Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 33)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Lý thuyết trong công tác xã hội là những lý thuyết liên quan trực tiếp đến con ngƣời và xã hội của con ngƣời. Vì vậy, nó bắt nguồn từ nhiều dòng chảy khác nhau từ Triết học, Nhân học, Sinh học, Y học, Xã hội học, Tâm lý học, Luật học... Quá trình phát triển, công tác xã hội cũng có những lý thuyết riêng của nó và cũng góp phần vào những lý thuyết của các ngành khoa học khác, làm phong phú thêm kho tàng tri thức của khoa học về con ngƣời. Ngoài những kỹ năng làm việc mềm dẻo, linh hoạt, nhân viên công tác xã hội áp dụng lý thuyết phù hợp với từng cá nhân, nhóm, cộng đồng để trợ giúp họ giải quyết các vấn đề.

Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow

Là con ngƣời xã hội, mỗi ngƣời đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con ngƣời thƣờng rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu con ngƣời phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ.

Đại diện tiêu biểu của thuyết nhu cầu là Abraham Harold Maslow, nhà tâm lý học Mỹ. Ông đã sáng lập ra thuyết nhu cầu (Tháp nhu cầu) - Thứ bậc nhu cầu, khẳng định việc thực hiện nhu cầu tự nhiên của con ngƣời. Theo Maslow, về căn bản nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia làm hai nhóm chính: Nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao.

+ Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con ngƣời nhƣ mong muốn có đủ thức ăn, nƣớc uống, đƣợc ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt.

+ Các nhu cầu cao hơn (gọi là nhu cầu bậc cao). Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần nhƣ sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng và đƣợc thể hiện bản thân...

Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó những nhu cầu của con ngƣời đƣợc liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía dƣới đáy tháp phải đƣợc thỏa mãn trƣớc khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn đƣợc thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dƣới (phía đáy tháp) đã đƣợc đáp ứng đầy đủ.

5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:

- Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý"

(physiolgical) - thức ăn, nƣớc uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.

- Tầng thứ hai: Nhu cầu về an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản đƣợc đảm bảo.

- Tầng thứ ba: Nhu cầu đƣợc giao lƣu tình cảm và đƣợc trực thuộc

(love/belonging) - muốn đƣợc trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia

đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

- Tầng thứ tƣ: Nhu cầu đƣợc quý trọng, kính mến (esteem)- cần có cảm giác đƣợc ngƣời khác quý mến, nể trọng, đƣợc tin tƣởng.

- Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) -

muốn sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, đƣợc công nhận là thành đạt. [29, tr 83 - 86]

Lý thuyết sinh thái học

Tiếp cận dựa trên sinh thái học là một trong những tiếp cận truyền thống khi nghiên cứu về văn hoá của cá nhân, nhóm, cộng đồng công tác xã hội. Đây là một khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các cơ thể sống với môi trƣờng tự nhiên của chúng. Ở đây môi trƣờng tự nhiên khách quan có ảnh hƣởng sâu tới các chế độ xã hội và tƣ tƣởng của con ngƣời. Những ngƣời theo thuyết sinh thái học văn hoá cho rằng, kiểu văn hoá của mỗi tộc ngƣời đƣợc tạo ra là do sự quy định của những nguồn tài nguyên và những giới hạn của môi trƣờng xung quanh, kể cả những thay đổi trong môi trƣờng đó. Điều đó có nghĩa khác biệt trong cách tổ chức xã hội và văn hoá là kết quả của sự thích nghi với các điều kiện vật chất và sinh thái bao quanh. Ở đây “kiểu văn hoá” đóng vai trò căn bản đƣợc hiểu nhƣ một tập hợp những nét khác biệt cho một lối sống do kết quả thích nghi với môi trƣờng xung quanh và tạo nên hạt nhân của văn hoá – cái gắn liền với các hoạt động tạo ra phƣơng tiện tồn tại, các thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo…. Nếu môi trƣờng tự nhiên có ảnh hƣởng đến các hoạt động kinh tế và tổ chức nhƣ thế nào thì việc giao tiếp ngôn ngữ, tâm hồn, tính cách, tƣ duy, ẩm thực và tƣơng tác xã hội cũng có tác động nhƣ vậy, thậm chí còn nhiều hơn và rõ ràng hơn.

