Xây dựng đạo đức công chức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 70)

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh khơng thể bỏ qua một giá trị đặc biệt quan trọng đó là tư tưởng đạo đức của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang có một vị trí to lớn trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước hiện nay. Hơn thế nữa trong bối cảnh trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, có những vấn đề ảnh hưởng lớn tới hệ giá trị về đạo đức khiến người ta càng phải đi tìm những tiêu chí mới để kịp thời bổ sung cho sự thiếu hụt và đưa ra những chuẩn mực đạo đức mới. Cũng chính trong thời đại ngày nay, nhịp độ cuộc sống đã và đang thay đổi nhanh chóng dẫn tới làm thay đổi nhiều thể chế, nhiều hệ giá trị đạo

66

đức vốn được xem là truyền thống của nhiều dân tộc cũng đang bị lung lay. Ngay ở Việt Nam cũng đã xuất hiện lối sống và cách sống xa lạ trái với đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trong bối cảnh đó, việc bàn tới tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là điều cần thiết, ở đó có những giá trị tích cực mà ảnh hưởng của nó khơng nhỏ tới sự lựa chọn cách sống, lối sống và quan niệm sống của cán bộ, công chức hiện nay.

Tiếp tục cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ cơng chức; Bác Hồ là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống của người cộng sản. Đạo đức, lối sống của Bác Hồ là đạo đức cách mạng: “trung với nước, hiếu với dân”, là “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, là tình yêu thương con người, ln sống có tình nghĩa, nhân hậu, thuỷ chung, bao dung, rộng lượng, là tinh thần cao cả trong sáng, sống vì mọi người, sống vì nhân loại; đạo đức lối sống là gốc, là nền tảng của cách mạng, làm cho tinh thần cách mạng không bao giờ cạn. Bác Hồ đã dạy: Trăm sự thành bại của cách mạng đều do đạo đức lối sống của người cán bộ cách mạng mà nên.

Bên cạnh cần, kiệm, liêm, chính, Người cịn nói tới Nhân - Trí - Dũng - Liêm - Trung, tinh thần hy sinh, lịng dũng cảm, khí tiết đạo đức cao quý của ông cha ta, sự đề cao chí tuệ, phẩm giá con người. Điều quan trọng và thiết thực là ở chỗ, Người chỉ rõ: phải thực hành đạo đức cách mạng trong công việc, trong tổ chức, trong phong trào thi đua yêu nước, trong lối sống và hành vi của công chức đặc biệt là những người lãnh đạo có chức có quyền. Chú trọng bồi dưỡng tình cảm cách mạng, đem những nội dung mới, tinh thần đổi mới và quyết tâm xây dựng đạo đức cách mạng. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cán bộ phải tích cực gần gũi mật thiết với quần chúng như máu với thịt, như cá với nước. Làm điều lợi cho dân, tránh điều hại cho dân dù chỉ là một cái hại nhỏ. Không đảm bảo công bằng làm cho lịng

67

dân khơng n thì đó là điều nguy hại cho chế độ. Công chức nhà nước phải tận tận tâm tận lực với công việc, chấp hành luật pháp, tôn trọng kỷ luật công vụ, thi hành đạo đức công chức.

Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên để chỉ những phẩm chất đạo đức cách mạng thì Hồ Chí Minh đã khái quát ở 8 chữ “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”. Bởi vì trong điều kiện đảng cầm quyền, cán bộ nào cũng thực hiện được tám chữ vàng đó thì sẽ làm cho bộ máy Nhà nước được trong sạch vững chắc, khơng có bệnh tham ơ, quan liêu, tham nhũng.

Hồ Chí Minh thường xuyên kêu gọi giáo dục mọi người thực hiện cần, kiệm, liêm, chính và đưa vào những khái niệm đó nội dung mới cho phù hợp với phẩm chất Cách mạng của cán bộ, Đảng viên ta.

Chữ cần được Hồ Chí Minh phân tích nó khơng chỉ là sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai mà phải là làm việc có kế hoạch, khoa học, biết cải tiến kỹ thuật để đem lại năng suất lao động cao để xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp.

