Cần phát huy tính tích cực của mô hình HTX trong những điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 (Trang 75 - 100)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

3.2.2. Cần phát huy tính tích cực của mô hình HTX trong những điều kiện

lịch sử cụ thể

HTX nông nghiệp Thanh Hóa có vai trò quan trọng trong công cuộc cải tạo XHCN, góp phần xây dựng nông thôn Thanh Hóa cũng như nông thôn miền Bắc vững mạnh. Đó là bước đi tất yếu để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật, từng bước xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về mặt kinh tế bao gồm làm chủ tập thể đối với tư liệu sản xuất, làm chủ lực lượng lao động và làm chủ tập thể trong việc tổ chức quản lý và phân phối. Đây là một cuộc cách mạng to lớn trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong điều kiện hết sức khó khăn khi Hòa Bình vừa lập lại ở miền Bắc đã phải đối mặt với sự xâm lược bành trướng của đế quốc Mỹ.

Phong trào HTX ở Thanh Hóa bắt đầu từ năm 1958 với mục tiêu nhanh chóng đưa sản xuất nhỏ lẻ của người nông dân vào con đường làm ăn tập thể XHCN. Đến năm 1960, phong trào xây dựng HTX nông nghiệp ở Thanh Hóa đã căn bản hoàn thành tạo điều kiện đưa nông nghiệp nông thôn phát triển theo định

hướng XHCN. Đây thực sự là một cuộc cách mạng tấn công vào nghèo nàn lạc hậu, những quan hệ sản xuất lỗi thời, đấu tranh trên mặt trận kinh tế và người nông dân chính là những chiến sỹ tiên phong. HTX đã làm thay đổi căn bản những điểm cơ bản nhất trong xã hội cũ, tạo điều kiện để xây dựng nông thôn mới XHCN. Nó xóa bỏ chế độ chiếm hữu cá thể để xây dựng chế độ làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất chủ yếu, biến lối làm ăn nhỏ lẻ, phân tán tồn tại từ lâu đời tiến dần sang sản xuất lớn XHCN. HTX nông nghiệp đã làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, đời dống nông dân xã viên được đảm bảo. Đó chính là điều kiện tạo ra sự ổn định về mặt chính trị ở nông thôn Thanh Hóa.

Qua quá trình hình thành và phát triển của HTX nông nghiệp ở Thanh Hóa cũng như toàn miền Bắc, chúng ta thấy được sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo cụ thể của Tỉnh ủy Thanh Hóa và sự nỗ lực của các cấp và nhân dân Thanh Hóa trong sản xuất và chiến đấu. HTX nông nghiệp chính là nơi phát huy cao nhất, mạnh nhất nguồn lực con người và tự nhiên trong giai đoạn cách mạng cụ thể. Thông qua phong trào này, càng làm cho chúng ta hiểu thêm truyền thống yêu nước, tinh thần hăng hái tích cực trong lao động, sản xuất của người nông dân. Họ thực sự là những người anh hùng trong sản xuất và chiến đấu, xứng đáng là một biểu tượng sáng ngời của của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

HTX là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao, nó hoạt động như một doanh nghiệp dựa trên các giá trị và nguyên tắc tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong việc giúp các hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc vận động nông dân tham gia vào HTX phải dựa trên tinh thần tự nguyện, không nên gò ép chạy theo phong trào. Để cho họ nhân thấy rằng do sự phát triển tự nhiên của kinh tế và xã hội mà cần phải hợp tác lại và sự hợp tác này đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động. Có như vậy HTX mới phát triển và phát huy được ưu thế của mình.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay của cả nước cũng như ở Thanh Hóa, việc phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế, yếu kém của các HTX sản xuất nông nghiệp là một vấn đề có ý

nghĩa then chốt. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước và từng địa phương cần có những chính sách cụ thể để phát triển mô hình HTX phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển và thực tiễn của địa phương. Điều có ý nghĩa quyết định là phải đa dạng hóa các loại hình HTX, đảm bảo các nguyên tắc xây dựng HTX và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với phong trào HTX. Đối với Thanh Hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cần phải phát huy hơn nữa những tiền đề thuận lợi của mình để đưa nông nghiệp, nông thôn tiến lên một bước mới, đáp ứng yêu cầu ngày một cao của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong việc xây dựng và phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp giai đoạn 1958 – 1960, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Trước hết cần khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng HTX nông nghiệp ở miền Bắc cũng như ở Thanh Hóa giai đoạn 1958-1960 là phù hợp với điều kiện cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, vì mục tiêu chung thống nhất đất nước. HTX nông nghiệp được xây dựng, củng cố và hoạt động có hiệu quả chính là cơ sở để Thanh Hóa góp phần củng cố miền Bắc và làm tròn vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, chi việc tối đa sức người, sức của cho cách mạng miền Nam.

