6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.4. Bài học kinh nghiệm
2.4.1. Mối liên hệ giữa kiến thức, kỹ năng và giá trị trong quá trình can thiệp
Quá trình thực hành CTXH - can thiệp với một đối tƣợng cụ thể đƣợc xác định là một quá trình vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, giá trị, vai trò... của riêng ngành CTXH cũng nhƣ của các ngành khác để đạt đƣợc mục tiêu can thiệp đề ra.
Khi can thiệp, NVCTXH phải có một nền tảng kiến thức xung quanh vấn đề mà mình can thiệp. Từ đó, NVXH mới có thể hiểu đúng, phân tích và nhìn nhận đúng vấn đề ở khía cạnh bản chất, sâu sắc chứ không phải là sự nhìn nhận hời hợt. Không đánh giá đúng bản chất vấn đề thì can thiệp có thể thất bại, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của TC.
Có kiến thức thì cần phải có kỹ năng để thực hành, để tác nghiệp - các kỹ năng cũng chính là một dạng kiến thức thu đƣợc từ sách vở, từ cuộc sống...Kỹ năng tốt, sử dụng kỹ năng linh hoạt thì can thiệp mới có thể thành công. Trƣớc mỗi vấn đề, trƣớc mỗi giai đoạn, tình huống phát sinh cũng cần kỹ năng ứng phó khác nhau.
Trong quá trình can thiệp, NVXH vận dụng kiến thức, sử dụng kỹ năng nhƣng phải luôn đảm bảo các giá trị - đó là: Giá trị xã hội, giá trị nghề nghiệp, giá trị của tổ chức, giá trị của TC và giá trị cá nhân của chính NVXH - trong đó con ngƣời đƣợc coi là giá trị cao nhất. Bởi vì nếu không đảm bảo đƣợc các giá trị đó là can thiệp trở nên lệch lạc, có khi thành vi phạm, đi sai tôn chỉ mục đích của ngành hoặc sai mục đích can thiệp.
Đối với TC là PN bị BLGĐ mà NVXH là nữ can thiệp toàn bộ quá trình phải luôn kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng và giá trị của chính NVXH để trợ giúp cho TC.
Các kiến thức mà NVXH vận dụng là những kiến thức về giới, gia đình, hành vi, luật pháp, văn hóa, đạo đức...Các kỹ năng đƣợc sử dụng nhƣ quan sát, lắng nghe, tham vấn, thiết lập mối quan hệ...trong khi can thiệp, NVXH luôn đặt TC là trọng tâm, giúp TC thay đổi là về nhận thức, hành vi, chức năng...luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Chẳng hạn, khi tìm hiểu về TC, trƣớc hết NVXH cần thiết lập đƣợc mối quan hệ với TC, mối quan hệ phải có sự tin tƣởng, đồng cảm;
sau khi thiết lập đƣợc mối quan hệ, để tìm hiểu vấn đề của TC, NVXH đã có quan sát, lắng nghe TC, dùng kiến thức về gia đình (giai đoạn phát triển của gia đình, mâu thuẫn...) để lý giải, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề mà TC gặp phải...
Nhƣ vậy, kiến thức, kỹ năng và giá trị không tách rời nhau trong thực hành CTXH, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 thành phần này là yếu tố quan trọng quyết định can thiệp trợ giúp TC có thành công hay không và mức độ thành công nhƣ thế nào.
2.4.2. Những kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng trong thực hành Công tác xã hội
Trƣớc hết hãy kết bạn với TC, luôn coi TC là một ngƣời bạn và làm sao để TC cũng coi mình nhƣ 1 ngƣời bạn.
Tạo đƣợc niềm tin nơi TC cũng nhƣ gia đình là yếu tố bƣớc đầu để quyết định trị liệu có thành công hay không.
