Xây dựng, phát triển đạo đức công chức gắn liền với công cuộc cải cách hành chính và dân chủ hố đời sống xã hội ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 73)

cải cách hành chính và dân chủ hố đời sống xã hội ở nước ta hiện nay

Trong các nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, nội dung đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là cơ bản và có tính chất quyết định. Bởi vì, cải cách hành chính là vấn đề rất quan trọng của việc củng cố, hoàn thiện bộ máy cơng quyền, có quan hệ trực tiếp đến lợi ích của nhân dân mà cơng chức là nhân tố bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy cơng quyền đó. Chất lượng đội ngũ cơng chức thể hiện ở trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, ở đạo đức, tác phong và thái độ phục vụ nhân dân.

Để thực hiện tốt chủ chương cải cách hành chính nhà nước, cơng chức phải hiểu sâu sắc nội dung của cơng cuộc cải cách hành chính trong từng giai đoạn. Cán bộ, công chức phải luôn là người đi đầu trong sự nghiệp cải cách hành chính và phải được đào tạo một cách bài bản để có chun mơn, nghiệp

70

vụ vững vàng và được trang bị các phương tiện, điều kiện vật chất, kỹ thuật tác nghiệp. Các hoạt động cải cách hành chính phải được cơng khai, thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời phải tăng cường trách nhiệm của công chức đối với công việc và nhiệm vụ được giao, tăng cường tính chủ động, sáng tạo cho công chức trong xử lý, giải quyết cơng việc. Nói về tinh thần trách nhiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở cán bộ công chức: Tinh thần trách nhiệm... là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Người nhấn mạnh: Tinh thần trách nhiệm là nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ [41, tr. 133 - 134]. Cải cách hành chính đồng thời phải nâng cao ý thức trách nhiệm của cơng chức, qua đó đẩy mạnh cơng cuộc cải cách hành chính.

Cải cách hành chính là nhằm bảo đảm q trình hiện thực hố quyền lực Nhà nước luôn đúng bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; để người dân thực sự thực hiện quyền làm chủ của mình trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi công chức trong bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự là “công bộc” của dân. Cơng chức thực hiện trách nhiệm của mình với nhân dân cũng là thực hiện trách nhiệm của Đảng, của Chính phủ với nhân dân.

Kiện tồn hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chủ động phịng ngừa, giảm thiểu các kẽ hở để cơng chức khó sa vào tham nhũng, tiêu cực; xây dựng chế độ trách nhiệm công chức; xác định rõ trách nhiệm của mỗi công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan tổ chức trong việc để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Mỗi công chức phải được giao chức trách, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể với những quyền hạn nhất định và phải có những quy định cụ thể về chức

71

năng của từng cơ quan, tổ chức và từng cá nhân công chức để đảm bảo thực hiện được và có thể kiểm tra được. Trách nhiệm công chức đã rõ ràng nếu khơng hồn thành là thiếu tinh thần trách nhiệm, là ý thức đạo đức kém.

Tạo ra cơ chế hoạt động quản lý đạo đức công chức để loại bỏ được những yếu tố dẫn tới khả năng tiêu cực, xin cho, sách nhiễu nhân dân trong tổ chức hoạt động, trong phục vụ nhân dân. Đó là xây dựng chế độ trách nhiệm của cơ quan quản lý cơng chức. Theo đó, nếu cơng chức thuộc cơ quan quản lý vi phạm khuyết điểm, mắc phải sai lầm mà không được kịp thời phát hiện và xử lý thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm, người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm đạo đức công vụ tuỳ theo mức độ vi phạm. Phải quy định rõ, cụ thể các hành vi cán bộ cơng chức khơng được làm, có chế tài đối với hành vi vi phạm đạo đức.

Để khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, chúng ta cần ban hành một hệ thống pháp luật và kiểm tra việc thực hiện thể chế, chính sách đó. Một mặt làm trong sạch bộ máy cán bộ, công chức, mặt khác theo dõi việc thực hiện các quy định pháp luật, xử lý nghiêm túc các trường hợp công chức vi phạm pháp luật, đạo đức. Bên cạnh đó, cần hồn thiện chế độ trách nhiệm của các cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm tra, tổ chức, kiểm toán. Các cơ quan đó phải có sự phối hợp chặt chẽ và cộng đồng trách nhiệm trong việc giúp Đảng và chính quyền các cấp làm tốt cơng tác quản lý cán bộ cơng chức.

Trong tình hình hiện nay tham nhũng đang trở thành “quốc nạn” thì việc làm trong sạch bộ máy cán bộ công chức càng có ý nghĩa quyết định chính là để cán bộ cơng chức khơng thể lợi dụng mặt trái, góc khuất của kinh tế thị trường mà mưu cầu lợi ích khơng chính đáng. Điều quan trọng là phải hình thành hệ thống pháp luật khiến công chức không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng và không thể tham nhũng. Đồng thời đề cao sự giám sát

72

của xã hội. Xã hội giám sát có tác dụng chống những tiêu cực của bộ máy nhà nước và của mỗi cán bộ, công chức. Thơng qua các tổ chức dân cử, các đồn thể nhân dân, các tổ chức xã hội dân sự, các phương tiện thông tin đại chúng... và rất quan trọng là bằng tai, mắt, lời nói, việc làm của chính người dân, trong việc tn thủ pháp luật.

Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với cơng chức, qua đó, một mặt nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, mặt khác bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Để người dân có thể giám sát được cơng chức thì những hoạt động của cơ quan công quyền liên quan đến người dân phải được cơng khai hố để dân biết và giám sát.

Cán bộ, công chức ở mọi ngành, mọi cấp đều phải đặt dưới sự giám sát của dân, của xã hội, khơng có sự giám sát chặt chẽ sẽ không tránh khỏi lạm quyền, độc quyền và tham nhũng. Xã hội giám sát hoạt động của bộ máy công quyền từ việc chi tiêu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước cho đến tổ chức và giám hành vi của từng cán bộ, công chức. Tạo ra môi trường xã hội lành mạnh để phát triển các giá trị đạo đức.

Những quy định về đạo đức công chức là cơ sở để cán bộ, công chức nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề nghiệp của mình, đồng thời là cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát đội ngũ cán bộ, công chức, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ cơng chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, chuyên nghiệp.

Trong việc nâng cao đạo đức cơng chức, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa đề cao giá trị đạo đức, tính hướng thiện của con người, vừa có cơ chế tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển. Qua đó, tạo khả năng ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái về đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)