộ và Chính quyền huyện kết hợp chặt chẽ với các địa phương áp dụng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu đưa chiều dài kênh mương và công trình thuỷ lợi được cứng hoá tăng lên trên 50 km đến năm 2015, tăng cường sửa chữa củng cố hệ thống cống lấy nước, trạm bơm để có thể cung cấp nước tưới kịp thời vụ cho toàn bộ diện tích đất canh tác trong huyện, tăng diện tích 3 vụ.
Các dịch vụ nông nghiệp: Cùng với sự thay đổi chung của các huyện trong tỉnh, Quỳnh Phụ đã tổ chức các hợp tác xã dịch vụ thay cho các hợp tác xã nông nghiệp trước đây để giải quyết các khâu như cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi, làm đất và thu mua nông sản. Trong thực tế sản xuất đã tự phát hình thành những hợp tác xã hay hiệp hội cung cấp cho nông dân những thông tin mới về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, về sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, trong huyện đã hình thành và phát triển các trung tâm, trạm trại gồm trung tâm khuyến nông có nhiệm vụ chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp đến người dân, trạm bảo vệ thực vật làm công tác dự tính, dự báo và phòng trừ tổng hợp đến tận thửa ruộng, trạm thú y làm công tác dự báo và phòng trừ dịch bệnh hại gia súc, gia cầm cho các hộ gia đình. Công ty vật tư nông nghiệp có nhiệm vụ cung cấp vật tư, phân bón, giống… Ngoài ra còn có các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân đáp ứngnhu cầu vay vốn cho nhân dân nhằm phát triển sản xuất.
3.1.3.Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tập thể tại huyện Quỳnh Phụ
3.1.3.1. Thuận lợi
Diện tích các cây màu vụ xuân, hè được mở rộng, diện tích cây vụ đông duy trì và ổn định, chăn nuôi và thuỷ sản tiếp tục phát triển, không có dịch bệnh lớn xẩy ra; chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá tốt theo đúng chỉ đạo của tỉnh; hết năm 2015 đã có 22 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh công nhận các xã nông thôn mới. Huyện đã tiếp nhận được 96.665,8
tấn xi măng hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới theo Quyết định số 19 của UBND tỉnh.
Đạt được kết quả trên, trước hết ngành Nông nghiệp luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời sát sao của sở Nông nghiệp & PTNT, Thường trực Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu của nông dân trong huyện, sự tham mưu tích cực của phòng Nông nghiệp & PTNT, của các đơn vị phục vụ: Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, trạm Chăn nuôi - Thú y, Trạm Khuyến nông, Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi, Hạt quản lý đê điều…
3.1.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục trong năm tới:
- Vụ xuân ấm điển hình, ít mưa, sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh nhất là bệnh đạo ôn hại lá phát sinh sớm hơn mọi năm. Vụ mùa sâu đục thân 2 chấm phát sinh nhiều đợt, các đợt gối nhau, thời gian phun trừ đều gặp mưa, làm giảm năng suất lúa và tăng chi phí sản xuất ở một số diện tích.
- Một số địa phương trong huyện vẫn chưa chấp hành tốt lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, một bộ phận nhỏ nông dân của xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Xá vẫn còn gieo mạ dài ngày và nông dân một số xã gieo mạ ngắn ngày trước lịch chỉ đạo của huyện. Vụ mùa một số xã nông dân để lúa tái sinh không theo quy vùng, không thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện, diện tích lúa tái sinh tăng so với những năm trước, đặc biệt là nông dân để lúa tái sinh cả ở chân đất vàn thấp, thấp trũng, để ở nhiều trà và nhiều giống khác nhau; một số diện tích bỏ ruộng không cấy ở vụ mùa.
- Công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV ở các xã, thị trấn chưa được làm thường xuyên. Một số HTX DV Nông nghiệp chưa làm tốt khâu cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân.
- Giá thu mua một số sản phẩm nông sản còn thấp.
- Công tác diệt chuột bảo vệ sản xuất ở một số địa phương chưa đạt kết quả cao, tổ chức diệt chuột chưa đồng bộ, chưa phát huy hết hiệu quả của việc đánh bắt thủ công và đánh bắt thường xuyên trong năm nên mật độ chuột còn cao và gây hại đáng kể trên đồng ruộng.
- Công tác quy vùng sản xuất hàng hóa tập trung ở một số địa phương thực hiện chưa tốt. Phát triển vụ đông ở một số xã chưa hoàn thành kế hoạch diện tích huyện giao.
- Tỷ trọng phát triển chăn nuôi trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp, vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi gia trại còn đang diễn ra khá phổ biến, chuyển đổi trang trại ở một số xã còn chưa theo quy hoạch.
- Trong xây dựng NTM: Một số xã chưa xác định được lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện và khả năng của xã, việc huy động vốn xã hội hóa phục vụ cho xây dựng NTM còn ít..
- Hoạt động của một số HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, chưa năng động trong quá trình điều hành cũng như tổ chức nông dân sản xuất cây trồng theo vùng quy hoạch, chưa phát huy hết vai trò của mình trong quá trình thực hiện chuyển đổi HTX hoạt động theo luật, thậm chí một số HTX DV nông nghiệp không làm dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, thóc giống, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân.
- Hiện tại một số công trình thủy lợi xuống cấp nghiêm trọng chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc điều tiết nước phục vụ sản xuất có lúc, có nơi chưa kịp thời, giải tỏa dòng chảy ở một số sông trục làm chưa triệt để ảnh hưởng đến việc tiêu úng vụ mùa, vụ đông.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, trang web... có liên quan đến tình hình đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể.
Các báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX qua các năm (2014 – 2016) trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Để có thể đánh giá thực trạng hình thức điều kiện kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, đề tài tiến hành lập phiếu điều tra thu thập ý kiến của:
+ Cán bộ quản lý (Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính…) trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ;
+ Người dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (những người tham gia và không tham gia vào mô hình kinh tế tập thể).
Cụ thể như sau: