Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo khôi phục kinh tế nông nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 (Trang 37 - 42)

2.1. Thanh Hóa thực hiện chính sách nông nghiệp và bƣớc đầu xây

2.1.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo khôi phục kinh tế nông nghiệp,

từng bước tiến tới đổi công, vần công, hợp tác xã nông nghiệp (1954-1957)

Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi.Với hiệp định Giơnevơ được ký tháng 7/1954, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, mở ra điều kiện mới cho quá trình củng cố hòa bình, tái thiết miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước.

Trước yêu cầu cấp bách của tình hình đất nước, năm 1954 và đầu năm 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội chủ trương khôi phục kinh tế, trong đó đặt trọng tâm vào phục hồi kinh tế nông nghiệp. Cùng với ưu tiên phục hồi kinh tế nông nghiệp, Trung ương Đảng quyết định cải cách ruộng đất nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tháo bỏ sự kìm kẹp của chế độ thực dân và phong kiến, làm thay đổi quan hệ sản xuất, tạo điểm dựa để xây dựng nền nông nghiệp mới. Trong năm 1953, chủ trương “phóng tay phát động quần chúng tiến hành giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất” đã được đề ra và chủ trương đó tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ sau hòa bình.

Thực hiện chủ trương khôi phục kinh tế nông nghiệp miền Bắc của Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tập trung nghiên cứu và đề ra hàng loạt các chính sách phục hồi, khuyến khách nông nghiệp. Tháng 5/1955, Chính phủ ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ở những nơi đã cải cách

ruộng đất [68, tr. 5]. Trong đó, quyền sở hữu tài sản ruộng đất của nông dân lao

động được xác nhận, nông dân được tự chủ thâm canh, tăng vụ, khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích sản xuất; tự do thuê mướn nhân công, trâu bò. Đảng và Chính phủ khuyến khích phát triển tổ đổi công, phát triển các nghề phụ, các nghề

những người sản xuất giỏi, nghiêm trị những những kẻ phá hoại sản xuất. Những chính sách này tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Chính phủ cũng đã ban hành Quy định sửa đổi tạm thời chính sách thuế nông

nghiệp. Nhà nước chủ trương giảm nhẹ sự đóng góp của nông dân, giúp nông dân

cải thiện đời sống và tích cực hăng hái tham gia sản xuất.

Ngay sau hòa bình lập lại, quán triệt chủ trương và chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã bước vào xây dựng nền kinh tế, xã hội mới với chủ trương khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương và Liên khu IV, Thanh Hóa tiếp tục phát động 4 đợt cải cách ruộng đất, từ đợt 2 đến đợt 5.

Đợt 2 (từ 23/10/1954 đến 15/1/1955), diễn ra trên địa bàn 66 xã thuộc các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương. Đây cũng là đợt cải cách ruộng đất diễn ra rộng lớn trên 269 xã của 4 tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Trong đợt này, Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập ba đoàn cải cách ruộng đất ở các tỉnh, gồm đoàn Phú Thọ, đoàn Thái Nguyên – Bắc Giang và đoàn Thanh Hóa. Tổng cộng số lượng cán bộ cải cách ruộng đất được huy động tính chung lên đến 4.627 người. Sau ba tháng phát động nông dân cải cách ruộng đất, theo đánh giá của Đoàn cải cách ruộng đất, đợt 2 cải cách ruộng đất nói chung vẫn đảm bảo yêu cầu tốt, vững, đồng thời lại nhanh, gọn hơn đợt trước, rút ngắn hơn được 1 tháng [91, tr. 131].

Đợt 3 (từ ngày 18/2/1955 đến 20/6/1955), diễn ra trên 115 xã thuộc 5 huyện. Đây là đợt cải cách ruộng đất phát động trên quy mô rộng lớn nhất, bao gồm: huyện Tĩnh Gia có 33 xã, huyện Quảng Xương có 38 xã, huyện Thiệu Hóa có 31 xã, huyện Đông Sơn có 6 xã, huyện Thọ Xuân có 7 xã. Tổng dân số trên địa bàn 115 xã là 337.168 người (81.547 hộ gia đình) và số ruộng đất là 101.400 mẫu 4 sào 5 thước. So với các đợt cải cách ruộng đất trước, trong đợt 3 Thanh Hóa đã đánh mạnh hơn vào lực lượng địa chủ cường hào gian ác, kết hợp phong trào đấu tranh của quần chúng với tòa án đặc biệt. Trong đợt 3, theo đánh giá của các đội cải cách ruộng đất, “hạn chế nghiêm trọng nhất của Thanh Hóa là dựa vào tổ chức cũ một cách mù quáng.

