Các cấp độ đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thủy sản trường phú tỉnh bạc liêu (Trang 32 - 36)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận chung

1.2.4.2. Các cấp độ đổi mới công nghệ

Theo Vũ Cao Đàm [7; 30], các cấp độ đổi mới công nghệ bao gồm: - Đổi mới phần tử: Đổi mới chi tiết, đổi mới mô-đun, đổi mới trên cả công đoạn và đổi mới toàn khâu.

- Đổi mới chức năng: Đổi mới công dụng, đổi mới chức năng, đổi mới nguyên lý.

- Đổi mới chất liệu: Đổi mới vật liệu, đổi mới công nghệ chế tạo.

Mỗi công nghệ có một vòng đời và tạo ra một chu kỳ sản phẩm. Tức là nó đƣợc sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Bất kỳ một nhà quản lý nào mà không có những hoạt động nhằm không ngừng đổi mới công nghệ của mình thì chắc chắn hệ thống công nghệ của họ sẽ bị đào thải, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó sẽ bị đe dọa. Đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp đổi mới cũng nhƣ cho toàn xã hội nói chung. Về mặt lợi ích thƣơng mại, quan trọng nhất là nhờ đổi mới công nghệ chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao rõ rệt. Các điều tra về đổi mới công nghệ ở trong và ngoài nƣớc cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ đều xếp kết quả này lên hàng đầu trong số các lợi ích mà họ thu đƣợc.

Những lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ: - Nâng cao chất lƣợng sản phẩm;

- Duy trì và củng cố thị phần; - Mở rộng thị phần của sản phẩm;

- Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại mới của sản phẩm; - Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ; giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lƣợng; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất; giảm tác động xấu đối với môi trƣờng sống. Xét về mặt quốc gia có những đổi mới công nghệ còn nhằm nâng cao vị thế của quốc gia trên trƣờng chính trị quốc tế, đặc biệt là đổi mới công nghệ trong quân sự.

- Đổi mới công nghệ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tăng trƣởng và tăng khả năng cạnh tranh, đổi mới công nghệ liên quan đến cả đổi mới sản phẩm và quy trình. Đổi mới công nghệ phải xảy ra tại doanh nghiệp, vì doanh nghiệp và do chính doanh nghiệp thúc đẩy. Chính sách kéo tạo động cơ đổi mới, doanh nghiệp phải tự thân muốn đổi mới, cạnh tranh và tạo lợi nhuận. Chính sách đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho các dự định đổi mới công nghệ.

Các doanh nghiệp muốn đổi mới thành công thì cần phải có một hệ thống thông tin làm việc có hiệu quả, phải cập nhật đƣợc thành tựu khoa học và công nghệ nói chung và đặc biệt là những thành tựu khoa học trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Không những thế họ cần có một phƣơng pháp và kỹ thuật dự báo tốt để giúp họ có những kế hoạch đổi mới công nghệ phù hợp với tiến trình phát triển và những diễn biến trên thị trƣờng công nghệ. Lựa chọn thời điểm đổi mới là một vấn đề khá quan trọng của đổi mới công nghệ, nó có thể tạo điều kiện duy trì và nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng nếu có sự lựa chọn đúng, nhƣng nó cũng có thể đƣa doanh nghiệp tới tình trạng khó khăn thậm chí phá sản nếu chọn sai thời điểm đổi mới. Thời điểm đổi mới tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp của các nƣớc đang phát triển nếu tiến hành đổi mới ở giai đoạn đầu của vòng đời của công nghệ thì họ sẽ gặp một số khó khăn có khi là bản thân họ không tự vƣợt qua đƣợc, chẳng hạn nhƣ khả năng làm chủ công nghệ, khả năng khắc phục rủi ro, hoặc bị hạn chế trong quá trình khai thác công nghệ mới. Đổi mới công nghệ thực chất là một quá trình thay thế, tuân theo quy luật phủ định. Các công nghệ mới hơn do ƣu việt hơn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh và sẽ tiến tới thay thế hoàn toàn công nghệ cũ. Trong quá trình thay thế, do tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh, sự phủ định có thể diễn ra theo nhiều cấp đồng thời, quá trình đó thƣờng diễn ra theo một quy luật gọi là phủ định có trật tự. Tức là công nghệ cũ nhất luôn bị thu hẹp thị phần của mình, còn các công nghệ mới một mặt vừa chiếm lấy thị phần của công nghệ lạc hậu hơn nó đồng thời lại nhƣợng lại thị phần của mình cho các công nghệ hiện đại hơn. Ví dụ: Vào thập kỷ 1970 để sản xuất ra

