1.1.1 .Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Lạc
1.1.4. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về công tác vận động
vận động phụ nữ giai đoạn 2005 -2010
Trong suốt q trình cách mạng, Đảng ta ln quan tâm đến công tác phụ nữ. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Đảng về cơng tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết đại hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư về cơng tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.
Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tình hình phụ nữ và cơng tác phụ nữ còn nhiều mặt hạn chế và cịn tồn tại một số cản trở, khó khăn như: trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ của phụ nữ cịn thấp, cơ hội có việc làm hạn chế, đời sống của một bộ phận phụ nữ cịn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của của xã hội về vai trị, vị trí của phụ nữ chưa đầy đủ….. Hiểu rõ được những khó khăn hiện tại và vai trò của phụ nữ trong việc thự hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề mang tính tồn cầu như ơ nhiễm môi trường, gia tăng dân số…. Đảng ta rất chú trọng đến công tác vận động phụ nữ.
Một trong những văn bản quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ này là Nghị quyết số 11 –NQ/TW của Bộ chính trị “
Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”ngày 27/4/2007 đã thể hiện những quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ trong thời kỳ mới như sau:
- Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiền năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
- Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.
- Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và từng gia đình. Trong đó hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy Đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Trên cơ sở những quan điểm đó Đảng đã đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cái thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn cơng việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.
Căn cứ vào những quan điểm, mục tiêu của Đảng về công tác phụ nữ trong thời kỳ mới và thực trạng phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Tỉnh trong những năm qua. Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV( 12/2005) đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2010 là: Duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế. Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân… Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đầu của Đảng, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2 của thế kỷ XXI.[73,tr.43]
Phấn đấu đạt những mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra, hướng đi của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới là đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy du lịch làm mũi nhọn. Để vượt qua những khó khăn, thách thức đó địi hỏi phải có sự cố gắng phấn đấu rất lớn của toàn thể Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân, trong đó cơng tác vận động quần chúng nói chung và cơng tác vận động phụ nữ nói riêng có vai trị rất quan trọng.
Để phát huy vai trị tập hợp, đồn kết, giáo dục và bảo vệ phụ nữ, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhấn mạnh: “ Quan tâm công tác vận động phụ
nữ trong tình hình mới; tuyên truyền, giáo dục phụ nữ phát huy truyền thống của Hai Bà Trưng và phụ nữ Việt Nam. Tạo điều kiện cho phụ nữ và Hội liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các hoạt động xã hội, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc” [43, tr.55]
Trên quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác vận động phụ nữ, Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm chỉ đạo công tác phụ nữ bằng những Nghị quyết, kế hoạch, văn bản hướng dẫn cụ thể, giúp cho các ngành, các cấp
chính quyền, ban ngành đồn thể có cơ sở thúc đẩy công tác vận động phụ nữ trên địa bàn Tỉnh những năm 2005-2010
Căn cứ vào kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2010, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010 với những mục tiêu, giải pháp, hướng hành động cụ thể, chi tiết.
Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư TW Đảng ( khóa IX) về chỉ đạo tổng kết chỉ thị 37-CT/TW “ Một số vấn đề cơng tác nữ trong tình hình mới”. Để phát huy hơn nữa vai trị, năng lực cán bộ trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Kế hoạch số 41-KH/TW ngày 29/5/2003, chỉ đạo tổng kết 9 năm thực hiện Chỉ thị 37 của Ban bí thư trong phạm vi toàn tỉnh; thành lập ban Chỉ đạo tổng kết cấp tỉnh do đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy làm trưởng ban và thành lập tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo, tiến hành khảo sát, tổng kết ở các huyện, thị, cơ sở, các ngành, các đoàn thể và chuẩn bị nội dung cho hội nghị cấp Tỉnh; chọn 2 huyện, thị ( huyện Mê Linh, thị xã Vĩnh Yên ) và 2 ngành ( Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn) để chỉ đạo điểm tổng kết chỉ thị 37-CT/TW. Công tác triển khai kế hoạch chỉ đạo tổng kết đã được cấp ủy các cơ sở, ban ngành, các Huyện- Thị ủy, Đảng Đoàn, Đảng ủy trực thuộc thực hiện nghiêm túc; các đơn vị đều tiến hành chỉ đạo điểm từ 2 đến 3 cơ sở để rút kinh nghiệm, việc tổng kết được tổ chức từ cơ sở lên. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2005-2010.
Để Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ chính trị được triển khai sâu rộng, ngày 1/1/2008 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 22 KL/TƯ “ Về
tiếp tục thực hiện Đề án 03-ĐA/TU, ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ nữ giai đoạn 2005-2010, triển khai Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.
Căn cứ vào mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc do Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, xuất phát từ tình hình thực tế phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội trong tỉnh, Hội LHPN tỉnh xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của phong trào phụ nữ giai đoạn 2005 – 2010 như sau:
Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết , vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực
học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; phát huy tiềm năng, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới; xây dựng người phu nữ Vĩnh Phúc yêu nước, sáng tạo, trung hậu, đảm đang; xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.[12, tr. 38].
Nhiệm vụ cụ thể:
1. Tạo chuyển biến tích cực trong giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực phụ nữ.
2. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. 3. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
4. Phát triển tổ chức Hội, thực hiện tốt vai trò đại diện của Hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ.
5. Tham gia có hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân và củng cố quốc phịng an ninh và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh.
1. Đổi mới nội dung, hình thức nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ.
2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ của Hội coi trọng vận động phụ nữ phat huy nội lực.
3. Nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức Hội.
4. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế và hội nhập; tăng cường tham gia các hoạt động củng cơ quốc phịng an ninh trên địa bàn.
5. Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. sự ủng hộ của chính quyền, làm tốt hoạt động phối hợp, khai thác nguồn lực thực hiện có hiệu quả cơng tác Hội.