6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2. Tiến trình thực hành công tác xã hội cá nhân
2.2.2. Nhận diện vấn đề:
Qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi cùng với vãng gia (qua nhà thân chủ) và tiến hành các hoạt động thực hiện nghiên cứu, đồng thời thông qua các kỹ năng và phƣơng pháp CTXH, nhân viên CTXH xác định đƣợc vấn đề mà thân chủ gặp phải cần đƣợc can thiệp:
- Chị H bị mẹ chồng và chồng phân biệt đối xử giới, chị bị chồng bạo hành vì chị đã sinh 2 con gái và không muốn sinh thêm con trai.
- Thân chủ đang rất hoang mang, đau khổ, sợ hãi, tự ti, mặc cảm.
- Sự mâu thuẫn trong thân chủ không tự giải thoát đƣợc: Một mặt sống chịu đựng sự bạo lực về thể xác và tinh thần từ phía ngƣời chồng, sự chì chiết vô lý của mẹ chồng, cố gắng là một con dâu đảm trong mắt gia đình nhà chồng. Mặt khác không cam chịu cuộc sống phụ thuộc, muốn đƣợc đi làm, có thu nhập, đƣợc giao lƣu với bạn bè, đồng nghiệp.
2.2.3. Thu thập thông tin Thông tin chung
Tên TC: Nguyễn Thị H - Sinh năm: 1988
Quê quán: Định Thành – Thiệu Yên – Thanh Hóa Nghề nghiệp: Kế toán
Nơi làm việc hiện nay: Trƣờng Tiểu học A Trình độ học vấn: Cao đẳng Kế toán
Chồng: Trần Văn T - Sinh năm: 1983
Quê quán: Cao Xanh – Hạ Long - Quảng Ninh Nghề nghiệp: Nhân viên Công ty than NB Trình độ học vấn: Đại học Mỏ địa chất
Hai vợ chồng kết hôn năm 2010, đã có 2 con gái (7 tuổi và 4 tuổi).
Nơi ở hiện nay của 2 vợ chồng: Khu 1 - phƣờng Cao Xanh – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh. Vợ chồng và 2 con gái sống cùng ông bà nội tại ngôi nhà 2 tầng khang trang so với ngƣời dân nơi đây.
Tính cách, sức khỏe, công việc, sở thích
H khá xinh đẹp, dù đã làm mẹ nhƣng nhìn chị vẫn rất trẻ trung, dáng ngƣời cân đối và cao ráo. H đƣợc mọi ngƣời đánh giá là khá dễ tiếp xúc, cởi mở với mọi ngƣời. Tuy nhiên trong công việc chị luôn cẩn thận và nghiêm túc, trách nhiệm.
Là một ngƣời mẹ rất yêu con, chị có thể chạy nhảy, chơi đùa, làm trò cho con cƣời hàng giờ mà không biết mệt.
Sức khỏe của chị khá tốt, không có bệnh gì nhƣng gần đây do tinh giản biên chế, chị phải phụ thêm công việc hành chính, công việc bận rộn chị thƣờng phải mang việc về nhà để làm đêm nên thƣờng cảm thấy mệt mỏi. Công việc ở trƣờng bận rộn, việc nhà và con cái lại một mình chị lo toan chăm sóc. Chồng chị đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về, không biết thông cảm lại còn khó chịu, gây áp lực với chị.
Vừa mệt mỏi về thể xác, tinh thần luôn căng thẳng, thời gian gần đây chị bị sút cân, mất ngủ, nhìn ngƣời rất xanh xao. Có những hôm đi làm về mệt nhƣng chị không dám nghỉ ngơi vì một mặt còn lo cho con cái, một mặt ngại mẹ chồng lƣờm nguýt, trách móc.
Công việc ở trƣờng không vất vả chân tay nhƣng đòi hỏi chị luôn phải tập trung, cẩn thẩn, chu đáo. Có ngày mải việc chị quên cả giờ ăn cơm trƣa.
H có những sở thích đơn giản: Xem phim Hàn Quốc và nghe nhạc trẻ. Phƣơng tiện giải trí duy nhất mà chị có là chiếc điện thoại, chị thƣờng tải nhiều bài hát để thỉnh thoảng nghe, không báo chí, không xem phim tivi, nhà có 1 máy vi tính có nối mạng internet nhƣng đến tối còn phải hƣớng dẫn con học bài, đời sống tinh thần vô cùng nghèo nàn. Những tin tức, sự kiện thời sự nóng hầu nhƣ chị không biết gì. Trƣớc kia khi chƣa lấy chồng, chị thƣờng xuyên xem phim Hàn, thỉnh thoảng cùng các bạn đi hát karaoke, đi ăn ốc luộc, uống nƣớc mía.