Phong trào hợp tác hóa là một cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất nhằm cải tạo quan hệ sản xuất cũ cá thể sang quan hệ sản xuất mới tập thể. Sau cách mạng ruộng đất, trước tình hình mới, Đảng chủ trương cần phải tiến hành hợp tác hóa nhằm cải tạo chế độ sở hữu, cải tạo quan hệ sản xuất, biến nền kinh tế tư nhân, cá thể thành nền kinh tế tập thể. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, phong trào hợp tác hóa đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng ở nông thôn. Thông qua vận động, tuyên truyền về tính ưu việt của phương thức làm ăn tập thể, về con đường đi lên CNXH đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia các tổ đổi công và HTX.

Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển phong trào hợp tác hóa, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, công tác cải tạo các thành phần kinh tế cá thể thông qua con đường hợp tác hóa được đảng bộ tích cực triển khai, đặc biệt là từ sau nghị quyết 14 và 16 của BCH Trung ương Đảng, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp được đẩy mạnh. Hợp tác hóa nông nghiệp được coi là nhiệm vụ căn bản trong công tác nông thôn. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng phong trào hợp tác hóa, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực giáo dục, vạn động quần chúng nhân dân tham gia vào HTX. Sau 3 năm (1958-1960) công tác cải tạo các thành phần kinh tế cá thể ở Thanh Hóa đã căn bản hoàn thành. Toàn tỉnh đã căn bản hoàn thành

việc xây dựng HTX bậc thấp và đưa một số HTX lên bậc cao. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập dưới hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể.

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, cũng như toàn miền Bắc, Thanh Hóa cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập trong quá trình hợp tác hóa nông nghiệp. Bên cạnh việc vận động quần chúng tham gia vào HTX một cách tự nguyện thì ở một số nơi vẫn diễn ra tình trạng cưỡng ép vào HTX dưới nhiều hình thức khác nhau.

Vấn đề nông cụ sản xuất, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất có tiến bộ nhưng chưa nhiều, trình độ sản xuất tăng chậm, chưa khai thác hết khả năng tiềm tàng trong nông nghiệp, tư tưởng bảo thủ, ngại khó, không tích cự đầu tư vốn và công sức vào sản xuất trong các HTX còn phổ biến. Có nơi đã áp dụng kỹ thuật đạt được hiệu quả bước đầu nhưng không kịp thời rút kinh nghiệm để phát huy hiệu quả. Chăn nuôi gia súc phát triển chậm, sức kéo chưa được đảm bảo, vốn tích lũy của HTX còn quá ít và chưa được sử dụng có hiệu quả, chưa phục vụ cho tái sản xuất mở rộng. Nhiều HTX còn thiếu điều kiện để phát triển sản xuất như công cụ, sân phơi, kho… nên sản xuất có tăng nhưng còn thấp và chưa vững chắc, việc phát triển các ngành nghề còn nhiều khó khắn, thu nhập xã viên có tăng nhưng mức tăng còn thấp, thậm chí có HTX chưa tăng.

Việc quản lý sản xuất, phân phối còn nhiều yếu kém chưa phát huy được hết khả năng tiềm tàng trong nông nghiệp, cơ sở vật chất, kỹ thuật HTX còn thô sơ; trình độ quản lý của cán bộ, đảng viên trong HTX còn yếu, nhiều chi bộ Đảng chưa thực sự thể hiện được vai trò nòng cốt với HTX. Quá trình xây dựng và củng cố HTX chưa thực sự đảm bảo tính dân chủ, nhiều nơi vi phạm nguyên tắc xây dựng HTX; nhận thức của Đảng về HTX còn quá giản đơn. Trong quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp, ở nhiều nơi người nông dân chưa thực sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, số xã viên xin ra HTX còn nhiều, nhất là những lúc phong trào gặp khó khăn. Phong trào hợp tác hóa diễn ra nhanh và mạnh nhưng chưa đều, nhất là ở vùng đồng bào công giáo. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý trong HTX còn thiếu… Ở một số nơi, mô hình làm ăn tập thể đã tỏ rõ

những hạn chế trong quản lý dẫn đến tình trạng ỷ lại, vô trách nhiệm với tài sản chung, năng suất lao động thấp, thậm chí có nơi sản xuất còn thua.

Trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của xã viên còn thấp, cuộc đấu tranh giữa tư tưởng cá thể và tư tưởng tập thể xã hội chủ nghĩa còn diễn biến khá phức tạp. Ý thức của xã viên đối với HTX chưa cao, tư tưởng bảo thủ, ỷ lại trong cải tiến kỹ thuật, ý thức tôn trọng kỷ luật lao động, chấp hành điều lệ HTX, chính sách của nhà nước còn nhiều hạn chế; nhận thức quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa HTX với nhà nước còn nhiều lệch lạc.

Có thể nói, việc đưa nông dân vào HTX chưa xuất phát từ chính nhu cầu thực của người nông dân, mà do yêu cầu từ trên xuống, chưa phải vì mục tiêu kinh tế mà vì mục tiêu chính trị, bởi vậy khi tham gia vào HTX người nông dân chưa thực sự chủ động, tích cực, chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức sản xuất mới dẫn đến ý thức sản xuất và làm chủ tập thể còn kém, chưa hiệu quả.

