Tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 74 - 84)

trên thế giới để xây dựng và hiện thực hố đạo đức cơng chức ở nước ta hiện nay

3.2.1.1. Tham khảo những giá trị tích cực trong đạo đức cơng chức của các nước

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho rằng xây dựng đạo đức công vụ là định hướng xây dựng hành vi đạo đức của công chức tuân theo những giá trị đạo đức tích cực. Chẳng hạn, những giá trị mà các cơng chức cần phải có như trung thành, đáng tin cậy, có trách nhiêm, trung thực, tận tuỵ, khiêm tốn, tích cực, tư cách trong sạch, hợp tác, trọng danh dự v.v. Những giá trị đạo đức đó, thường vượt qua biên giới quốc gia, cịn các văn bản có tính chất quy định chỉ phản ánh truyền thống xã hội và pháp luật của giai cấp đang thống trị trong phạm vi quốc gia đó.

Trước hết, nói về sự trung thành đáng tin cậy, chưa có một chính phủ

nào không đề ra yêu cầu này và họ đều nhấn mạnh đây là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của cơng chức. Bởi vì, phẩm chất trung thành, chân thực đáng tin cậy hình thành từ khi hình thành xã hội, đó là hình thành các cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử như thị tộc, bộ lạc. Nếu mỗi cá nhân tồn tại và phát triển trong cộng đồng thì ý thức về nghĩa vụ bảo vệ cộng đồng luôn là một giá trị đạo đức cơ bản. Thêm vào đó, trong cộng đồng cũng hình thành những quy phạm đạo đức mang những giá trị nhân sinh điều tiết quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng. Sự phát triển của cộng đồng đến một giai đoạn đã được khái quát thành khái niệm Tổ quốc. Tổ quốc tồn tại thì cá nhân tồn tại, chân lý đó trở thành tiềm thức trong mỗi con người. Không một thiết chế xã hội hoặc thiết chế chính trị nào khơng ý thức rõ điều đó, hơn thế nữa, khi xã hội hình thành giai cấp, giai cấp thống trị gắn lợi ích và thể chế của họ vào phạm trù Tổ quốc, trung thành với thể chế là trung

74

thành với Tổ quốc. Dù chế độ chính trị nào, giai cấp cầm quyền đều yêu cầu về mặt đạo đức phải trung thành đáng tin cậy.

Hai là, đạo đức công vụ, công chức phải góp phần củng cố và đóng góp tích cực cho sự đồn kết tồn dân tộc.

Chính phủ các nước đều nhận thức, đoàn kết dân tộc là sức mạnh, là tiền đề cho nhà nước phát triển thịnh vượng và nhân dân an cư lạc nghiệp. Đoàn kết dân tộc tạo nên mối liên kết chặt chẽ và bền vững giữa các thành viên trong một tổ chức, giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị - hành chính quốc gia dân tộc. Đoàn kết, tài năng cá nhân được bộc lộ và phát triển lành mạnh, khắc phục tính ích kỷ, đố kỵ, nhỏ nhen, chia rẽ, bè phái. Do đó đồn kết và góp phần tăng cường tình đồn kết dân tộc là giá trị đạo đức công vụ, công chức được đặt ra đối với tất cả các nước.

Chính phủ Brunei khi đề cập đến cơ sở của sự phát triển các tiêu chuẩn đạo đức trong nền công vụ đã viết: “Khuyến khích và nhân rộng các tiêu chuẩn đạo đức và đức hạnh vì một nguyên tắc đạo đức thống nhất của quốc gia, nhận thức được vai trị của nó trong việc củng cố tình đồn kết dân tộc và thực sự đóng góp tích cực cho sự đồn kết dân tộc” [14, tr.22].

Ba là, có lịng tự trọng, có trách nhiệm với cương vị công tác và nhiệm vụ được giao.

Trong hệ thống tổ chức bộ máy chính trị - hành chính quốc gia, mỗi công chức dù ở cương vị nào cũng làm và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là đóng góp vào sự nghiệp chung, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh của dân tộc. Hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm cao là nghĩa vụ, danh dự của cơng chức. Nhận thức rõ điều đó, làm cho điều đó trở thành chuẩn giá trị xem xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi cá nhân. Đó chính là lương tâm của cơng chức, viên chức. Người có lương tâm là người có lịng

75

tự trọng trong thực thi công vụ của cán bộ của công chức là một yêu cầu phẩm chất đạo đức được đặt ra đối với mọi nước.

Bốn là, thái độ và hành vi ứng xử tích cực của mỗi cơng chức tạo ra môi trường xã hội lành mạnh mang những giá trị nhân văn.

Đạo đức không chỉ là ý thức đạo đức mà còn cả mặt thực tiễn đạo đức. Thực tiễn đạo đức là hoạt động của con người dưới sự tác động của niềm tin, là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức vào đời sống xã hội. Hay nói cách khác, thực tiễn đạo đức là hệ thống các hành vi đạo đức của con người được nảy sinh trên cơ sở chỉ dẫn của ý thức đạo đức.

Hành vi đạo đức của công chức được dẫn dắt bởi những quan điểm tư tưởng, pháp luật và những văn bản mang tính pháp lý khác như pháp lệnh cơng chức, quy chế... và được kiểm sốt bởi dư luận xã hội và tự vấn lương tâm. Trong luật đạo đức ở Thái Lan quy định: Công chức phục vụ công chúng với khả năng cao nhất của mình, cơng bằng, rộng lượng, lịch sự với thái độ nhã nhặn, nhẹ nhàng; đi làm phải đúng giờ, sử dụng hết và có hiệu qủa thời gian quy định.

3.2.1.2. Tham khảo những sáng kiến nâng cao đạo đức công vụ, công chức ở một số nước trên thế giới

Sáng kiến nâng cao đạo đức công vụ ở Campuchia là một vấn đề có

tầm quan trọng của Chính phủ Hồng gia Campuchia nhằm đáp ứng nhu cầu của những đối tác chính trong phát triển đất nước. Triển khai sáng kiến nâng cao đạo đức cơng vụ, Chính phủ Hồng gia Campuchia đã đưa ra những tư tưởng có tính chất chỉ đạo bao gồm:

Thứ nhất, phải xác định một cách rõ ràng đặc điểm và các nguyên tắc cơ bản về quản lý đạo đức công chức như:

- Tiêu chuẩn đạo đức công chức phải rõ ràng;

76

- Công chức cần biết quyền và trách nhiệm khi phạm khuyết điểm; - Tiến trình ra quyết định cần rõ ràng và được kiểm tra kỹ lưỡng;

- Những nhà quản lý cần là tấm gương và khuyến khích đạo đức cơng vụ;

- Các chính sách quản lý, thủ tục và thực hành cần khuyến khích đạo đức cơng vụ;

- Cần có các thủ tục và hình thức kỷ luật phù hợp để giải quyết các hành vi phi đạo đức.

Thứ hai, khuyến khích đạo đức cơng vụ cần được thực hiện trong tất cả các cơ quan Nhà nước và các tổ chức Chính phủ.

Thứ ba, phải tạo những điều kiện cần thiết nhằm làm cho cơng chức có tinh thần và thái độ phục vụ tốt trong thực thi công việc và trong tổ chức của họ.

Thứ tư, phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và các quy định khác bao gồm: các quy định nội bộ cho từng tổ chức, quy chế chung, thăng tiến nghề nghiệp, các thủ tục sa thải và các hình thức kỷ luật.

Thứ năm, công chức cần được tư vấn, tham gia và thực hiện đạo đức công vụ.

Thứ sáu, công chức phải tham gia phát giác hoặc chống lại hành vi phi đạo đức của các công chức khác.

Thứ bảy, giáo dục đạo đức công chức cần được tiến hành từ trong gia đình.

Chính phủ Inđonesia đã ban hành Quy định số 30 năm 1980, quy định

những việc công chức phải làm, những việc bị coi là trái đạo lý và nâng cao kỷ luật công vụ.

Quy định nghĩa vụ đối với mỗi công chức bao gồm 26 điều, từ việc xác định lòng trung thành đối với Hiến pháp, với Quốc gia và Chính phủ tới lòng tự trọng, ý thức chấp hành kỷ luật và tuân thủ một cách có nguyên tắc các quy định khi thực thi nhiệm vụ, tác phong thái độ phục vụ Nhân dân.

77

Quy định một số điều công chức không được làm, từ những hành động làm xói mịn lịng tin, uy tín, danh dự Quốc gia, Chính phủ hay cơng chức, đến những hành động lạm dụng chức quyền, tài sản, tiền bạc của cơ quan nhà nước; khơng được có những hành động hống hách cửa quyền với cấp dưới..

Quy định về các biện pháp kỷ luật đối với công chức vi phạm khuyết điểm, từ hình thức của biện pháp kỷ luật nhẹ, đến trung bình và nghiêm khắc nhất là sa thải và cho ra khỏi nền cơng vụ.

Chính phủ Lào xác định các vấn đề như xây dựng các tiêu chuẩn đạo

đức cho cơng chức, triển khai các chính sách chống tham nhũng và xây dựng năng lực tương lai trong nền cộng vụ là trọng tâm. Trong sáng kiến nâng cao đạo đức cơng vụ thì Sắc lệnh chống tham nhũng được xây dựng vào tháng 3 năm 1993 là bước đầu tiên của quá trình quy định một luật lệ về đạo đức công vụ ở Lào. Các chính sách và các hoạt động về đạo đức trong tương lai sẽ hướng cả vào khu vực cơng và tư. Trong đó, đặc biệt thực hiện các chương trình cải cách cơng vụ như:

- Cải tiến chế độ tuyển dụng;

- Cải tiến hệ thống trả lương, phụ cấp;

- Đề bạt dựa trên thành tích, năng lực, kinh nghiệm;

- Đổi mới và áp dụng phương pháp quản lý thực thi công vụ;

- Nâng cao trách nhiệm và sự liêm khiết trong quản lý khu vực công; - Xây dựng Luật đạo đức công vụ;

- Thành lập Văn phịng tổng kiểm tốn;

- Cải tiến các chương trình đào tạo và phát triển.

Myanmar: những sáng kiến nâng cao đạo đức trong nền công vụ được

đưa ra trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây ra sự suy thối về đạo đức và tìm ra các yếu tố có thể giúp người ta cải thiện dần. Các biện pháp cơ bản khuyến khích đạo đức trong nền cơng vụ Myanmar bao gồm:

78

Một là, khích lệ tinh thần bằng cách tạo ra mơi trường làm việc thuận lợi; Hai là, khích lệ bằng tiền lương hoặc tiền công bằng cách thường xuyên điều chỉnh tiền lương hoặc tiền công (thực tế Myanma đã năm lần điều chỉnh lương kể từ khi giành được độc lập).

Ba là, sử dụng mọi phương tiện hiện có để chăm sóc cơng chức khi phúc lợi xã hội không nằm trong những quy định cho công chức. Chẳng hạn, cung cấp những nhu yếu phẩm với giá rẻ, đi xe buýt miễn phí.

Bốn là, giá trị con người được công nhận khi họ làm việc tốt. Ngồi khuyến khích bằng vật chất cịn trao giải thưởng bằng huy hiệu. Chẳng hạn, huy hiệu cho cơng chức vì sự trung thành, hiệu quả, trung thực và cải tiến năng suất.

Năm là, các hình thức kỷ luật khi công chức vi phạm quy chế. Nếu khơng có hình thức kỷ luật thì khơng có kết quả cao trong cơng việc và cũng không ngăn chặn được hành vi trái pháp luật và đạo đức. Kỷ luật được coi là vấn đề quan trọng trong nền công vụ Myanma để công chức giữ được sự trung thực liêm khiết, vơ tư trong q trình giải quyết cơng việc. Nếu bị chứng minh là có lỗi sẽ bị một trong các hình thức kỷ luật:

- Phê bình, cảnh báo;

- Cắt tiền thưởng và không nâng lương; - Hạ chức hay hạ mức lương;

- Bồi hoàn những thiệt hại mất mát do lỗi của công chức gây ra; - Tạm cho nghỉ việc;

- Cho thơi việc nhưng có cơ hội để xin việc khác trong nền công vụ; - Đuổi việc và sẽ không được xin việc khác trong nền công vụ .

Philipin: việc nâng cao đạo đức trong nền công vụ tập trung ở hai điểm

79

Một là, cung cấp cho các nhân viên chính phủ và viên chức nhà nước sự hiểu biết và đánh giá sâu sắc về các chỉ tiêu và tiêu chuẩn mà họ phải chấp hành như:

- Thành thạo về chuyên môn; - Trung lập về chính trị ; - Cam kết với công vụ;

- Đáp ứng nhanh nhạy đối với nhân dân và các giá trị tương tự khác.

Thứ hai, ban hành luật đạo đức, trong đó có các hình thức khen thưởng những người hoàn thành một cách tốt nhất cơng việc của mình, có giải thưởng cho những hành vi đạo đức suất sắc theo đúng luật. Đồng thời có những hình thức kỷ luật kịp thời đối với những người vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Để làm được điều đó, bất kỳ ai cũng có thể phát đơn khiếu nại bất kỳ một công chức nhà nước nào gửi đến Uỷ ban cơng vụ hoặc văn phịng chính thức của Uỷ ban. Bộ phận chức trách về kỷ luật sẽ điều tra và đưa ra những hình thức kỷ luật thích hợp theo luật.

Chính phủ Singapore luôn luôn tiếp cận vấn đề quản trị về đạo đức

dưới hình thức xem xét toàn bộ vấn đề. Và xuất phát từ tư tưởng triết lý quản trị về đạo đức được hình thành và khởi xướng bởi các nhà lãnh đạo chính trị của Singapore là những nền tảng cho hoạt động của Chính phủ. Phương hướng xây dựng và phát triển đạo đức công vụ tập trung ở những điểm:

Thứ nhất, trong sáng kiến nâng cao đạo đức cơng vụ ở Singapore thì bài trừ tham nhũng và đặc quyền giữ vai trò đặc biệt quan trọng để mang lại thành công và giữ vững an ninh chính trị cho đất nước nhỏ về diện tích địa lý và nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên. Không thể tồn tại những nhà lãnh đạo và Chính phủ tham nhũng, do đó nhà lãnh đạo là chìa khố của sự thành cơng.

80

Nhà lãnh đạo không chỉ lãnh đạo và định hướng mà phải “nói đi đơi với làm”. Điều đó cũng có nghĩa là Chính phủ phải trung thực. Tính thẳng thắn và trung thực là nền tảng của Chính phủ của Đảng hành động vì nhân dân . “Những người trong sạch được giữ lại và loại bỏ những người không trong sạch” là một nguyên tắc cơ bản nhất.

Thứ hai đồng thời với nguyên tắc trên là chế độ thu hút nhân tài bằng cách: “khen thưởng cho công việc và làm việc vì khen thưởng” chế độ nhân tài là tiêu chuẩn so sánh để đo lường và sử dụng tốt nhất những nhân tài hiện có. Chế độ nhân tài là cơ hội như nhau cho tất cả mọi người. Vì thế tuyển dụng và lựa chọn cơng chức phải công khai, công bằng không thiên vị; đánh giá và đề bạt phải dựa trên kết quả công tác cũng như tiềm năng của mỗi cá nhân. Chỉ có như vậy mới có điều kiện cho việc phát triển các giá trị đạo đức.

Thứ ba, tất cả công chức được yêu cầu phải biết luật đạo đức, bao gồm những lĩnh vực :

- Nhiệm vụ và quyền lợi công : Tất cả công chức được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cơng của mình tách rời với lợi ích cá nhân.

- Mỗi công chức phải thực hiện việc bảo mật các tài liệu và thơng tin chính thức.

- Khơng một công chức nào được phép nhận quà hoặc giải trí từ cấp dưới của mình.

- Khơng một cơng chức nào được cho vay có lãi .

Thứ tư, sự trừng phạt nghiêm khắc và nhanh chóng những cơng chức phạm tội tham nhũng là biện pháp hiệu quả để bảo vệ và phát triển đạo đức công vụ : Phạt tiền; Phạt tù; Công khai những trường hợp tham nhũng.

Thailan: những sáng kiến nâng cao đạo đức trong nền công vụ Thái lan

81

khủng hoảng kinh tế một phần là kết quả của sự kém hiệu quả và hiệu lực trong các cơ chế quản lý, các chính sách và hoạt động quản lý hành chính của chính phủ, và là kết quả của hành vi thiếu đạo đức và sự tham nhũng trong nền công vụ. Những tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức là rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, vấn đề này phải được xem xét từ nhiều khía

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 74 - 84)