Khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích chủ tịch hồ chí minh tại phủ chủ tịch theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 71 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh

2.2.2. Khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Khu Di tích cịn tồn tại những mặt khó khăn, hạn chế nhất định:

* Đối với công tác bảo quản, bảo tồn di tích

Di tích Nhà Sàn đang bảo quản ở mơi trường khí hậu tự nhiên nên việc áp dụng kỹ thuật cơng nghệ mới là rất khó khăn phức tạp. Do khơng có nhà

kính, khơng có điều hịa nhiệt độ, khơng có máy hút ẩm, phun ẩm và một số tài liệu hiện vật đang sử dụng bằng các hộp mêca để tránh bụi bẩn, bạc màu và ẩm mốc. Xung quanh có nhiều cây cối đặc biệt là có cả những cây cổ thụ nên việc bảo quản di tích Nhà Sàn khơng hề đơn giản.

Với đặc thù là kho mở hoàn toàn vừa phải bảo quản giữ gìn và vừa mở cửa phục vụ khách tham quan 365 ngày trong năm, đồng thời các điểm di tích nằm rải rác khơng tập trung, nhiều cây cối, thảm cỏ bao quanh là điều kiện thuận lợi cho côn trùng, mối mọt, sâu bệnh hoạt động mạnh, xâm hại trực tiếp đến các di tích, tài liệu, hiện vật. Đối với các tài liệu hiện vật do chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và môi trường ô nhiễm làm biến màu, biến dạng hoặc giảm tuổi thọ một cách tự nhiên. Bất kỳ loại ánh sáng nào dù mạnh hay yếu đều gây hư hại cho tài liệu hiện vật.

* Đối với công tác trưng bày tài liệu hiện vật

Toàn bộ tài liệu hiện vật gốc vốn có tại các nhà di tích hiện đang trưng bày khá sơ sài, mới chỉ có số ít được xác minh, một số làm lại thì chưa chính xác khoa học, nhiều tài liệu hiện vật thu thập chưa được đầy đủ và chưa đúng so với nguyên gốc. Nội dung trưng bày ở các di tích chưa chuẩn so với trước thời điểm Hồ Chí Minh qua đời, chưa thật sự được quan tâm, chú ý đầu tư. Nội thất vốn có bị rút bỏ đi quá nhiều khiến cho nội thất bị đơn điệu và thiếu vắng khối tài liệu giấy như cuốn sách bằng tiếng việt và các tiếng nước ngồi: Liên Xơ vĩ đại (tiếng Việt); Đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Trung Quốc (Tiếng Pháp); Hồ Chí Minh tuyển tập - tập 2 (tiếng Anh); Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô (tiếng Trung); Lịch sử cách mạng Pháp năm 1793 (tiếng Pháp). Các loại báo Quân đội nhân dân, báo Cứu Quốc; báo Nhân dân; báo Lao Động; các bản tin Việt Nam thơng tấn xã và các cuốn tạp chí nước ngồi.

Số tài liệu, hiện vật vốn có của di tích chưa được trưng bày, trong đó có di tích nhà Sàn, nhà 54, nhà bếp B, nhà tiếp cán bộ và ký sắc lệnh đều bị thiếu tài liệu, hiện vật gốc. Cụ thể nhà 54 nhiều hiện vật có ý nghĩa nhưng chưa được trưng bày như: hai cuộn tranh quà tặng của Trung Quốc; hai bức tượng phụ nữ dân tộc bằng thạch cao; một hình trống đồng đựng rượu của Liên Xơ; mơ hình máy bay của Liên Xơ; năm chiếc huy hiệu quà tặng của Liên Xô; hai thanh kiếm Rumani; tượng cô gái đội khăn rằn; búp bê thiếu nữ Triều Tiên; hình cây thơng bằng mica gồm 7 cây khác nhau; chiếc quần âu dạ; chiếc đèn điện; đài có máy quay đĩa và 45 chiếc đĩa hát các loại có các bài hát Việt Nam và quốc tế. Di tích Nhà Sàn trưng bày cũng khá sơ sài trong khi thực tế qua chụp ảnh hiện trạng di tích như sinh thời Hồ Chí Minh thì cịn thiếu những vật dụng thường dùng cho cuộc sống đời thường hằng ngày như chiếc gương soi; đồng hồ đeo tay; bộ khay ấm chén uống trà; đèn đọc sách trên bàn làm việc ở tầng dưới nhà sàn hay những vật dụng rèn luyện sức khỏe như dây tập thể dục, đồ dùng bóp tay, quả chùy. Những tài liệu, hiện vật còn thiếu đã làm giảm sức thuyết phục chỉ phản ánh được phần nào hiện trạng di tích gốc.