Xây dựng nền kinh tế tập thể mà nòng cốt là phát triển các HTX ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ manh mún, công cụ sản xuất thô sơ, phương thức canh tác lạc hậu, trình độ nhận thức chưa cao đòi hỏi phải có một thời gian nhất định. Việc phát động phong trào hợp tác hóa xây dựng nền kinh tế tập thể là một quá trình lâu dài không thể nóng vội. Để người nông dân quen với lối sản xuất tập thể đòi hỏi phải có thời gian để họ làm quen, thích nghi với lối sản xuất mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo công tác năm 1954 của Ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, Hồ sơ

số 06, phông Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.

2. Báo cáo tổng kết công tác chỉnh đốn chi bộ 6 xã cải cách ruộng đất ở Liên khu

IV, phông ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương, Đơn vị bảo quản số 265, Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng.

3. Báo cáo ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV về tình hình của Liên khu

IV năm 1953, Hồ sơ số 5, phông ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV,

Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.

4. BCH Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa (1993), Lịch sử phong trào nông dân và

hội nông dân Thanh Hóa 1930-1992, Nxb CTQG, H.

5. BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1958), Dự thảo quyết nghị nhận định tình hình

6 tháng đầu năm và chương trình công tác quý III-1958), HSLT Chi cục Văn

thư Lưu trữ tỉnh Thanh Hóa.

6. BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo Tổng ết phong trào hợp tác hóa

nông nghiệp 6 tháng đầu năm – 1959, HSLT Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

7. BCH Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa (9-2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

(1954-1975), Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

8. BCH Nông hội tỉnh Thanh Hóa, Số 04 BC/NH (29/1/1958), Báo cáo tình hình

đổi công sản xuất tháng 1 năm 1958, HSLT Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

9. BCH Nông hội tỉnh Thanh Hóa, dự thảo Báo cáo về tình hình đổi công và hợp

tác xã sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1958 , HSLT Văn phòng Tỉnh

ủy Thanh Hóa.

10. BCH Nông hội tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo Quá trình phát triển và nguyên nhân biến đổi trong phong trào đổi công hợp tác xã Quảng hê, huyện Quảng

Xương, HSLT Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

11. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, Ban Công tác nông thôn, Số 4/NT/TH, Tình

12. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, Số 71 CT/TU, hỉ thị (v v Đẩy mạnh hơn nữa phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nhằm tiến lên hoàn thành căn bản, toàn diện và vững chắc, tạo điều iện cho việc thực hiện ế hoạch 5 năm lần thứ

nhất 1961-1965), HSLT Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

13. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, ự thảo Nhiệm vụ ế hoạch năm 1960 của

tỉnh Thanh Hóa (Trình tỉnh ủy, UBH và Hội đồng nhân dân x t duyệt, HSLT

Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

14. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, Báo cáo tình hình phong trào hợp tác hóa

trong tỉnh (1959 , HSLT Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

15. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, số 23, CT/TU (21/5/1959), hỉ thị bổ sung chỉ thị 15 về tăng cường lãnh đạo, củng cố và phát triển phong trào hợp tác

hóa nông nghiệp, HSLT Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

16. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, số 29 Qn/TU (9/1959), Quyết nghị hợp tác

hóa nông nghiệp toàn tỉnh từ ngày 10 đến ngày 13 8 1959, HSLT Văn phòng

Tỉnh ủy Thanh Hóa.

17. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, Số 684 TC/NN (13/2/1959), Ban giải thích

chính sách thuế nông nghiệp đối với hợp tác xã, HSLT Văn phòng Tỉnh ủy

Thanh Hóa.

18. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa (10/10/1958), ế hoạch và thời gian phát

động thực hiện vụ chiêm vượt bực năm 1959, HSLT Văn phòng Tỉnh ủy

Thanh Hóa.

19. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, Ban Công tác nông thôn, Số 8 KH/NT, ế hoạch v v tổ chưc, phát triển, củng cố phong trào đổi công, hợp tác xã trước gặt

m a và làm vụ chiêm vượt bậc – 1958), HSLT Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

20. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, số 01 NQ/TU (17/1/1959), Nghị quyết Nhận định phong trào hợp tác hóa ở nông thôn và những chủ trương công tác để

đẩy mạnh phong trào tiến lên, HSLT Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa.

21. BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa, Số 23 NQ/TU (30/7/1959), Nghị quyết Hội

22. BCH Đảng bộ huyện Nga Sơn (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Nga Sơn, Tập I (1945-1975), Nxb CTQG, H.

23. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Thanh Hóa (1980), Thanh Hóa học tập

và làm theo lời Bác Hồ dạy, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

24. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1998), Niên biểu lịch sử

Thanh Hóa (từ nguyên thủy đến 1975, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 (Trang 75 - 100)