Xây dựng HTX phải tôn trọng quy luật hình thành của xã hội mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 (Trang 73 - 75)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

3.2.1. Xây dựng HTX phải tôn trọng quy luật hình thành của xã hội mới

Trên thế giới, mô hình tập thể hóa là sản phẩm phổ biến đã tồn tại dai dẳng trong một nửa thế kỷ ở tất cả các nước đi theo CNXH. Mô hình này nảy sinh từ quan niệm đơn giản về cái gọi là quan hệ sản xuất đi trước mở đường cho sự phát triển sức sản xuất. Do không nắm vững mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, không xuất phát từ thực tiễn của nền nông nghiệp Việt Nam, lại bị căn bệnh giáo điều, rập khuôn chi phối nên đã tìm mọi cách để thực hiện hợp tác hóa – tập thể hóa.

Xây dựng nền kinh tế tập thể mà nòng cốt là phát triển các HTX ở Việt nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, công cụ sản xuất thô sơ, phương pháp canh tác lạc hậu, trình độ nhận thức còn chưa cao đòi hỏi cần phải có một thời gian nhất định. Đó là một qúa trình lâu dài để từng bước cải tạo quan hệ sản xuất chuyển dần từ quan hệ sản xuất lạc hậu sang quan hệ sản xuất tiên tiến, từ một nền kinh tế lạc hậu sang một nền kinh tế hiện đại, từ nền sản xuất nhỏ với sở hữu cá thể là chủ yếu sang nền sản xuất lớn với sở hữu chủ yếu là nhà nước và tập thể. Cần phải có thời gian và điều kiện để người nông dân Việt Nam vốn đang quen với lối sản xuất nhỏ lẻ dần quen với lối sản xuất tập thể đòi hỏi sự nghiêm túc và khoa học.

Sau cải cách ruộng đất, với nhận thức giản đơn về tập thể hóa, con đường đi lên CNXH cho rằng phát triển quan hệ sản xuất đi trước mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ trong một thời gian ngắn, quan hệ sản xuất đã thay đổi từ nền kinh tế cá thể chuyển sang kinh tế tập thể. Đến cuối năm 1960, sự nghiệp cải tạo quan hệ sản xuất đã căn bản hoàn thành. Nền kinh tế cơ bản chỉ còn hai hình thức là quốc doanh và tập thể. Với việc chuyển HTX nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao, tàn dư cuối cùng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã bị xóa bỏ. HTX nông nghiệp bậc cao là tổ chức kinh tế mang tính chất hoàn toàn XHCN nhưng ý thức tư hữu vẫn còn tồn tại, dẫn đến hậu quả là xây dựng một quan hệ sản xuất mới trên nền tảng lực lượng sản xuất lạc hậu, dẫn đến tình trạng nông dân bỡ ngỡ, chưa

nặng nề, làm cho họ mất đi tính tự giác, tích cực trong các HTX. Nhiều HTX, nhiều cá nhân năng suất lao động không bằng với khi còn làm ăn cá thể.

Phương thức làm ăn tập thể với cách tổ chức và quản lý được mô phỏng theo kiểu công nghiệp đã chia cắt quá trình sản xuất nông nghiệp ra thành các công đoạn, người lao động tách rời khỏi kết quả sản xuất cuối cùng. Điều này dẫn đến tâm lý làm đủ công mà không cần quan tâm tới kết quả cuối cùng, hiệu quả kinh tế không cao. Người nông dân trước đây là chủ nhân của mảnh ruộng thì nay họ trở thành công nhân trên chính mảnh ruộng của mình. HTX từ chỗ là hình thức kinh tế ưu việt trở thành bộ máy cồng kềnh, quan liêu hạn chế sức phát triển của nền kinh tế.

Trong quá trình xây dựng kinh tế tập thể không thể vội vã xóa bỏ các hình thức kinh tế cá thể mà cần phải phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần trong một thời gian dài. Để đi lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ phải trải qua thời kỳ quá độ, đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhằm xây dựng một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Tại Đại hội II của Đảng đã xác định nền kinh tế của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH là kinh tế dân chủ nhân dân. Kinh tế dân chủ nhân dân gồm có những bộ phận: bộ phận kinh tế nhà nước gồm những xí nghiệp do Nhà nước kinh doanh; bộ phận HTX gồm những tổ chức kinh tế do HTX kinh doanh; bộ phận kinh tế nhỏ tức kinh tế của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ; bộ phận kinh tế tư bản tư nhân gồm những xí nghiệp của tư sản dân tộc. Ngoài ra còn bộ phận tư bản nhà nước gồm những xí nghiệp do tư bản tư nhân chung vốn với Nhà nước kinh doanh, hoặc các xí nghiệp và tài nguyên của Nhà nước nhượng cho tư nhân kinh doanh có điều kiện [43, tr. 106].

Chúng ta thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, ôm đồm quá là dễ sinh ra quan liêu, lãng phí, tham ô, hỏng việc. Trái lại khuyến khích các nhà công thương bỏ vốn mở mang kinh doanh sản xuất dưới sự lãnh đạo của Nhà nước là có lợi. Chính sách đối với công thương nghiệp tư nhân hiện nay cần rộng rãi, mềm dẻo, nhịp độ điều chỉnh phải nhẹ nhàng và hình thức phải phong phú. Đối với thợ thủ công và người buôn bán nhỏ, về mặt chính trị cũng như về mặt kinh tế, cần có sự đối đãi thích đáng vì họ là quần chúng cơ bản của chúng ta [46, tr. 698-699].

Do xuất phát từ nhận thức muốn xóa bỏ tận hốc chế độ bóc lột, chặn đứng con đường phát triển tự phát của CNTB ở nông thôn, Đảng chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tiểu thương, kinh tế tư nhân. Việc xây dựng kinh tế tập thể hóa, xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân đã làm hạn chế khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là điểm xuất phát thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến. Điều đó có nghĩa là trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp kém nên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn còn phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không những không cần xóa bỏ mà còn cần được tạo điều kiện để phát triển. Nó là một hình thức sở hữu cơ bản trong thời kỳ quá độ và nền kinh tế cơ bản trong thời kỳ này vẫn là kinh tế nhiều thành phần, đây là sự tồn tại khách quan và lâu dài, có lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng và tính hiệu quả về kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 (Trang 73 - 75)