Tăng cường các nguồn vốn để thực hiện việc bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích chủ tịch hồ chí minh tại phủ chủ tịch theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 88 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa

2.3.5. Tăng cường các nguồn vốn để thực hiện việc bảo tồn và phát huy

Để bảo vệ, bảo tồn được các di tích lịch sử, các di sản văn hóa thì một vấn đề rất quan trọng đó là cần phải có sự ủng hộ của Nhà nước và toàn thể nhân dân bằng cả vật chất và tinh thần. Mỗi địa phương cần có kế hoạch dự trù những khoản trợ cấp nhất định để bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. Vì vậy, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đơng phương Bác cổ học viện (Vietnam On ental Institute) có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong tồn cõi Việt Nam... Chính phủ vẫn cơng nhận ngun tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗi cho Đông phương Bác cổ học viện. Khi dự thảo ngân sách toàn quốc, cho từng kỳ hay từng tỉnh, ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, ơng Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục, ông ủy viên tài chính của mỗi kỳ hay của mỗi tỉnh phải dự tính khoản trợ cấp cho Đông phương Bác cổ học viện” [7, tr.120].

Hiện nay, Khu Di tích đang xuống cấp theo thời gian và do tác động của con người, vì vậy rất cần nguồn kinh phí dành cho việc tìm kiếm, bổ sung các tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh; nguồn kinh phí phục vụ cho việc tơn tạo, tu bổ các di tích nhằm hạn chế sự xuống cấp và hư hỏng của các di sản. Để thực hiện được, Khu Di tích cần tìm kiếm các nguồn tài trợ bằng cách kêu gọi các tổ chức và cá nhân ủng hộ cho việc tìm kiếm, trùng tu, tơn tạo Khu Di tích. Xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Cần xây dựng cộng đồng ở các

tầng lớp nhân dân có trách nhiệm trong xã hội, tự nguyện tham gia ủng hộ để cải thiện môi trường xã hội lành mạnh và thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như việc tìm kiếm, trùng tu tơn tạo di tích. Nhờ thế mà có thể thu hút các nguồn lực, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước tham gia bảo tồn bền vững kho tàng di sản văn hóa đồng thời thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa đa dạng của công chúng. Tăng cường sự hướng dẫn về phương pháp và giám sát trong quá trình tìm kiếm, bổ sung các tài liệu hiện vật và tu bổ, tôn tạo Khu Di tích để đảm bảo sự đóng góp trí tuệ và tiền của quý báu của nhân dân sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho sự nghiệp này, đồng thời thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của nhân dân là được tận hưởng thành quả do chính sự đóng góp chung tay góp sức của cộng đồng.

Đặc biệt, cần thực hiện tốt việc động viên, khen thưởng, tôn vinh kịp thời đối với tất cả các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp kinh phí cho việc tìm kiếm bố sung các tài liệu hiện vật và trùng tu, tôn tạo Khu Di tích trên các phương tiện thơng tin đại chúng để tạo sự thu hút các lực lượng trong xã hội tham gia. Việc khuyến khích đầu tư cho chỉnh trang, tu bổ Khu Di tích phù hợp với tính nguyên gốc đáp ứng được yêu cầu nguyên vẹn phù hợp với di sản văn hóa dân tộc đã tạo cho Khu Di tích có hướng tiếp cận mới, có khả năng quy tụ các nguồn lực trong nhân dân với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức hoạt động, phát huy được sức mạnh của tồn xã hội.

Đồng thời, Khu Di tích cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu được từ khách đến thăm quan. Thực hiện tốt những văn bản hướng dẫn về cơng tác quản lý nguồn kinh phí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm đảm bảo quản lý thu và chi từ các nguồn tài trợ. Tất cả các nguồn thu-chi được thực hiện minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích và khơng để thất thốt, lãng phí vào cơng tác tu bổ các di tích. Cần rà soát, lập danh sách các di tích, các tài liệu hiện vật bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng trước khi tiến hành tu bổ.

Tiểu kết chƣơng 2

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là đơn vị sự nghiệp văn hóa trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng bảo quản và phát huy giá trị các di tích, các tài liệu hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến năm 1969.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức và người lao động, Khu Di tích đã khơng ngừng đổi mới và đạt được những thành tựu đáng kể như: việc xây dựng cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ đến các công việc trọng tâm như công tác bảo quản tài liệu hiện vật, công tác sưu tầm kiểm kê tư liệu, công tác trưng bày tài liệu và bảo vệ cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, Khu Di tích vẫn cịn gặp phải những khó khăn và có những hạn chế nhất định. Vì vậy Khu Di tích cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh; Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và phẩm chất; Tiến hành tìm kiếm, bổ sung các di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích; Nâng cao chất lượng cơng tác trùng tu, tơn tạo di tích; Tăng cường các nguồn vốn để thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích nhằm giữ gìn lâu dài và phát huy những giá trị của di sản Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận sáng tạo của cách mạng Việt Nam, Người đã nêu một tấm gương sáng trong việc kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người đã để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một hệ thống di sản tư tưởng quý báu trong đó có tư tưởng về giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc. Đó là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng, hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, kế thừa và đổi mới. Người quan tâm đến giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc; giữ gìn và bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đối với Người những làn điệu dân ca, những áng thơ cổ, những phong tục, tập quán và các lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Người thường nhắc nhở những người làm nghệ thuật luôn biết trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc. Vì vậy, Người căn dặn phải học cái hay trong từng nền văn hóa của dân tộc thể hiện giữ gìn bản sắc văn hóa và khẳng định cốt cách của dân tộc. Đặc biệt, Hồ Chí Minh nêu ra những quan điểm mang tính định hướng về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Những tư tưởng của Người về giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc khơng những làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc mà cịn góp phần vào sự tiến bộ và phát huy nền văn minh của nhân loại. Trong Hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhân Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Katherine Muller-Marin cho rằng: “Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật, và thể hiện rõ sự quan tâm của Người đối với những khát vọng của các dân tộc đang nỗ lực khẳng định bản sắc văn hóa của mình và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau” [86, tr.200].

