Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về hình thức tổ chức kinh tế tập thể
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Đức
Theo Báo cáo Tài chính Ngân hàng Đức (2003): hệ thống ngân hàng HTX Đức vào năm 2003 đang chăm sóc trên 30 triệu khách hàng, có 15,3 triệu thành viên, thu hút tới 75% thương nhân, 80% nông dân và 60% tiểu chủ. Có tổng số tài sản lên toiws772 tỷ EU$; hệ thống HTX hàng hóa, dịch vụ ở nông thôn đạt doanh số 37 tỷ EU$, cung cấp dịch vụ đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
cho phần lớn người nông dân, người làm vườn và thợ thủ công; hệ thống HTX hàng hóa dịch vụ và hàng hóa tiểu thủ công nghiệp với 1.004 HTX và 7 HTX trung tâm đạt doanh số tới 76,3 tỷ EU$, phục vụ cho 0,2 triệu thành viên.
2.2.1.2. Nhật Bản
Theo Liên minh HTX Nông Nghiệp Nhật Bản (2001): Hệ thống HTX phát triển rất mạnh, riêng khoảng 1.000 HTX nông nghiệp vào năm 2001 đã thu hút 9 triệu thành viên đạt doanh số dịch vụ cung ứng 3.995 tỷ USD, doanh số tiền gửi đạt 73.148 tỷ USD và doanh số tiêu thụ sản phẩm đạt 4.711 tỷ USD; có 371 THX tiêu dùng thu hút khoảng 22,8 triệu thành viên, đạt doanh thu dịch vụ 2.998 tỷ USD; HTX đánh cá có 1.637 HTX với 441.000 thành viên, đạt doanh số cung ứng 214 tỷ USD, tổng giá trị tiền gửi tiết kiệm 1.600 tỷ USD và tổng giá trị tiêu thụ 1.222 tỷ USD; HTX lâm nghiệp có 1.073 HTX với gần 1,7 triệu thành viên đạt doanh số dịch vụ cung ứng 16 tỷ USD và dịch vụ tiệu thụ 106 tỷ USD. Nhật Bản còn là một trong những nước phát triển mạnh HTX trên lĩnh vực y tế. Từ 12 HTX y tế vào năm 1957 nhưng đến năm 2003 Nhật có 116 HTX ở khắp cả nước với khoảng 2,5 triệu thành viên với trên 1.700 cơ sở chăm sóc sức khỏe; số bệnh viện HTX chiếm 21% tổng số bệnh viện trên toàn quốc và chăm sóc 18% tổng số bệnh nhân toàn quốc. Mô hình HTX nông nghiệp có quá trình hình thành và phát triển trên 100 năm. Đây là tổ chức nông nghiệp lấy tiêu chí “mọi người cùng gắn kết, giúp đỡ nhau, tương trợ lẫn nhau”, với mục đích bảo vệ cuộc sống, công việc kinh doanh nông nghiệp của nông dân, xã viên thành viên xây dựng nông thôn Nhật Bản tốt đẹp hơn. Đó là khôi phục quyền lợi của ngành nông nghiệp Nhật Bản, đồng thời cải cách quản lý, tổ chức HTX từ Trung ương đến địa phương trong cả nước.