31

linh kiện điện tử có 3 loại công nghệ: công nghệ sản xuất đèn điện tử, công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn và công nghệ sản xuất vi mạch. Sự tồn tại đồng thời của ba loại công nghệ này trong ngành sản xuất công nghệ linh kiện điện tử là minh chứng rõ ràng nhất về sự thay thế và quy luật phủ định có trật tự. Đổi mới công nghệ thành công thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi nó đƣợc thƣơng mại hóa tức là đƣợc thị trƣờng, xã hội chấp nhận. Xã hội chính là nơi tiếp nhận thành tựu của đổi mới công nghệ nhƣng đồng thời cũng chính là nguồn cung cấp nguồn nhân lực cho đổi mới công nghệ thành công. Mọi đổi mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu của xã hội hoặc phục vụ nhu cầu nào đó của xã hội. Đổi mới công nghệ là một quá trình sáng tạo, mà quá trình đó thƣờng xuất phát từ các cá nhân không hài lòng với thực tại. Nhƣng để cá nhân đó có thể sáng tạo thành công thì cần phải có một môi trƣờng sáng tạo với những đặc trƣng sau:

- Cho phép ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực mà họ yêu thích; - Khuyến khích, tạo điều kiện cho các mối quan hệ, tiếp xúc giữa các đồng nghiệp;

- Có thể giảm nhẹ sự rủi ro;

- Khoan dung với thất bại và không tuân theo các tập tục; - Có chế độ đãi ngộ thích đáng;

- Về giáo dục cần có một nền giáo dục mang tính khoa học, không tuyệt đối hóa mà luôn luôn đặt ra câu hỏi nhƣ tại sao, bản chất của sự kiện ở đâu và đặc biệt cần cảnh giác với sự chắc chắn bề ngoài.

Quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp:

Nảy sinh ý tƣởng Xác định khái niệm Phân tích thị trƣờng Phân tích kỹ thuật Kế hoạch kinh doanh Phê chuẩn Kiểm định thông qua thị trƣờng Sản xuất và thƣơng mại hóa Triển khai Lọai bỏ

Hình 2.1 là một sơ đồ đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp. Các bƣớc trong sơ đồ có thể diễn giải các bƣớc nhƣ sau:

1. Nảy sinh ý tƣởng: Ghi nhận nhu cầu; tìm cách đáp ứng nhu cầu đó; phân tích các giải pháp; chọn giải pháp tốt nhất và tiêu chuẩn lựa chọn; đề đạt thực thi.

2. Xác định khái niệm: Sản phẩm hay dịch vụ, mục tiêu kỹ thuật và các ƣu tiên, dự kiến kết quả thực hiện.

3. Phân tích thị trƣờng: Xác định thị trƣờng, phân tích nhu cầu hiện tại và tƣơng lai, tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh; xác định cơ hội.

4. Phân tích kỹ thuật: Các nguồn lực cần thiết, nguồn lực sẵn có, lịch trình triển khai.

5. Kế hoạch kinh doanh: Phân tích ma trận SWOT (ma trận các điểm mạnh (S), yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T), phân tích kinh tế, vốn; triển vọng chiến lƣợc.

6. Phê chuẩn: Phê chuẩn của cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp, các phê chuẩn khác.

7. Triển khai: Sản xuất thử, kiểm định, thử nghiệm.

8. Marketing: Kiểm định trên thị trƣờng, chiến lƣợc giới thiệu ra thị trƣờng, marketing các đổi mới, xác định thời gian, đo lƣờng sự phản ứng của thị trƣờng.

9. Sản xuất và thƣơng mại hóa: Hoàn thiện công nghệ, sản xuất đại trà, xây dựng hệ thống vận chuyển tới các đại lý, kho tàng,…

10. Loại bỏ: Do sự lỗi thời và công nghệ lạc hậu.

1.2.4.4. Sự cần thiết nâng cao năng lực công nghệ của công ty chế biến thủy sản xuất khẩu

Thời gian gần đây các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nƣớc ta đang gặp phải nhiều khó khăn và thử thách. Ngoài các vấn đề khó khăn về nguyên liệu, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bên cạnh đó các thị trƣờng nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới ngày càng khó tính và đƣa ra nhiều tiêu chuẩn hơn. Nhu cầu về đổi mới rất cao, có năng lực tiềm tàng: các kỹ sƣ có năng lực, trí tuệ, và công nhân lành nghề sẵn sàng tham gia vào công việc nhằm nâng cao năng lực và hoàn thiện công nghệ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cần xác định đúng hƣớng đi của mình để theo kịp với thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhƣ vũ bão của thế giới và cần phải hết sức quan tâm đến sự phát triển của khoa học công nghệ của mình, đây là một trong vấn đề quan trọng cho sự tồn tại của doanh nghiệp, là sự phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề cấp thiết là phải hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thủy sản trường phú tỉnh bạc liêu (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)