Từ tư duy từng bước đến tiến nhanh sang con đường hợp tác hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 (Trang 67 - 70)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.1. Một số nhận xét chung

3.1.1. Từ tư duy từng bước đến tiến nhanh sang con đường hợp tác hóa

trong nông nghiệp

Đi lên CNXH được xác định là phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đến Đại hội Đảng lần thứ II (1951), mô hình đi lên CNXH ở Việt Nam mới được Trung ương Đảng bàn luận chi tiết. Trung ương Đảng đã xác định, để đi lên CNXH cách mạng Việt Nam phải trải qua ba giai đoạn cách mạng, ở mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trọng tâm nhất định. Giai đoạn đầu, nhiệm vụ trọng tâm là giải phóng dân tộc, giai đoạn thứ hai là thực hiện cách mạng ruộng đất, và giai đoạn thứ ba là phát triển kinh tế nhà nước và tập thể hóa nông nghiệp, gây dựng đủ mọi điều kiện để đưa nước ta đi lên CNXH. Tuy nhiên, thời kỳ này Trung ương Đảng nhận định việc thực hiên tập thể hóa phải được tiến hành dần dần và từng bước, trong thời kỳ cải tạo XHCN nền kinh tế vẫn là kinh tế dân chủ nhân dân với nhiều thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế HTX, kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân và bộ phận kinh tế tư bản nhà nước. Đảng không chủ trương đánh đổ kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế cá thể.

Trong những năm 1951-1957, Trung ương Đảng đã nhiều lần chỉ rõ đường lối củng cố miền Bắc là củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc đến CNXH. Con đường của nông thôn từ sau cải cách ruộng đất đến lúc thực hiện nông nghiệp xã hội chủ nghĩa là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp. Phải đi dần từng bước, không thể nóng vội.

Như vậy, cho đến trước Hội nghị 14 (11/1958), tư duy của Đảng về con đường đi lên CNXH của nước ta là một con đường cách mạng lâu dài, phải tiến hành từng bước một. Việc xây dựng nền kinh tế tập thể phải được tiến hành dần dần từ tổ đổi công, vần công chuyển sang xây dựng hợp tác xã. Trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, bên cạnh việc phát triển kinh té nhà nước và kinh tế

Với tư duy đó, những năm 1955 – 1957 trong hoàn cảnh trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém, việc phát huy vai trò của hộ gia đình nông dân và hình thức hiệp tác lao động giản đơn giữa các hộ nông dân là phù hợp và có hiệu quả. Năm 1957, giá trị tổng sản lượng lúa ở miền Bắc đạt 3.947.000 tấn, vượt sản lượng lúa nam 1939. Trong năm 1955 – 1957, 85% diện tích đất bỏ hoang vì chiến tranh ở miền Bắc được khôi phục, số lượng đàn trâu bò tăng lên. Một tiềm năng mới được khai phóng, một thế làm ăn mới được mở ra.

Đến Tháng 11/1958, trong Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chủ tưởng cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh. Hợp tác hóa là yêu cầu phát triển khách quan của nông nghiệp và nông dân, là một nhiệm vụ kinh tế và chính trị căn bản của Đảng ta trong cuộc cách mạng XHCN.

Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (mở rộng) của BCH Trung ương khóa II (tháng 4-1959) đã khẳng định: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc một mặt phải ra sức phát triển nền kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, mặt khác phải tích cực cải tạo các thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa tư doanh, đem chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thay cho chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trung ương Đảng cũng khẳng định hợp tác hóa nông nghiệp là cái khâu chính trong toàn bộ sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất tổ quốc.

Từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (khóa II), khái niệm hợp tác hóa được gắn liền với CNXH, được coi là mô hình tất yếu phù hợp với bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó đánh dấu một bước chuyển biến lớn về tư duy cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng. Từ việc xác định dần dần làm cho nông dân tự nguyện, tự giác đi vào con đường làm ăn tập thể chuyển sang tích cực cải tạo các thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa tư doanh, đem chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể dần thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Trong điều kiện đất nước bị chia cắt và sự xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó có Thanh Hóa đòi hỏi sự lãnh đạo linh hoạt của Trung ương Đảng. Việc đẩy nhanh quá trình hợp tác

hóa cũng chính là đẩy nhanh cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh, hợp tác xã cũng đã chứng minh được vai trò của nó, góp phần vào thắng lợi của cả dân tộc. Tuy nhiên mô hình hợp tác xã sau chiến tranh vẫn còn tiếp tục được phát triển thì những điểm hạn chế của nó ngày càng bộc lộ, làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Việc tập hợp người lao động trong các hợp tác xã không phát huy được những điểm mạnh, không thúc đẩy hiệu quả kinh tế mà còn gây nên sự trì trệ, kém phát triển.

Xuất phát từ nhận thức muốn đưa miền Bắc tiến lên CNXH, biến nước Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến, đưa nền kinh tế Việt Nam vốn chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến thẳng lên nền kinh tế dựa trên chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể nhất định phải thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và thương nghiệp nhỏ. Trong đó cải tạo nông nghiệp là khâu chính trong toàn bộ sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và con đường duy nhất đúng đắn là thực hiện hợp tác hóa. Hợp tác hóa đã trở thành nhiệm vụ căn bản trong công cuộc cải tạo XHCN, là bước đi tất yếu mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh cách mạng kỹ thuật để xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về mặt kinh tế. Cuộc vận động thành lập các HTX đã trở thành một phong trào mạnh mẽ, rộng lớn.

Trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, việc kết hợp cả hai con đường chống Mỹ ở miền Nam và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, việc đẩy nhanh quá trình hợp tác hóa là phù hợp với điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, sau chiến tranh, Đảng vẫn giữ những chủ trương xây dựng nông thôn qua con đường hợp tác hóa, chứng tỏ đây là tư duy của Đảng ngay từ đầu. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không nhất thiết chỉ có tập thể hóa và hợp tác xã, sau này khi hợp tác xã bộc lộ nhiều hạn chế trong nền kinh tế đất nước, Trung ương Đảng đã có những chủ trương, đường lối phù hợp hơn để phát huy tính tích cực của hợp tác xã đồng thời đi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 (Trang 67 - 70)