Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích chủ tịch hồ chí minh tại phủ chủ tịch theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 85 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa

2.3.4. Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo di tích

Cơng tác trùng tu, tôn tạo di tích là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước. Nước ta có hơn 3000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nên nhu cầu bảo tồn, trùng tu và tôn tạo là việc làm cần thiết và cấp bách vì vừa bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử, vừa đảm bảo phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Do vậy, cần phải xây dựng và đề xuất các phương án thực hiện trùng tu, tơn tạo di tích trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học một cách thấu đáo. Chất lượng hoạt động trùng tu, tôn tạo phải được

thực hiện đồng bộ từ khâu chọn chủ đầu tư đến các bước thẩm định, phê duyệt, giám sát, nghiệm thu và đánh giá chất lượng bảo tồn đồng thời tăng cường hướng dẫn kiểm tra, thanh tra công tác quản lý và công tác tu bổ di tích nhằm phát hiện những sai phạm trong q trình trùng tu, tơn tạo di tích. Phải thường xuyên lập kế hoạch công tác kiểm tra, khen thưởng những cán bộ, cá nhân tích cực, đồng thời phê phán những trường hợp tự ý tu bổ di tích, sự thiếu hiểu biết về cơng tác bảo tồn đã làm mất đi giá trị di tích làm ảnh hưởng xấu trong q trình trùng tu phải có chế tài xử lý nghiêm những người xâm hại di tích dưới mọi hình thức.

Cần tích cực nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng ở khu vực di tích như: hệ thống chiếu sáng được bố trí, lắp đặt xung quanh khu vực phải đảm bảo ánh sáng ban đêm, cải tạo cống thoát nước mỗi khi mưa to tránh tình trạng ngập úng, nâng cấp hệ thống tuyến đường tham quan, nâng cấp cải tạo sân, đường, hè, vườn cây ăn quả theo hướng giữ gìn cảnh quan mơi trường. Một số loài cây di tích chưa được trồng lại hoặc trồng nhưng chưa đúng chủng loại, một số cây bị gãy, đổ do mưa bão gây ra phải thay thế kịp thời. Trồng thêm nhiều thảm cỏ, cây xanh trên khoảng đất trống trong vườn để tạo thêm nét sinh động, thẩm mỹ; nên đặt các chậu hoa, cây cảnh phù hợp tôn thêm nét đẹp cho cảnh quan nơi đây. Xây dựng hệ thống biển báo chỉ dẫn, sơ đồ và tờ gấp giới thiệu nội dung trong hành trình tham quan Khu Di tích. Nhà chiếu phim đa ngơn ngữ cần được trang bị âm thanh ánh sáng chất lượng tốt, âm thanh căn chỉnh tự động bằng phần mềm điều khiển, màn hình hiện đại giúp cho khách tham quan hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh. Nâng cấp hệ thống kiểm tra giám sát an ninh, hệ thống trưng bày cũng phải được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Điều cần quan tâm hơn nữa là nâng cấp đồng bộ đảm bảo kỹ thuật an toàn cho các tài liệu hiện vật, các nhà di tích, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho công tác bảo quản, quản lý khoa học, quản lý hành chính, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ cơng tác hướng dẫn, các

phương tiện truyên truyền. Đó là những cơ sở hạ tầng rất thiết thực đối với sự phát triển của Khu Di tích và góp phần giữ gìn và phát huy di sản văn hóa đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan.

Những giải pháp trùng tu, tôn tạo về các nhà di tích và cảnh quan mơi trường tại Khu Di tích đều phải được trao đổi, bàn bạc thống nhất, lấy ý kiến góp ý của các cán bộ nghiên cứu trong các ngành khoa học liên quan để có thể chọn ra những giải pháp phù hợp thiết thực nhất, hiệu quả nhất. Tăng cường việc giám sát hoạt động tu bổ, tơn tạo các di tích để tránh tình trạng tu bổ, tơn tạo khơng đúng nguyên gốc. Kỹ thuật tu bổ phải đảm bảo sự đồng bộ nhằm kéo dài tuổi thọ của di tích. Cơng bố rộng rãi thơng tin về dự án trùng tu, tơn tạo di tích trước khi thực hiện xây dựng trùng tu, phải tổ chức giám sát chặt chẽ trong quá trình trùng tu. Việc đầu tư xây dựng các cơng trình mới phải phù hợp với cảnh quan môi trường và không làm ảnh hưởng đến các giá trị của di tích.

Cần phối hợp với cụm di sản văn hóa như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung đồn 375, Quảng trường Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai nhiệm vụ trùng tu, tơn tạo di tích. Phối hợp với các cơ quan đài truyền hình, báo chí nhằm tun truyền quảng bá rộng rãi Khu Di tích, qua đó mọi người có thể hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng về di tích lịch sử văn hóa để từ đó có ý thức, trách nhiệm tốt trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở Khu Di tích. Ngồi ra, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành chức năng như Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa và Viện Bảo tồn di tích thực hiện một cách bài bản khoa học tìm ra những chuẩn mực về bảo tồn có kết quả tốt trong việc trùng tu, tơn tạo di tích.

Như vậy, nâng cao công tác trùng tu, tôn tạo ở Khu Di tích là việc làm thường xuyên, lâu dài qua đó giáo dục truyền thống lịng u nước, tự hào dân tộc đối với các thế hệ. Trải qua biết bao biến cố của lịch sử và sự khắc nghiệt

của thiên nhiên vùng nhiệt đới, Khu Di tích có những điều kiện thuận lợi được bổ sung và phát huy ngày càng phong phú đa dạng góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Hồ Chí Minh tạo nên sắc thái của dân tộc. Với việc nâng cao công tác trùng tu, tơn tạo di tích nhưng vẫn đảm bảo giữ được tối đa những yếu tố ngun gốc làm cho di tích có độ bền vững tạo cảnh quan của Khu Di tích ngày càng khang trang, sạch đẹp.

2.3.5. Tăng cường các nguồn vốn để thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích chủ tịch hồ chí minh tại phủ chủ tịch theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)