Trong điều kiện CTXH ở nƣớc ta chƣa thực sự phát triển, chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến và hiểu rõ thì sẽ không có nhiều trƣờng hợp đến văn phòng để tìm sự trợ giúp của NVXH, hay nói cách khác ở thời điểm này các NVXH là ngƣời chủ động tìm đến với TC. Do đó, việc tiếp cận ban đầu, hãy trò chuyện, trao đổi một cách tự nhiên nhất trong bối cảnh gần gũi, đời thƣờng nhất với TC để họ có sự thoải mái. Chẳng hạn với H, thời gian không làm việc ở trƣờng rất ít, không thể “bắt” cô ngồi 1 chỗ để chúng ta tìm hiểu, can thiệp mà NVXH đã tận dụng thời gian cô vừa dọn dẹp, vừa trông con, nấu ăn hoặc cho con ăn để cùng làm cùng nói chuyện. Tuy nhiên, có những chuyện riêng tƣ thì cần tìm thời điểm thích hợp để trao đổi, chẳng hạn nhƣ khi chồng, mẹ chồng cô đi vắng, khi đứa bé ngủ....
TC tự quyết và sự tham gia của TC trong quá trình can thiệp là đặc biệt quan trọng. TC có quyết định, có tham gia thì họ mới chấp nhận sự trợ giúp của chúng ta, chính bản thân họ mới là ngƣời hiểu rõ nhất họ cần gì (có thể do vấn đề tác động nên ban đầu nhiều TC còn chƣa nhận ra vấn đề của mình). Do đó, NVXH mới cần thể hiện vai trò là ngƣời giáo dục, là cầu nối, tạo điều kiện... để
họ tự hiểu chính mình. Họ có tham gia vào can thiệp - tức là có sự trải nghiệm thì họ mới tự rút ra đƣợc kinh nghiệm cho mình. Với TC đề cập trong đề tài này, mặc dù chị không hiểu thế nào là BL giới, không hiểu nguyên do và hậu quả của nó nhƣng chị vẫn một mực không muốn mọi ngƣời biết chị thƣờng xuyên bị chồng chửi mắng. Vì vậy, nếu NVXH không hiểu điều này mà can thiệp bằng cách đƣa chị vào hoạt động nhóm đồng cảnh để trợ giúp thì H sẽ không chấp nhận.
Các mối quan hệ của TC là một công cụ quan trọng nên cần nắm bắt và tận dụng các mối quan hệ sẵn có của TC hoặc xây dựng kết nối để tạo mối quan hệ mới trợ giúp cho TC. Bởi, nếu chỉ một mình NVXH tác động đến TC thì sẽ không hiệu quả bằng việc tác động thông qua các mối quan hệ khác.
Vừa khai thác thông tin nhƣng cũng vừa cung cấp thông tin - đây là quá trình trao đổi 2 chiều, không nên chỉ hỏi để TC trả lời mà cần cung cấp nhƣng thông tin về chính NVXH để NVXH và TC hiểu nhau hơn, cung cấp những thông tin xung quanh vấn đề của TC để họ hiểu hơn về vấn đề của mình. Với H, chị không hiểu về bình đẳng giới, BLGĐ, lại hạn chế trong việc tiếp cận thông tin nên với vai trò là ngƣời giáo dục, NVXH đã giúp chị có thêm hiểu biết về vấn đề của chính mình.
Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận mọi điều mình nói mình làm, sau buổi tiếp xúc làm việc với TC hoặc cá nhân khác phải xem xét lại quá trình mình đã làm xem có gì sai sót, cái gì còn thiếu, đạt đƣợc gì, cần gì và tiếp theo nên làm gì.
Hết sức linh hoạt khi sử dụng các kỹ năng.
Không nhất thiết tuân thủ theo đúng trình tự 7 bƣớc từ 1 đến 7 trong thực hành CTXH, bởi vì ở bƣớc này ta có thể kết hợp toàn bộ hoặc 1 phần của bƣớc khác. Chẳng hạn trong khi tiếp cận TC ta có thể vừa thu thập thông tin, vừa tham vấn cho TC.
Quá trình can thiệp với TC cũng là quá trình kết hợp giữa các vai trò, chức năng của CTXH.
Tiểu kết chƣơng 2
Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của cả dân tộc và thời đại. Do đó, để trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải là một ngƣời có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, hiểu biết về các vấn đề xã hội, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, phòng chông bạo lực gia đình.
Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các lý thuyết vào thực tế để thực hiện các tiến trình giải quyết cho thân chủ. Vận dụng khéo léo các kỹ năng nhƣ giao tiếp, lắng nghe, phản hồi, bảo vệ thân chủ...vào trong tiến trình can thiệp để có đƣợc kết quả. Không những thế cần phải nắm chắc đƣợc tâm lý, nhu cầu của phụ nữ để giải quyết vấn đề cho thân chủ.
