Các biện pháp can thiệp của địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 51)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.3. Tình hình bạo lực gia đình

1.3.4. Các biện pháp can thiệp của địa phƣơng

Các biện pháp can thiệp chung

Thực hiện Quyết định số 278/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008 về việc phê duyệt và triển khai Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008- 2010, Quyết định 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2008-2015, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện Kế hoạch hành động phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2011-2015; đồng thời đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai thí điểm các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan Thƣờng trực Ban chỉ đạo công tác gia đình cấp tỉnh tổ chức, hƣớng dẫn thực hiện các hoạt động Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái 25/11. Phối hợp với các ngành thành viên BCĐ công tác gia đình tổ chức các hoạt động liên ngành nhƣ:

- Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng tƣ vấn, hòa giải. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện phối hợp với Hội Phụ nữ huyện tổ chức cho gần 500.000 lƣợt cán bộ, hội viên phụ nữ tìm hiểu về Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình.... tổ chức hơn 200 buổi nói chuyện chuyên đề về Luật phòng chống bạo lực gia đình và Luật bình đẳng giới. Kết hợp tổ chức hơn 100 buổi nói chuyện chuyên đề về “Phong cách ứng xử của ngƣời phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc thu hút hơn 20.000 cán bộ hội viên phụ nữ. Các xã, thị trấn tích cực chủ động trong công tác tuyên truyên nâng cao năng lực của gia đình trong PCBLGĐ, tiếp tục triển khai chƣơng trình giáo dục, hƣớng dẫn các gia đình nêu cao vai trò, nâng cao kiến thức pháp luật, thực hiện các quyền của của phụ nữ, lên án những hành vi bạo lực gia đình. Hƣớng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của ngƣời phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, biết cách tổ chức tốt cuộc sống gia đình, đối nhân, xử thế và giữ gìn hạnh phúc. Phối hợp trong công tác chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình gắn với cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch”, “Mọi thành viên trong gia đình yêu thƣơng, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm; không có bạo lực gia đình”.Treo 130 băng zôn trên các trục đƣờng chính với các nội dung xây dựng gia đình hạnh phúc; bình đẳng giới; xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ…Phối hợp chỉ đạo nhân rộng mô hình CLB phòng, chống bạo lực gia đình tại 14 huyện, thị xã, thành phố. Hội LHPN và Phòng Văn hóa Thông tin các địa phƣơng đã phối hợp tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền cho hội viên phụ nữ và thành lập mới các CLB. Trong năm 2014 đã thành lập mới đƣợc 14 CLB phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phƣơng trong tỉnh thu hút 350 thành viên tham gia.

- Sở Y tế chỉ đạo tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh thống kê, báo cáo các trƣờng hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình và ban hành quy trình chữa trị nghiện rƣợu. Phối hợp với Sở VHTTDL tổ

chức công tác tuyên truyền lồng ghép Dân số - KHHGĐ với Đề án Tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam cho 100% cán bộ nhà văn hóa xã, Ban chủ nhiệm nhà văn hóa khu thể thao thôn, trƣởng các thôn, khu, bản tại các huyện, thị xã thành phố;

- Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội xây dựng, nhân rộng 9 mô hình Ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại những vùng, địa phƣơng có bất bình đẳng giới cao, với 36 Câu lạc bộ Hôn nhân gia đình và bình đẳng giới, 56 "Địa chỉ tin cậy" "Nhà tạm lánh", 18 số điện thoại đƣờng dây nóng nhằm kịp thời hỗ trợ, can thiệp khi có hiện tƣợng hoặc xảy ra bạo lực giới; triển khai mở rộng tại mỗi địa phƣơng 01 Câu lạc bộ Bình đẳng giới thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai.

- Sở Tƣ Pháp hƣớng dẫn, xây dựng quy ƣớc thôn, bản, khu phố trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với Hội LHPN tổ chức 35 buổi nói chuyện chuyên đề về Luật hôn nhân gia đình. Các CLB “ Phụ nữ với pháp luật”, “Chi hội nòng cốt thực hiện pháp luật”. tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thực hiện lồng ghép kiến thức bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trong chƣơng trình giáo dục của tất cả các trƣờng học trong tỉnh.

- Sở Thông tin truyền thông tuyên truyền chính sách pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Phối hợp với Sở Y tế rà soát các ấn phẩm tuyên truyền về lựa chọn giới tính khi sinh tại các huyện, thị xã, thành phố; yêu cầu dừng các hoạt động lƣu hành đối với các đầu sách này;

- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ninh thực hiện tuyên truyền công tác gia đình với các nội dung bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 tầm nhìn 2020; hƣớng dẫn kỹ năng ứng xử, giao tiếp với các thành viên trong gia đình, Công tác bình đẳng giới, công tác Dân số - KHHGĐ, Chăm sóc ngƣời già, Phụ nữ, Trẻ em ...

- Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Sở VHTT&DL chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố trong việc đăng ký xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa đầu năm và rà soát các tiêu chí để UBND các xã, thị trấn ra quyết định công nhận gia đình văn hóa công khai vào ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 hàng năm trong đó các ban, ngành, đoàn thể các xã, thị trấn đã đƣa tiêu chí thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tham gia xây dựng mô hình PCBLGĐ với các nội dung bình xét danh hiệu "Gia đình văn hóa".

* Khó khăn, tồn tại:

- Cơ chế, chính sách đáp ứng cho công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ còn hạn chế. Không có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động triển khai nhân rộng mô hình nên ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả và tiến độ nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực gia đình. Công tác tuyên truyền về Luật PCBLGĐ còn yếu và thiếu, mới chỉ phần nào đáp ứng chiều rộng mà chƣa thực sự đi vào chiều sâu. Hoạt động của một số mô hình PCBLGĐ còn thiếu hấp dẫn, phong phú, chƣa thực sự tác động đến tâm lý của ngƣời dân và chƣa đi sâu, tìm hiểu mỗi gia đình để thành viên có thể chia sẻ, mới chỉ thu hút đƣợc những đối tƣợng tích cực tham gia, những đối tƣợng dễ bị bạo lực và gây ra BL chƣa có phƣơng pháp tiếp cận… Không có cán bộ tại thôn, bản khu phố nên việc xử lý thông tin, chuyển báo cáo chƣa kịp thời, số liệu chƣa chính xác. Việc thiếu cán bộ có chuyên môn, chuyên trách về công tác gia đình là một trong những khó khăn lớn khi triển khai các hoạt động về gia đình nói chung và Mô hình PCBLGĐ nói riêng.

- Cán bộ làm công tác gia đình từ huyện đến cơ sở còn yếu về năng lực chuyên môn, chủ yếu là kiêm nhiệm, chƣa có cán bộ chuyên trách do vậy năng lực và sự sâu sát đối với việc triển khai nhiệm vụ còn ở mức độ chƣa cao, đôi khi còn lúng túng trong việc triển khai hoạt động tại cơ sở.

- Công tác tổ chức thực hiện ở một số nơi chƣa đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, triển khai thiếu bài bản, chƣa đúng trình tự và chƣa đảm bảo theo hƣớng

dẫn, còn nặng về hình thức, nặng về thành tích nên kết quả thực chất còn chƣa đảm bảo theo quy định.

- Việc xử lý các hành vi vi phạm bạo lực gia đình chƣa kịp thời, công tác tƣ vấn giải quyết mâu thuẫn trong gia đình theo pháp luật còn chậm, mang tính hình thức.

Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp của địa phương

Trƣớc tình hình BLGĐ chung tại địa phƣơng cũng nhƣ trƣớc vấn đề của các nạn nhân cụ thể; trƣớc những nỗ lực giải quyết và can thiệp để PCBLGĐ của địa phƣơng, có thể đƣa ra những đánh giá chung về kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Thứ nhất, công tác PCBLGĐ ngày càng đƣợc các ngành các cấp và ngƣời

dân tại địa phƣơng quan tâm.

Thứ hai, địa phƣơng đã có sự kết hợp một số hình thức trong PCBLGĐ

nhằm đa dạng hóa hoạt động, đã có sự phối hợp giữa các ngành các cấp chức năng trong việc thực hiện công tác này.

Thứ ba, địa phƣơng đã xây dựng đƣợc mô hình hoạt động cụ thể và đang

tích cực nhân rộng mô hình. Mô hình này gắn với từng cơ sở cụ thể, huy động đƣợc sự tham gia của cán bộ địa phƣơng.

Thứ tư, những nỗ lực của địa phƣơng trong việc PCBLGĐ bƣớc đầu đã

thu đƣợc hiệu quả nhƣ: Cung cấp thông tin liên quan đến BLGĐ ngày càng rộng rãi hơn, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về BLGĐ; đã giải quyết đƣợc một số vụ việc...