Từ khi kết hôn, chƣa bao giờ chị đƣợc đi thăm quan, du lịch; khái niệm “giao lƣu văn hóa” đối với chị không có. Vợ chồng chị rất ít khi đi ra ngoài cùng nhau, nếu có đi thì là tới ăn cơm ở nhà anh chị họ hoặc đƣa con đi chơi, nhƣng cũng rất hiếm, có khi 2 -3 tháng mới đi 1 lần. Chị kể trong gần 7 năm lấy chồng đến giờ cô mới đi vịnh Hạ Long cùng với chồng 1 lần.
Hoàn cảnh gia đình
- Gia đình xuất thân: Gia đình H có bố mẹ và em trai, H là lớn, em trai đang làm thuê cho 1 xƣởng cơ khí gia công ở Thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình làm ruộng, bố mẹ yếu, hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn nhƣng cũng gắng cho con học hết lớp 12 thì gửi cho cô chú ở Quảng Ninh nuôi và học kiếm lấy cái nghề.
- Gia đình nhà chồng: Bố mẹ chồng còn khỏe mạnh, bố chồng làm cán bộ xã ở Quảng Yên; chồng H có 4 chị em, T là út, trên T là 3 chị gái đều đã có gia đình riêng, đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định ở Hà Nội. Mọi việc chăm sóc, nội trợ trong gia đình nhà chồng chị đều phải đảm đƣơng mà vẫn bị mẹ và chồng coi thƣờng vì “không biết đẻ”.
- Gia đình hiện tại của H và T: Hai ngƣời kết hôn năm 2010 sau khi H đƣợc chú rể xin cho làm kế toán Trƣờng Tiểu học ở Cao Xanh chƣa đƣợc bao lâu, cuối năm 2010 sinh con gái đầu lòng, năm 2013 sinh con gái thứ 2; chồng làm việc tại 1 Công ty TNHH một thành viên TKV. Hiện vợ chồng và 2 con gái sống cùng bố mẹ chồng. Họ kết hôn nhƣng lúc đầu không nhận đƣợc sự chấp thuận của gia đình nhà chồng (H có thai trƣớc khi cƣới nên gia đình T buộc phải cho hai ngƣời kết hôn), ngƣời phản đối cuộc hôn nhân này nhiều nhất là mẹ chồng H.
Chồng H là ngƣời ít nói, tính rất gia trƣởng, anh không biết làm việc gì kể cả cắm cơm hay lau nhà vì anh cho rằng đó là việc của phụ nữ.
Trong mối quan hệ với gia đình 2 bên: H ít khi về nhà mẹ đẻ, chỉ đến tết chị mới về thăm bố mẹ đƣợc một lần. Từ khi chị sinh con đến tháng 6 năm 2018 có mẹ chị ra thăm chị đƣợc 2 lần (khi chị sinh 2 bé). Quan hệ thông gia giữa 2 gia đình cũng không chặt chẽ, có phần hời hợt, xa cách vì ở cách xa nhau nên không tiện qua lại, hơn nữa mẹ chồng H luôn tỏ ra coi thƣờng nhà T vì cho rằng nhà cô “kém” hơn so với nhà bà.
Chú thích:
- Hình : Nữ giới - Hình : Nam giới - Dấu : Đã mất
Các mối quan hệ
Mối quan hệ với gia đình 2 bên, nhƣ đã nói ở trên, H ít có liên hệ, quan hệ không chặt chẽ. H rất ít bạn bè, chỉ có bạn đồng nghiệp, chị hay chơi với 1 cô bạn cùng xóm làm cùng trƣờng và kém chị 1 tuổi, 2 ngƣời ngày nào cũng gặp nhau nhƣng không thƣờng xuyên chuyện trò đƣợc vì chị luôn bận, còn cô bạn thì phải đứng lớp cả buổi. Mọi ngƣời trong xóm chỉ là quan hệ xã giao. Trong nhà chồng chị chỉ hợp và nói chuyện với chị trên liền kề với chồng chị, chính chị ấy là ngƣời giúp đỡ mẹ con chị lúc khó khăn.
Ở trƣờng, H ít có thời gian trò chuyện với đồng nghiệp vì công tác kế toán và hành chính rất nhiều việc, mặt khác chị là ngƣời kín đáo nên rất ít khi nói chuyện tào lao.