ẾT LUẬN VÀ UYẾN N Ị Kết luận
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt tạo điều kiện cho gia đình phát triển tốt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn tồn tại, có tác động tiêu cực tới sự phát triển của xã hội. Và dù ở khía cạnh nào thì Bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn là hiện tƣợng xã hội không thể chấp nhận trong xã hội của chúng ta và càng không thể chấp nhận đƣợc trong thời đại văn minh của con ngƣời.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ diễn ra với hình thức muôn màu muôn vẻ. Đó có thể là bạo lực thể chất hay tinh thần; bạo lực kinh tế hay bạo lực tình dục... Đằng sau những tệ nạn xã hội đó có thể là những lý do sâu xa nhƣ trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật hay tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ còn qua nặng nề... Mà bản thân những ngƣời trong cuộc cũng chƣa nhận thức đúng đƣợc.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trƣớc hết là vi phạm nghiêm trọng tới quyền con ngƣời, đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân; làm hạn chế việc xây dựng một xã hội bền vững của gia đình Việt Nam. Hơn nữa Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sự phát triển nhân cách của trẻ em và trạng thái tâm lý của phụ nữ, Nguy hai hơn nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực đã đƣợc một số ngƣời trong xã hội, cả phụ nữ có cái nhìn bình thƣờng hóa, ngƣời phụ nữ đã chấp nhận bạo lực và phải giữ im lặng về những điều mà họ đang phải hứng chịu. Đây thật sự là một vấn đề xã hội cần đƣợc nhìn nhận đúng bản chất của nó. Những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình đang phải chịu những ảnh hƣởng về sức khỏe, tinh thần họ cũng không tránh khỏi những khủng hoảng về tâm lý vì vậy hơn ai hết họ rất cần tới sự hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội. Nếu hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội tốt sẽ giúp các nạn nhân ổn định đƣợc tâm lý nhìn nhận ra vấn đề của mình và sớm tự mình vƣợt qua
đƣợc những khó khăn mình đang trải qua và hòa nhập với cộng đồng một cách nhanh nhất.
Khuyết nghị
1. Để ngày càng giảm thiểu phụ nữ bị bạo lực gia đình vì định kiến giới, bên cạnh sự nhiệt huyết và năng động của nhân viên công tác xã hội, cả cộng đồng cần phải nhận thức đƣợc rằng, đây là vấn đề xã hội cần đƣợc quan tâm, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể. Mỗi ngƣời phải hành động tích cực, coi bạo hành gia đình nói chung và đối với phụ nữ nói riêng là vấn đề chung của toàn xã hội.
2. Tuy Luật Bình đẳng giới đã đi vào cuộc sống nhiều năm, nhƣng khi đƣợc hỏi một bộ phận ngƣời dân vẫn chƣa từng nghe đến. Đề nghị các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh phải tăng cƣờng triển khai tổ chức các lớp tập huấn, mở các chiến dịch truyền thông, thành lập các Câu lạc bộ, nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực, ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới. Đồng thời xây dựng các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, vận động các cá nhân, tập thể, mà trƣớc hết là cán bộ có uy tín ở cấp xã, phƣờng, thôn, tổ dân phố, các đoàn thể ở cộng đồng dân cƣ nơi mình ở cùng vào cuộc. Bố trí và thông báo rộng rãi về nơi tạm lánh, cơ sở hỗ trợ, tƣ vấn và điều trị cho nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới tại địa phƣơng.
3. Nhân viên CTXH cần phải luôn luôn ý thức đƣợc trách nhiệm của mình tích cực học tập nâng cao năng lực và trau dồi kiến thức đặc biệt là kiến thức về CTXH khi làm việc với ngƣời những nạn nhân là phụ nữ bị bạo lực từ tƣ tƣởng định kiến giới, vì thƣờng ngƣời dân ở những địa phƣơng này có những quan niệm lạc hậu, rất khó thay đổi.