Nhƣ vậy hƣớng tiếp cận sinh thái học văn hoá đòi hỏi khi nghiên cứu phải đào sâu tìm hiểu nội dung, đặc điểm cùng với những hệ quả tinh thần – xã hội của

một văn hoá nào đó ở môi trƣờng tự nhiên đã hình thành nên chúng, nhất là trong công tác xã hội. Bất cứ một can thiệp hay giúp đỡ cho dù là một cá nhân hay tổ chức xã hội nào thì trƣớc hết phải tìm hiểu môi trƣờng sống của cá nhân hay tổ chức xã hội đó. Các hệ thống môi trƣờng ở đây là hệ thống mở, các hệ thống có liên hệ chặt chẽ với nhau. Một hệ thống này bao gồm những phần từ nhỏ hơn nhƣng nó có khi lại thuộc một hệ thống lớn hơn. Chẳng hạn: Gia đình bao gồm nhiều thành viên: cha mẹ, con cái gọi là gia đình hạt nhân. Nhƣng gia đình con này lại nằm trong trong một gia đình lớn hơn còn gọi là gia đình mở rộng.

Theo thuyết này, tất cả các vấn đề của con ngƣời phải đƣợc nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không đƣợc nhìn nhận một cách độc lập, riêng lẻ. Nói cách khác, trong hoàn cảnh sống mỗi ngƣời đều có những hành động và phản ứng làm ảnh hƣởng lẫn nhau. Một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân, một nhóm đếu có ảnh hƣởng ít nhiều tới những yếu tố xung quanh. Vì thế trong các hoạt động công tác xã hội, việc giúp đỡ, hỗ trợ một cá nhân, một nhóm, gia đình, cộng đồng, xã hội… cần phải đƣợc xem trên nhiều phƣơng diện, nhiều mức độ khác nhau.

Lý thuyết môi trƣờng sinh thái có ảnh hƣởng nhiều đến các phƣơng thức thực hành trong công tác xã hội nhƣ tƣ vấn, xử lý trƣờng hợp, tƣ vấn gia đình, tƣ vấn nhóm, thiết kế và phát triển cộng đồng. [7, tr 28 - 29]

Lý thuyết vai trò, vị thế xã hội

Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau. Lý thuyết vị trí vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tƣơng đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội, nó đƣợc xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền hạn kèm theo. Vị thế chính là bất kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù. Các quyền và nghĩa vụ này thƣờng tƣơng ứng với nhau. Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các xã hội, của các nền văn hoá thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Nhƣng khi xem xét vị trí với nhứng quyền và

nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực.

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn - đƣợc gán cho, vị thế đạt đƣợc, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt đƣợc.

Vai trò xã hội cá nhân đƣợc xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tƣơng ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tƣơng ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi đƣợc xã hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính là vai trò tƣơng ứng của vị thế xã hội. Các nhà xã hội học cho rằng “hành vi con ngƣời thay đổi khác nhau tuỳ theo bối cảnh và gắn liền với vị trí xã hội của ngƣời hành động”, rằng “hành vi phần nào đựơc tạo ra bởi những mong đợi của ngƣời hành động và những ngƣời khác. Nhƣ vậy, vai trò xã hội là sự tập hợp hành vi, thái độ và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó.

Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi đƣợc xác định căn cứ vào chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau thì chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhƣng trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi đƣợc xã hội trông đợi cũng khác nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau.

Theo thuyết này, trong công tác xã hội, việc tìm hiểu những nhận thức cũng nhƣ hành động của cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng phụ thuộc nhiều vào chính vị trí mà họ đƣợc thừa nhận trong gia đình và xã hội. Nếu nhƣ họ đƣợc coi trọng, đƣợc có tiếng nói của mình, đƣợc bình đẳng nhƣ mọi ngƣời trong gia đình và ngoài xã hội thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình, đáp ứng đƣợc nhiều hơn những mong đợi của mọi ngƣời và ngƣợc lại [15, tr 47].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)