Công tác quản lý, định hướng phát triển HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 63 - 65)

* Mục tiêu phấn đấu

Phấn đấu giá trị sản xuất Nông nghiệp – Thuỷ sản đạt 3.145,69 tỷ đồng, tăng 2,26%, trong đó giá trị sản xuất trồng trọt đạt: 1.582,82 tỷ đồng, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 1.270,27 tỷ đồng; dịch vụ nông nghiệp đạt: 175,5 tỷ đồng; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt: 115,08 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), năng suất lúa đạt 133 tạ/ ha/năm, vụ đông gieo trồng 6500 ha trở lên, diện tích lúa chất lượng cao từ 30% trở lên. Tiếp tục chuyển đổi một phần diện tích lúa xuân sang trồng cây màu có giá trị kinh tế cao, xây dựng thành công 3 cánh đồng mẫu ở các xã An Hiệp, Quỳnh Bảo, An Thái. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 39%. Năm 2016: phấn đấu toàn huyện có thêm 08 xã đạt xã chuẩn Nông thôn mới, các xã còn lại đạt thêm từ 2 – 3 tiêu chí trở lên.

* Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

- Trong những năm tiếp theo phấn đấu đạt và vượt mục tiêu sản xuất lúa ở vụ xuân, vụ mùa và mở rộng sản xuất các loại cây rau, củ quả ở vụ xuân, vụ hè, hè – thu và vụ đông. Chỉ đạo sản xuất vụ xuân, vụ hè phải gắn với kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2016, đảm bảo cây trồng vụ trước phải tạo điều kiện cho khả năng mở rộng và thâm canh cây trồng ở vụ sau.

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo tinh thần tái cơ cấu ngành trồng trọt, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, chuyển một phần diện tích lúa xuân và diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng các cây rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao hơn và có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm như (dưa, bí các loại, ngô ngọt, ớt…). Tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng cộng nghệ cao tạo liên kết giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp.

- Bố trí cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy lúa mùa hợp lý đáp ứng yêu cầu thời vụ gieo trồng cây vụ đông, nâng tỷ lệ trà lúa mùa cực sớm và sớm lên trên

7.000 ha để chủ động tạo quỹ đất và quỹ thời gian cho sản xuất cây vụ đông ưa ấm và hạn chế nguồn sâu bệnh hại cuối vụ. Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân cấy hết diện tích, tuyệt đối không để một diện tích nào bỏ hoang hoá.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, khảo nghiệm và xây dựng mô hình các loại cây trồng mới như lúa, ngô, khoai tây, rau quả xuất khẩu,… để bổ sung vào cơ cấu cây trồng đồng thời xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Đối với cây màu, cây vụ đông: tiếp tục đưa các cây có giá trị xuất khẩu vào sản xuất và mở rộng diện tích vụ đông trên chân đất 2 lúa, chú trọng việc mở rộng diện tích gieo trồng các cây vụ đông có giá trị kinh tế cao như ớt, dưa chuột, khoai tây và các cây trồng mới có giá trị xuất khẩu như mướp đắng, cà rốt,... tạo thành vùng sản xuất nông sản hàng hoá.

- Công tác BVTV phải thực hiện tốt việc dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh gây hại lúa và cây màu.

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ. Phấn đấu 100% số xã, thị trấn làm tốt công tác tiêm phòng và kết quả tiêm phòng đạt 90% trở lên. Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống thú y, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, để phát hiện và giám sát kịp thời dịch bệnh tới tận người chăn nuôi và xử lý nhanh kịp thời khi có dịch bệnh xẩy ra không để lây lan trên diện rộng.

- Triển khai xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và mô hình khuyến ngư, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích người dân thành lập các trang trại chăn nuôi trong khu quy hoạch chăn nuôi và NTTS tập trung theo quy hoạch nông thôn mới. Chú trọng phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông theo đề án của tỉnh.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về con giống, phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất.

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX DV Nông nghiệp, phát triển mạnh các loại hình kinh tế gia trại và trang trại trong huyện., chỉ đạo thành công đại hội thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp gắn với tổ chức lại hoạt động HTX theo Luật HTX năm 2012.

- Nông thôn mới: năm 2017 chỉ đạo 8 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; các xã còn lại đạt thêm 2-3 tiêu chí trở lên. Tiếp tục đăng ký và tiếp nhận

nguồn xi măng hỗ trợ của tỉnh để xây dựng kết cấu hạ tầng Nông thôn mới. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới theo chủ trương chỉ đạo của huyện.

- Thành lập Ban chỉ huy phòng chống TT và TKCN, Quyết định giao vật tư, phương tiện, nhân lực cho các xã, thị trấn.

- Thường trực và phòng chống, ứng phó với các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn xẩy ra.

- Làm tốt công tác giải phóng dòng chẩy, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất và điều tiết nước hợp lý để phục vụ sản xuất.

- Nhiệm vụ năm 2017 là hết sức nặng nề, để hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất nông nghiệp, các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong ngành phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa, đồng thời ngành Nông nghiệp & PTNT Quỳnh Phụ kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo trên mọi lĩnh vực của Sở Nông nghiệp & PTNT, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ có hiệu quả của các cấp, các ngành, sự đồng tình ủng hộ của nông dân huyện nhà với quyết tâm cao của hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)