4. BLGĐ vốn đƣợc coi là vấn đề tế nhị, không dễ nói ra nên khi tiếp cận làm việc với TC cũng nhƣ các đối tƣợng liên quan cần lƣu ý khi sử dụng thuật ngữ này. Chẳng hạn khi tiếp cận với hàng xóm, ngƣời quen nên tránh việc đề cập thẳng đến vấn đề BLGĐ của TC mà nên điều tra/can thiệp dƣới hình thức 1 nghiên cứu khác.
5. PN là những ngƣời chịu nhiều thiệt thòi khi phải sống xa gia đình, ngƣời ruột thịt, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần, họ không đƣợc ngƣời thân hỗ trợ, bao bọc, cùng với việc làm bận rộn, thời gian hạn chế nên việc hỗ trợ họ về tinh thần là đặc biệt quan trọng.
6. Việc xây dựng các mối quan hệ để trợ giúp cho PN bị BLGĐ là rất cần thiết, khi ấy họ sẽ cảm thấy đƣợc sẻ chia, đƣợc an ủi hay cảm thấy an toàn hơn. Bởi vậy nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở hay tổ nữ công trong các cơ quan, đơn vị và những kiến thức, hiểu biết cho PN về hôn nhân, gia đình, phòng chống BLGĐ cũng là vấn đề rất quan trọng.
7. Từ thực tiễn can thiệp, tôi đề xuất một số giải pháp chung trong việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình nhƣ sau:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cộng đồng và PN về gia đình, BLGĐ và PCBLGĐ thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục.
- Tổ chức hoạt động truyền thông, giáo dục về các vấn đề: Các quyền của con ngƣời, quyền của PN, giới, BĐG, sức khoẻ sinh sản, BLGĐ. Từ đó giúp thay đổi nhận thức của ngƣời dân nói chung, của các NCN nói riêng về BLGĐ.
- Các hình thức truyền thông: Truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về PCBLGĐ; tổ chức các câu lạc bộ, thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt văn hoá - văn nghệ; phát tờ rơi; tổ chức triển lãm...
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các cán bộ chính quyền, đoàn thể ở địa phƣơng, lãnh đạo công ty, doanh nghiệp...
- Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức có thể thực hiện bằng biện pháp: Lồng ghép các nội dung giáo dục về BĐG, BLGĐ trong nhà trƣờng; Lồng ghép chính sách về PCBLGĐ với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế...
Giải pháp 2: Xây dựng và nâng cao kĩ năng ứng phó với BLGĐ cho cộng đồng nói chung và PN nói riêng
- Giáo dục, nâng cao kĩ năng sống cho thanh thiếu niên cũng nhƣ các cặp vợ chồng để có cách ứng xử phù hợp trong gia đình.
- Bồi dƣỡng cho các em trai/nam giới về các kĩ năng giải quyết xung đột không BL.
- Bồi dƣỡng cho PN về các kĩ năng đối phó khi BL xảy ra, nhƣ: tìm đến hoặc gọi ngay tới một địa chỉ tin cậy, thoả thuận trƣớc các “ám hiệu” khi có BL để hàng xóm tới ứng cứu...
- Tạo điều kiện cho PN có nguy cơ bị BLGĐ tự xây dựng kĩ năng ứng phó qua các hoạt động trải nghiệm.
- Cung cấp các địa chỉ hỗ trợ, các đƣờng dây nóng…để nạn nhân tìm sự trợ giúp khi cần thiết.
- Trang bị các kĩ năng làm việc cho các tổ chức, chính quyền, đoàn thể trong công tác PCBLGĐ, đặc biệt là cho các cán bộ phụ trách lĩnh vực này: kĩ năng can thiệp, kĩ năng phòng ngừa, kĩ năng hỗ trợ nạn nhân, kĩ năng làm việc với thủ phạm gây ra BLGĐ...
Giải pháp 3: Xây dựng mạng lưới hoạt động có sự thống nhất ở các cấp chính quyền đến các tổ chức và nhân dân
- Xây dựng các mô hình PCBLGĐ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ phổ biến ở các địa phƣơng.
- Xây dựng các đƣờng dây tƣ vấn.
- Thành lập Ban PCBLGĐ tại cộng đồng hoặc tại doanh nghiệp. Các thành viên phải là những ngƣời có trách nhiệm, có tâm huyết trong công tác