* Đối với cơng tác sưu tầm kiểm kê tư liệu

Tài liệu hiện vật thu thập chưa được đầy đủ, do hồ sơ và hiện vật gốc không gắn liền với nhau, có hiện vật thì khơng có hồ sơ, có hồ sơ thì lại khơng có hiện vật gốc. Nhiều tài liệu hiện vật được sưu tầm có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học nhưng vẫn chưa được khai thác, phát huy để đến với đông đảo công chúng. Hiện nay, trong sổ kiểm kê vẫn còn 155 tài liệu hiện vật chưa xác định được của các nhà di tích nào, các tài liệu hiện vật cịn thiếu về nguồn gốc xuất xứ, nghèo về nội dung, sơ sài về ý kiến nhân chứng. Nên chưa kiểm kê được chính xác chỉ phản ánh được phần nào hiện trạng làm mất tính chân thực, sinh động của di tích.

Trước đây, Văn phịng Chủ tịch nước được gọi bằng mật danh là “Văn phòng 41” hay còn gọi là “CQ41”. CQ41 được triển khai và thực hiện khi đất

nước còn chiến tranh, kinh tế khó khăn. Ngày 06 tháng 11 năm 1992, Khu Di tích được tách ra khỏi Bảo tàng Hồ Chí Minh thành cơ quan độc lập. Do chưa có đủ điều kiện để bảo quản được hiện vật nên toàn bộ tài liệu hiện vật của Khu Di tích vẫn đang được bảo quản tại kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Vì thế, vẫn chưa thống kê được danh mục tài liệu hiện vật vốn có của sổ kiểm kê bước đầu. Đây là khối tài liệu hiện vật mà Người đã sử dụng phục vụ cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt có nhiều hiện vật ở trong nước và bạn bè quốc tế tặng Người với nhiều thể loại, chất liệu khác nhau.

Các tài liệu hiện vật mới chỉ dừng lại ở thống kê, ghi chép chứ chưa đi sâu lập hồ sơ khoa học, các hồ sơ đã được lập thì lại chưa đảm bảo đủ các yếu tố của nghiệp vụ Bảo tàng cịn thiếu tính khoa học.

* Đối với cơng tác tun truyền giáo dục

Nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin tuyên truyền trong tình hình hiện nay. Số lượng cán bộ tuyên truyền vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của lượng khách vào thăm quan đặc biệt là các ngày lễ, tết trong năm. Các cán bộ tuyên truyền đều có trình độ đại học, đặc biệt là chuyên ngành bảo tàng, lịch sử, văn hóa nhưng lại chỉ có 03 cán bộ là tuyên truyền bằng tiếng Anh, Pháp và Trung Quốc vì vậy cũng gây bất cập trong công tác tuyên truyền cho khách nước ngoài.

Các điểm thăm quan ở Khu Di tích đều là ngồi trời nên hoạt động thăm quan đã chịu tác động bởi yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến quá trình hướng dẫn thăm quan. Do lượng khách đơng, các đồn khách hay các cá nhân thường đi gần nhau tạo sự mất tập trung của tiếng ồn điều này cũng gây trở ngại lớn trong việc truyền tải thông tin.

* Đối với công tác bảo vệ cảnh quan môi trường

Các loại cây trong vườn chăm sóc chưa đúng kỹ thuật, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây còn hạn chế, nhiều cây cằn cỗi, già cỗi chưa được

thay thế thường bị mối xông, bị nấm khiến cây bị rỗng ruột, mục thân, mục cành dẫn đến cây bị chết, nhiều cây cong queo nghiêng ngả và có thể bị đổ bất cứ lúc nào khi gặp mưa bão, gió mạnh làm ảnh hưởng đến con người và cảnh quan môi trường. Nhiều khu vực được trồng bổ sung không theo quy tắc, trồng cây không theo đúng thiết kế quy hoạch, như cây Xà cừ, nhãn, vải, phượng dẫn đến những thay đổi theo cấu trúc, không giữ được nguyên trạng của Khu Di tích.

Ao cá thường xuyên bị cớm rợp nên khả năng khuyếch tán ô xy vào các tầng nước ao cũng bị hạn chế. Các lá cây và các hoa quả từ các loại cây ven bờ cũng thường xuyên rụng xuống ao làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao. Sự tác động của điều kiện môi trường, địa chất, sự bồi lắng của phù sa ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết cấu về địa chất cũng như môi trường nước trong ao cá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích chủ tịch hồ chí minh tại phủ chủ tịch theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)