Đợt 4 (từ 27/6/1955 đến 31/12/1955), được coi là đợt cải cách ruộng đất tổng lực. Đây là đợt cải cách diễn ra dài nhất, gần 6 tháng và trên quy mô rộng lớn nhất với 208 xã thuộc 8 huyện: Nông Cống, Thọ Xuân, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn và Hoằng Hóa. Tổng dân số của các xã là 53.426 gia đình, gồm 223.436 nhân khẩu. Ngay khi bước vào cải cách ruộng đất đợt 4, Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương đã nhận xét tình hình Thanh Hóa cùng các địa phương nói chung là khá phức tạp. Chính vì vậy, Thanh Hóa, vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đến 4 đợt cải cách ruộng đất đã huy động truy tìm mạnh mẽ giai cấp địa chủ và các tổ chức phản động. Trong đợt 4 cải cách ruộng đất, Thanh Hóa đã đạt được kết quả trên các mặt chính trị, kinh tế và chỉnh đốn tổ chức. Tình hình nông thôn bị chấn động lớn, cũng giống như đợt 3, tình hình tự sát lại diễn ra và tăng lên nhiều.

Đợt 5 (từ 8/1/1956 đến 30/7/1956), diễn ra ở 31 xã thuộc 5 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và Nga Sơn. Riêng các xã thuộc huyện Nga Sơn tiến hành cải cách ruộng đất dưới sự chỉ đạo của Đoàn ủy Ninh Bình.

Trong khi cải cách ruộng đất đợt 5 đang tiến hành, những sai lầm của cải cách ruộng đất, nhất là trong chỉnh đốn tổ chức đã được phát hiện. Công tác tổng kết, nghiên cứu tình hình và xây dựng kế hoạch sửa sai bắt đầu được thực hiện. Như vậy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương và Đoàn cải cách ruộng đất Liên khu IV và các đội, từ tháng 4 năm 1953 đến tháng 7 năm 1956 Thanh Hóa đã thực hiện 4 đợt triệt để giảm tô, giảm tức và 5 đợt cải cách ruộng đất, một cuộc cách mạng long trời lở đất, giành lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho nông dân đã diễn ra rầm rộ ở các vùng nông thôn Thanh Hóa. Sau cải cách ruộng đất, nông dân đã được trao quyền sở hữu ruộng đất ở nông thôn, chế độ phong kiến chính thức được loại bỏ.

Cùng với những thành tựu đạt được, cải cách ruộng đất ở Thanh Hóa cũng nảy sinh nhiều sai lầm và càng về sau càng nặng nề. Cải cách ruộng đất gắn liền với chỉnh đốn tổ chức đã để lại nhiều hậu quả, sai lầm nghiêm trọng, gây nên chấn động lớn ở nông thôn.

Tháng 5/1956, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 27/CT-TW về việc sửa chữa một số

sai lầm và hoàn thành tốt công tác chỉnh đốn chi bộ trong cải cách ruộng đất đợt 5.

Đây cũng là bước đánh dấu việc nhận định những sai lầm trong cải cách ruộng đất, đặc biệt là những sai phạm trong công tác chỉnh đốn tổ chức được coi là những sai

lầm lớn. Trên cơ sở nhận thức sai lầm của Trung ương Đảng, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận tinh thần sửa sai và thực hiện nghiên cứu sai lầm và sửa sai một cách nghiêm túc, đạt được nhiều thành quả to lớn. Với những nỗ lực của Tỉnh Ủy, Ủy ban hành chính, đặc biệt là sự đồng thuận cao của nhân dân, tình hình nông thôn Thanh Hóa đã nhanh chóng đi vào ổn đinh. Mọi mặt kinh tế, văn hóa xã hội được khôi phục. Đặc biệt hệ thống chính trị địa phương được củng cố và hoạt động trở lại. Tuy tình hình nông thôn đã được ổn định trở lại nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề nghi kị, thiếu tin tưởng trong quần chúng nhân dân, ngay cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác sửa sai tuy đã cơ bản hoàn thành nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết.

Song song với việc tiến hành cải cách ruộng đất, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã bước vào xây dựng kinh tế, xã hội với chủ trương khôi phục và phát triển nông nghiệp.