Bên cạnh 4 kết quả đạt đƣợc, thì vẫn con tồn tại 6 hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất, các biện pháp mà địa phƣơng giải quyết BLGĐ chủ yếu thiên

về hòa giải; với những vụ việc xảy ra nghiêm trọng thì mới có sự can thiệp từ luật pháp. Nhìn chung công tác PCBLGĐ ở địa phƣơng còn khá lúng túng thụ động, chƣa đƣợc triển khai thực hiện một cách rõ nét, mới chỉ dừng lại ở các hoạt động bề nổi nhƣ tổ chức tuyên truyền, tập huấn... nhƣng những đối tƣợng liên quan trực tiếp đến BLGĐ nhƣ nạn nhân hay ngƣời gây ra BL thì lại chƣa có

biện pháp thích hợp để giáo dục hay can thiệp. Những vụ việc chỉ đƣợc phát hiện khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, việc báo cáo và xử lý vụ việc còn chậm.

Thứ hai, việc giải quyết BLGĐ ở địa phƣơng dù đã triển khai xây dựng

đƣợc một số mô hình thí điểm nhƣng hầu hết "trách nhiệm" thuộc về cán bộ Hội PN hay cán bộ thôn xóm, tổ dân phố; các cán bộ chuyên trách không có, cán bộ có chuyên môn lại càng không.

Thứ ba, với những PN có trình độ, công việc gắn với danh dự khi bị

BLGĐ họ thƣờng dấu kín, sự việc của họ không đƣợc lãnh đạo hoặc cán bộ ở cơ quan, đơn vị hay địa phƣơng biết đến mà chỉ khi sự việc tồi tệ mọi ngƣời mới biết.

Thứ tư, việc địa phƣơng can thiệp, trợ giúp cho 3 đối tƣợng nhƣ trên chƣa

triệt để, ban đầu sự việc có thể thấy là đã lắng xuống nhƣng hiệu quả của nó có lâu dài không thì không thể xác định đƣợc, mầm mống để BL tái sinh vẫn còn khi ngƣời PN chƣa thực sự mạnh mẽ và thay đổi, khi ngƣời chồng cũng chƣa thực sự thay đổi và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... thì chƣa có sự tham gia, hỗ trợ cho họ.

Thứ năm, các biện pháp can thiệp cần đƣợc tiến hành từ nhiều chiều khác

nhau, có sự tham gia của nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ các nhân viên y tế, các luật sƣ, các cán bộ xã hội của các tổ chức, của cả cộng đồng…bởi BLGĐ không phải là vấn đề riêng của cá nhân hay gia đình nào mà là vấn đề của toàn xã hội nhằm tạo nên một sự tác động tổng hợp mà trong đó là sự tham gia của chính bản thân chị em là nạn nhân của BLGĐ vào quá trình giải quyết vấn đề này là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định bởi chỉ khi nào TC có năng lực để tự cứu mình thì sự can thiệp mới đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ sáu, PN bị BLGĐ cuộc sống vốn gặp nhiều khó khăn trong khi gia

đình, ngƣời thân, thiếu đi sự hỗ trợ nên sự quan tâm, trợ giúp của cộng đồng nơi họ sinh sống và làm việc là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng để họ có thêm sức mạnh vƣợt qua BLGĐ.

Đứng trên phƣơng diện CTXH thì thấy rằng quá trình can thiệp, trợ giúp cho PN bị BLGĐ ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh chƣa có vai trò của NVCTXH. Việc can thiệp giải quyết những vụ việc BLGĐ ở đây nhìn nhận nạn nhân của BL với con mắt đáng thƣơng còn ngƣời gây ra BL là đáng trách. Tuy vậy, dù là nạn nhân hay ngƣời gây ra BL cũng đều phải có sự tôn trọng, không vì bênh vực, thƣơng hại ngƣời bị BL mà hạ thấp ngƣời gây ra BL. Mặt khác, sự can thiệp của địa phƣơng về vấn đề này chƣa thấy đƣợc sự quan tâm tới thế mạnh của nạn nhân để tác động vào đó, để tạo sự thay đổi. Hơn nữa, về mặt nhận thức, hành vi của chị em PN, của ngƣời chồng hay ngƣời dân tại địa phƣơng về BLGĐ chƣa thực sự thay đổi sau những nỗ lực can thiệp, trợ giúp. Nếu có chăng thì sự thay đổi ấy chỉ ở một mức độ nào đó, một khía cạnh nào đó hay chỉ ở một số đối tƣợng. Sự tự quyết của ngƣời PN trong việc thoát khỏi BLGĐ chƣa đƣợc quan tâm; sự trợ giúp chƣa thực sự tăng năng lực cho chị em để chị em tự lực thoát khỏi BLGD - điều mà ngành CTXH mới làm đƣợc. Do đó, với thực trạng BLGĐ đối với PN tại địa bàn nghiên cứu nhƣ hiện nay thì rất cần đến vai trò của CTXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại phường cao xanh, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)