Chữ kiệm là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí, tiết kiệm chỉ là những yếu tố vật chất mà theo người cần tiết kiệm cả về mặt thời gian, làm công việc phải cho nhanh không nên chậm rãi. Tiết kiệm khơng có nghĩa là bủn xỉn, keo kiệt. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng khơng nên tiêu. Khi có việc đáng làm thì dù bao nhiêu cơng, tốn bao nhiêu sức cũng vui lòng. Tiết kiệm cần đi đôi với chống xa xỉ, ăn sung mặc đẹp khi đồng bào cịn thiếu thốn đó là xa xỉ, cần phải hạn chế nhu cầu này.

Liêm là trong sạch, không tham lam, không tham tiền, của, địa vị, danh lợi. Bác dạy cán bộ luôn phải giữ lấy chữ liêm làm đầu. Nếu tham tiền của, danh lợi, địa vị đó là bất liêm, bất liêm sẽ dẫn tới làm bậy, xã hội sẽ loạn. Từ đó Hồ Chí Minh cịn đưa ra những biện pháp để trừng trị bất liêm như: Phải sử dụng pháp luật để trừng trị kẻ bất liêm. Cán bộ thi đua thực hành liêm

68

khiết, một dân tộc mà biết cần, kiệm, liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.

Chính quyền là thẳng thắn, đúng đắn, là người làm việc cơng phải có cơng tâm, cơng đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư, chớ đem người tư dùng vào việc cơng. Việc gì cũng phải cơng minh chính trực, khơng nên tư ân, tư huệ, tư thù, tư oán. Đấy là những đức tính xấu của con người, phải dùng người tài năng, làm được việc, phải trung thành với Chính phủ và đồng bào. Khơng được lên mặt làm “quan Cách mạng”.

Chí cơng vơ tư có nghĩa là hết sức lo cho công việc chung, không màng tư lợi. Hết sức vì sự cơng bằng, biết đặt lợi ích của Đảng, của Cách mạng, của nhân dân, của Tổ quốc, của tập thể lên trên lợi ích của riêng tư. Thực hiện được đạo đức này theo Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là đã thực hiện được trách nhiệm mình vì mọi người, mọi người vì mình, thực hiện được đạo đức này cũng chính là đã chối được chủ nghĩa cá nhân, đấy là kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức Cách mạng, nó sẽ dẫn người ta đi đến những căn bệnh tham lam, ích kỉ, quyền hành, tự kiêu, tự tại, coi thường tập thể. Từ đó thiếu ý thức, thiếu tổ chức, tinh thần trách nhiệm khơng cao, tính kỷ luật kém làm hại đến nhân dân, Đảng và Cách mạng.

Bên cạnh những chuẩn mực đạo đức như cần, kiệm, liêm, chính chí cơng vơ tư. Hồ Chí Minh cịn bày tỏ một số phạm trù đạo đức nữa như nhân, nghĩa, trí, dũng, tín để khái quát những phẩm chất cơ bản của đạo đức Cách mạng.

Đó là những phẩm chất khơng thể khơng có ở những người cộng sản. Từ sự khái qt đó Hồ Chí Minh chỉ ra mọi người cần thực hiện đạo đức trên ba mặt:

Một là, đối với bản thân mình chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, sơng to, biển rộng thì bao nhiêu

69

nước cũng chiếm được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn một chút thừa nếu tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn. Do đó ai cũng phải ln ln cầu tiến bộ, tự kiểm điểm, tự phê bình để cùng tiến lên với người khác.

Hai là, đối với người chớ nịnh hót người trên, chớ khinh người dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, giúp người tiến tới, phải thực hành bác ái.

Ba là, đối với công việc phải để công việc nước lên trên việc nhà. Đã làm việc gì thì phải hồn thành, vượt khó khăn, nguy hiểm khơng kể việc to hay nhỏ. Việc thiện thì nhỏ mấy cũng phải làm. Việc ác thì nhỏ mấy cũng tránh.

Từ đó Bác rút ra nhận định: Một dân tộc mà biết cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư sẽ là một dân tộc văn minh, đây là những yếu tố để chỉ một xã hội hưng thịnh. Nếu đi trái với những chuẩn mực này xã hội sẽ mục nát, suy vong.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Trang 66 - 70)