Ngày 10/10/1954, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã mở Hội nghị kinh tế mở rộng toàn tỉnh, xác định tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn: “ổn định tình hình; hạn chế sự thiệt hại liên tiếp sau hai trận lụt; đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp” [87]. Hội nghị nhấn mạnh trước hết phải hoàn thành việc đem lại ruộng đất cho nông dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích chủ trương, chính sách ruộng đất của Đảng một cách sâu rộng, nhằm động viên tinh thần, ổn định tư tưởng cho nông dân an tâm sản xuất. Các cấp chính quyền chỉ đạo nhân dân cứu vớt lúa và hoa màu bị mất do lụt, đồng thời đẩy mạnh sản xuất vụ chiêm, đảm bảo diện tích cày cấy; ra sức phục hồi ruộng đất hoang, quyết tâm không bỏ ruộng hoang.

Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đẩy mạnh việc chỉ đạo công tác sửa chữa hệ thống đê điều, đưa nước sông Chu dẫn vào hệ thống nông giang để dự trữ nước cho các vụ tiếp theo. Trong ba năm 1955-1957, toàn bộ hệ thống đê điều trong tỉnh đã được

củng cố và tang cường. Đến năm 1957 đã đảm bảo nước tưới cho 92.915ha, tạo điều kiện cho việc khai hoang, phục hóa hơn 10.000 ha ruộng đất.

Ngày 1/1/1956, Tỉnh ủy Thanh Hóa mở cuộc Đại vận động sản xuất và tiết

kiệm. Ngày 15/3/1956, Tỉnh ủy ra nghị quyết về việc tập trung giải quyết cơ bản nạn

đói, xóa bỏ nạn giáp hạt, nâng cao khẩu phần thóc của mỗi người dân một năm, tiến tới có lương thực dự trữ. Trong năm 1956, Đảng bộ tỉnh đã mở 5 lớp huấn luyện kỹ thuật cho 1.936 cán bộ và xã viên, tổ chức phổ biến sâu rộng kinh nghiệm sản xuất của những chiến sĩ sản xuất giỏi, kinh nghiệm gieo mạ thưa, bón phân đúng lúc, đúng cách… Nhờ đó, năm 1957, nông nghiệp Thanh Hóa đã phục hồi và phát triển đa dạng hơn rất nhiều.

Đảng bộ và chính quyền Thanh Hóa chủ trương tập trung củng cố và phát triển mạnh mẽ phong trào tổ đổi công và tập đoàn sản xuất, đồng thời phải coi trọng lãnh đạo chỉ đạo phong trào cải tiến kỹ thuật. Sau ba năm khôi phục kinh tế, nền nông nghiệp Thanh Hóa không chỉ phục hồi nhanh chóng và phát triển đạt vượt mức trước chiến tranh.

Năm 1957, sản lượng lúa vượt 100.000 tấn so với trước chiến tranh. Bình quân lương thực theo đầu người tang nhanh, từ 208kg năm 1954 lên 285kg năm 1957. Các cây trồng khác cũng phát triển vượt bậc… [93, tr. 103-106]. Về chăn nuôi, năm 1956 có 244.928 con trâu bò, năm 1957 đã tăng lên 266.532 con. Việc trồng cây gây rừng cũng được chú trọng. Có gần 3 triệu cây phi lao và hơn 2.625.000 cây nước mặn được trồng mới. Tính riêng năm 1957, bình quân mỗi nhân khẩu ở miền núi đã thu hoạch từ khai thác lâm sản giá trị bằng 72kg thóc. Thanh Hóa đã cung cấp được nhiều gỗ, luồng, tre, nứa… cho nhu cầu kiến thiết và xuất khẩu của đất nước [94, 1-3]. Nghề đánh cá biển cũng được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu lớn cho ngư dân, cung cấp thêm thực phẩm cho nhân dân.

Trong ba năm từ 1955 đến 1957, Thanh Hóa đã phát triển và củng cố 22.000 tổ đổi công và 13 HTX. Số nông hộ vào tổ đổi công đã tăng lên 246.318 hộ, 85% so với số hộ nông dân lao động liên kết làm ăn tập thể theo hình thức vần công, đổi

Có thể nói, trong những năm 1954-1957, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của các cấp bộ Đảng và chính quyền, nhân dân Thanh Hóa đã vượt qua mọi khó khăn để sáng tạo và đạt được nhiều thành quả trong khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp. Phong trào phát triển tổ đổi công, vần công tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, gây tiền đề cho việc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 (Trang 37 - 42)