Ông nội Bà nội Ông ngoại Bà ngoại Ông nội Bà Nội Ông ngoại Bà ngoại
Cô Cô Bố Mẹ Dì Dì Bác Cô Bố Mẹ Cậu
Chị Chị Chị Chồng TC Em
Thân chủ Các tổ phi chính phủ Gia đình Bạn bè Nhân viên CTXH Y tế Cơ quan, đơn vị Các tổ chức, chính quyền địa phƣơng Cộng đồng
H luôn chiều theo ý của chồng và cũng rất nghe lời bố mẹ chồng nên hàng xóm quý mến chị. Những ngƣời hàng xóm bán rau ở ngã ba gần nhà mà H thƣờng xuyên mua khi đi làm về muộn, họ cũng rất quý H.
H đi là cả ngày, lại bận rộn với con cái, chợ búa cơm nƣớc nên H hầu nhƣ không quan tâm, không tham gia hoạt động chung của địa phƣơng, của tổ dân phố hay của chi hội phụ nữ.
Sống xa quê, xa gia đình ruột thịt, không có ngƣời thân bên cạnh, ít bạn bè, ngƣời quen nên mọi mối quan tâm H dồn hết cho gia đình nhỏ cùng với bố mẹ chồng, cô coi đây là “thế giới” của mình.
Có thể minh họa các mối quan hệ của H qua sơ đồ sinh thái nhƣ sau:
Chú thích:
Quan hệ tác động qua lại chặt chẽ Quan hệ tác động qua lại
Quan hệ tác động một chiều Mối quan hệ lỏng lẻo.
2.2.4. huẩn đoán
Chị H bị chồng bạo lực về thể chất, tinh thần rất khủng hoảng. Trƣớc mắt nhân viên công tác xã hội cần huy động nguồn lực để chữa trị vết thƣơng, phục hồi sức khỏe, ổn định về tâm lý cho thân chủ. Nếu cần thiết, kết nối chỗ ở tạm lánh, đảm bảo an toàn cho chị H. Bên cạnh đó, kết nối với các tổ chức, chính quyền để có hƣớng giải pháp khắc phục ban đầu và dần giải quyết chấm dứt tình trạng bạo lực đối với chị H.
Nguyên nhân:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Sự nhìn nhận, đấu tranh của chị H trƣớc sự phân biệt đối xử giới, trƣớc hành vi bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu, ôm đồm các công việc trong gia đình.
- Vợ chồng chị đều là viên chức nhà nƣớc, tâm lý xâu hổ, sợ “vạch áo cho ngƣời xem lƣng”, sợ hàng xóm, bạn bè chê cƣời…
- Thiếu kiến thức hiểu biết về sức khỏe sinh sản, các chính sách, pháp luật về Bình đẳng giới, Hôn nhân gia đình, Bạo lực gia đình...
* Nguyên nhân khách quan:
- Do quan niệm thâm căn cố đế, phong kiến xƣa theo kiểu “chồng chúa vợ tôi”, “xuất giá tòng phu” đã truyền lại từ bao thế hệ ngƣời dân phƣờng Nam Hòa. Đàn ông thì gia trƣởng, còn phụ nữ sống an phận.
- Nếp sống văn hóa tại địa phƣơng còn nhiều hủ tục lạc hậu. Mỗi dòng họ đều có nhà thờ riêng (từ đƣờng), yêu cầu phải có con trai để nối dõi tông đƣờng, thờ cúng tổ tiên.
- Một bộ phận ngƣời dân còn mang nặng tƣ tƣởng định kiến giới, coi trọng con trai hơn con gái. Thiếu hiểu biết về các văn bản pháp luật, về sự
phát triển của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
- Sự tuyên truyền, giáo dục và can thiệp chƣa đủ mạnh của cộng đồng để ngăn chặn tệ nạn bạo hành đối với phụ nữ.
Nguồn lực trợ giúp
+ Chăm chỉ, chịu khó, luôn cầu thị, mong muốn có cuộc sống êm ấm, hạnh phúc.
+ Có khả năng sống tự lập, có ý chí quyết tâm không sống phụ thuộc vào chồng và gia đình nhà chồng
+ Có việc làm, thu nhâp ổn định. + Có trình độ, khả năng nhận thức.
- Từ gia đình, bạn bè, người thân (Ngoại lực):
+ Những ngƣời thân trong gia đình, nhƣ chị gái trên chồng có kiến thức hiểu biết không chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phong kiến, lạc hậu.
+ Ngƣời hàng xóm bán rau ở gần nhà + Bạn bè đồng nghiệp
Đây là những ngƣời có quan hệ khá mật thiết với TC, đồng thời cũng có quan hệ tốt/có ảnh hƣởng tới ngƣời chồng và mẹ chồng, đƣợc chồng và mẹ chồng H khá nể nang và hay nghe lời khuyên từ họ.
- Từ cơ quan, tổ chức xã hội, dịch vụ xã hội (Ngoại lực):
+ Hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình...