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (từ năm 1954 đến năm 1969) là một loại hình bảo tàng lưu niệm về đời sống sinh hoạt của vị

lãnh tụ vĩ đại dân tộc. Nơi đây đang bảo quản, giữ gìn những tài liệu hiện vật, các nhà di tích cịn in đậm những kỷ niệm dấu ấn, tình cảm của Hồ Chí Minh. Đến thăm nơi ở và làm việc của Người, các tầng lớp nhân dân khơng chỉ tận mắt nhìn thấy những di tích cùng với những kỷ vật thiêng liêng gắn bó với một phần cuộc đời của Hồ Chí Minh mà cịn được nghe các cán bộ tuyên truyền giới thiệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống toát lên từ cuộc sống đời thường vơ cùng giản dị cũng như những đóng góp lớn lao của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam. Điều đó càng làm cho đồng bào thêm kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu Di tích đã thật sự trở thành nơi hội tụ tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, trở thành một trường học lớn để học tập, nghiên cứu và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào thăm nơi ở và làm việc của Người đã phát biểu: “Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một địa chỉ hết sức thiêng liêng. Đây là nơi mọi người dân trong nước và bạn bè quốc tế đến để tưởng nhớ, hiểu biết về công lao to lớn của Bác và đặc biệt là nơi học tập, làm theo tấm gương vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đây, mỗi người đều lắg đọng suy ngẫm về bản thân để tu dưỡng, rèn luyện và làm việc xứng đáng với Bác” [46, tr.10]. Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, đồng chí Katherine Muller nói lời cảm tưởng: “Thay mặt cho UNESCO và gia đình, tơi xin chân thành cảm ơn các bạn vì chuyến viếng thăm tuyệt vời tới ngơi nhà của Hồ Chí Minh. Tơi tin rằng, để hiểu biết và yêu quý Việt Nam nhiều hơn thì cần phải hiểu Hồ Chí Minh có ý nghĩa thế nào đối với đất nước này. Cứ mỗi lần đến thăm, tôi đều học hỏi được nhiều hơn về vị lãnh tụ vĩ đại này” [46, tr.111]. Với những kết quả đã đạt được, Khu Di tích đang trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa đáng tin cậy của đông đảo khách tham quan ở cả trong nước và quốc tế. Để phát huy hơn nữa vai trị của mình, Khu Di tích cần khắc phục những hạn chế, phát huy ưu thế để góp phần vào việc giữ gìn giá trị của các di sản văn hóa Hồ Chí Minh nói riêng và di sản văn hóa của dân tộc nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bác Hồ với đồng bào các dân tộc (2007), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 2. Bác Hồ với văn nghệ sĩ (1985), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

3. Hồng Chí Bảo (2013), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội.

4. Trần Văn Bính (2015), Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, Nxb

Thông tin Truyền thông, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (1970), Nghị quyết số 206-NQ/TW ngày 25-11-1970 về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quyết định số 3399/QĐ-BVHTTDL ngày

12-9-2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về chức năng, nhiệm vụ.

7. Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Bảo vật quốc gia: Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa năm 1945- 1946, (2017), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ XII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Văn kiện Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp

hành Trung ương khóa XII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội.

13. Phạm Văn Đồng (2009), Hồ Chí Minh- tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản văn hóa dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

16. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Viết Hồn (2004), Giữ gìn và phát huy giá trị những di sản của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

19. Trần Viết Hoàn (2012), Đạo đức Bác Hồ tấm gương soi cho mn đời,

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh

trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Kỷ niệm 120

năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quyển 2, Nxb Chính trị - Hành

chính, Hà Nội.

21. Hội đồng Chính phủ (1979), Nghị định số 375/CP ngày 15-10-1979 của

Hội đồng chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

22. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

23. Đỗ Huy (1997), Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đỗ Huy, Trường Lưu (1990), Bản sắc dân tộc của văn hóa, Viện Văn hóa, Hà Nội.

25. Vũ Khiêu (2012), Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội

26. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1998), Hồ Chí Minh

27. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2000), Giữ gìn và phát huy những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần xây dựng con người mới Việt Nam, Nxb Hà Nội.

28. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2004), Di tích lưu

niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2005), Kỷ yếu hội thảo 35 năm thực hiện Di chúc và phát huy các giá trị di sản tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

30. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2007), Hồ Chí Minh

văn hóa và đạo đức, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

31. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2008), Những kỷ niệm cảm động về Bác Hồ, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội.

32. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2010), Mỗi câu chuyện nhỏ một bài học lớn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2010), Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

34. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2012), Chuyện cây trong vườn Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích chủ tịch hồ chí minh tại phủ chủ tịch theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)