+ Chính quyền địa phƣơng và các tổ chức đoàn thể phƣờng, Văn phòng Công tác xã hội; Ban chủ nhiệm, Ban chỉ đạo và các thành viên của Câu lạc bộ Hôn nhân gia đình và bình đẳng giới phƣờng Nam Hòa.
+ Cán bộ tổ dân phố, chi hội phụ nữ, cộng tác viên CTXH là những ngƣời có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc và quan tâm tới ngƣời khác. Tổ dân phố nơi gia đình TC sinh sống, chi hội phụ nữ và một số đoàn thể khác rất quan tâm đến đời sống tinh thần của ngƣời dân nơi đây thông qua việc tổ chức sinh hoạt hội, CLB hay tổ chức văn nghệ, giao lƣu văn hóa... tại nhà văn hóa của tổ. Đây là điều kiện để hỗ trợ, thu hút TC tham gia để tăng cƣờng mối quan hệ, nâng cao tinh thần.
+ Công đoàn trƣờng và tổ nữ công nơi TC làm việc tuy chƣa thể hiện đƣợc vai trò quan trọng nhƣng cần “lôi kéo” vào hoạt động vì thời gian lớn là TC làm việc ở trƣờng nên có điều kiện hỗ trợ.
2.2.5. Lập kế hoạch để giải quyết vấn đề của thân chủ Các mục tiêu Các mục tiêu
* Đối với TC:
Giúp cho chị H phục hồi sức khỏe, ổn định tâm lý, có chỗ ở an toàn, không còn mặc cảm, tự ti, đi làm trở lại...
Thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ, cảm xúc, mối quan hệ, kỹ năng sống: - Nhận thức rõ hơn về BLGĐ, cụ thể là BL tinh thần, thêm thông tin về các vấn đề xã hội.
- Hành vi: + Giúp TC hiểu đƣợc sống cam chịu, nghe theo đòi hỏi của chồng, mẹ chồng và chu toàn công việc gia đình không phải là cách giải quyết để chồng chị không chửi mắng chị, chị phải tự ý thức giữ gìn sức khỏe của mình; giúp TC hiểu biết về bình đẳng giới, phòng chống bao lực giới để tự khẳng định mình, tự nhận thấy đƣợc giá trị của mình, thấy đâu là điểm mạnh điểm yếu của mình.
+ TC bày tỏ đƣợc suy nghĩ với chồng. + Nâng cao đời sống tinh thần.
- Cảm xúc, thái độ: Giảm áp lực tâm lý cho TC; không đổ lỗi hoàn toàn cho bản thân, không tự hạ thấp bản thân.
- Kỹ năng: TC phát triển kỹ năng làm vợ, làm mẹ, chăm sóc gia đình; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống...
- Các mối quan hệ: + Củng cố, thay đổi mối quan hệ với mẹ chồng/gia đình chồng để tãng cƣờng sự gắn kết, cảm thông, chia sẻ và chấp nhận nhau.
+ Củng cố lại mối quan hệ với chồng để anh ta hiểu và chia sẻ những vất vả với chị.
+ Xây dựng và củng cố thông qua mối quan hệ với hàng xóm, hoạt động ở xóm, quản lý/cán bộ ở trƣờng.
* Đối với người chồng của TC: Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thái độ, cảm xúc:
- Nhận thức về giới, giới tính, các vai trò về giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới, bạo lực trên cơ sở giới và BLGĐ.
- Hành vi: Không coi thƣờng, chửi mắng vợ, giúp vợ công việc gia đình, chăm con; cùng với vợ tiếp cận với nhiều thông tin để nâng cao hiểu biết (có thể tạo điều kiện cho vợ học tập để nâng cao trình độ); góp ý với vợ khi vợ làm sai; là cầu nối gắn kết vợ với gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng.
- Thái độ, cảm xúc: Quan tâm, sẻ chia với những khó khăn của vợ; không miệt thị, so sánh, hạ thấp vợ.
* Đối với gia đình/cộng đồng: Quan tâm, can thiệp khi BL xảy ra; hỗ trợ TC về tinh thần, là cầu nối - liên kết các nguồn lực để trợ giúp ngƣời bị BLGĐ. Tác động để ngƣời chồng và chính bản thân TC thay đổi.
Xây dựng kế hoạch hoạt động giải quyết vấn đề ối tƣợng tác động Thời gian thực hiện Hoạt động của nhân viên công tác xã hội
Hiệu quả mong muốn
Chị H Tháng 8 Tháng 9 Tháng - Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ với chị H - Tham vấn cho chị - Khuyến khích chị tham gia các hoạt động xã hội nhƣ: tham gia Câu lạc bộ Bình
- Hiểu đƣợc mong muốn của chị H và những vấn đề còn khó khăn cần hỗ trợ