8. Bố cục của đề tài
3.2. Điều kiện đảm bảo đổi mới
3.2.2. Năng lực đội ngũ cán bộ Chi cục
Trong thời gian tới, Chi cục Văn thƣ - Lƣu trữ tỉnh Bắc Giang cần quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ Chi cục (bao gồm cả cán bộ Trung tâm Lƣu trữ tỉnh). Mục đích của hoạt động này là trang bị cho cán bộ những kiến thức về quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các kỹ năng, nghiệp vụ để họ có đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay hay nói cách khác là nâng cao năng lực về quản lý nhà nƣớc cho đội ngũ cán bộ, công chức Chi cục Văn thƣ - Lƣu trữ tỉnh Bắc Giang. Bởi vì, theo chúng tôi,
công tác xây dựng hệ thống văn bản; phổ biến văn bản; hƣớng dẫn, tập huấn văn bản; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định của nhà nƣớc về lƣu trữ... thì vấn đề cốt lõi nhất, khó khăn nhất mà Chi cục đã và đang gặp phải không phải là vấn đề cơ sở vật chất nhƣ đa số cán bộ quan niệm, mà chính là năng lực đội ngũ cán bộ. Năng lực đội ngũ cán bộ Chi cục là vấn đề mấu chốt cần giải quyết trƣớc mắt. Để có đƣợc năng lực đáp ứng yêu cầu công việc thì đội ngũ cán bộ, công chức Chi cục cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên và có hiệu quả. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Chi cục Văn thƣ - Lƣu trữ tỉnh Bắc Giang cần quan tâm, lựa chọn và tạo điều kiện hơn nữa cho cán bộ nghiệp vụ nói chung và cán bộ quản lý tại các đơn vị của Chi cục nói riêng thƣờng xuyên tham gia học tập nâng cao trình độ, chẳng hạn: tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ lƣu trữ; các khóa học sau đại học ở trong và ngoài nƣớc; các khóa học bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ, các khóa học về kỹ năng quản lý; các khóa học về phƣơng pháp sƣ phạm, các khóa học về các kiến thức bổ trợ nhƣ tin học, ngoại ngữ... Đối tƣợng đƣợc chọn tham gia bồi dƣỡng chuyên môn và kỹ năng quản lý cần tập trung và ƣu tiên những ngƣời có tâm huyết, có năng lực. Hy vọng rằng, nếu đƣợc bồi dƣỡng thêm về kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết thì cán bộ lƣu trữ Chi cục sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Bởi vì, mặc dù là một tổ chức lƣu trữ đứng đầu ở địa phƣơng, song việc thực hiện một số nghiệp vụ văn thƣ, lƣu trữ tại Chi cục chƣa đƣợc tốt. Chẳng hạn nhƣ việc lƣu giữ, bảo quản và phục vụ sử dụng văn bản do chính đơn vị soạn thảo và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nếu lƣu trữ văn bản và thực hiện các nghiệp vụ lƣu trữ tốt đối với các văn bản này thì sẽ tạo thuận lợi cho việc tra cứu sử dụng khi cần thiết của lãnh đạo Chi cục và các đối tƣợng khác có nhu cầu sử dụng. Hơn ai hết, các nghiệp vụ văn thƣ, lƣu trữ tại Chi cục cần phải đƣợc cán bộ lƣu trữ của Chi cục làm tốt. Chúng
tôi cho rằng có nắm vững lý luận, thực tiễn công tác lƣu trữ tại địa phƣơng và làm tốt các nghiệp vụ này thì hƣớng dẫn ngƣời khác làm mới tốt đƣợc.
Thứ hai, Chi cục Văn thƣ - Lƣu trữ tỉnh Bắc Giang cần tạo điều kiện cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ là đối tƣợng đã, đang và sẽ trực tiếp tham gia quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ ở địa phƣơng đi học tập thực tế tại các cơ quan lƣu trữ trong cả nƣớc nhƣ: các Trung tâm Lƣu trữ quốc gia và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có những thành tích nổi bật trong công tác lƣu trữ nhƣ: Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Bình Định, Đồng Nai, thành phố Hà Nội… Qua quá trình đi học tập thực tế tại các Trung tâm Lƣu trữ quốc gia, đặc biệt là các địa phƣơng sẽ giúp mỗi cán bộ hiểu thêm về đặc điểm tình hình, thực trạng công tác lƣu trữ của các tỉnh; biết đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc của các cơ quan, tổ chức địa phƣơng trong công tác lƣu trữ; và bản thân mỗi cán bộ sẽ tích lũy đƣợc rất nhiều kiến thức thực tế mà họ đã học đƣợc qua thực tiễn. Đồng thời, cán bộ lƣu trữ Chi cục có thể học tập cách làm phù hợp của một số tỉnh bạn áp dụng cho tỉnh Bắc Giang. Sự giao lƣu giữa các lƣu trữ với nhau sẽ tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa các cán bộ, thông qua đó họ sẽ thấy đƣợc đà phát triển chung của sự nghiệp lƣu trữ trong cả nƣớc. Có nhƣ vậy việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của Chi cục mới đáp ứng đƣợc các yêu cầu của địa phƣơng và thực sự có hiệu quả.
Cần nói thêm ở đây đối với đội ngũ cán bộ quản lý Chi cục Văn thƣ - Lƣu trữ tỉnh Bắc Giang. Họ cần đƣợc lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Nội vụ quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trong việc học tập, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ. Bởi vì, lƣu trữ có thể coi là một ngành đặc thù ở tỉnh - ngành chƣa đƣợc các ngành các cấp nhận thức, quan tâm đúng mức về mọi mặt nhƣ đã phân tích ở phần trên. Ngoài tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nƣớc đối với chức danh Chi cục trƣởng và Chi cục phó thì hàng năm, họ cần đƣợc bồi dƣỡng thêm nhiều kiến thức cũng nhƣ
kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng quản lý. Thông qua các hội nghị, hội thảo văn thƣ lƣu trữ, những chuyến công tác trong nƣớc và đặc biệt là nƣớc ngoài để đội ngũ lãnh đạo có cơ hội giao lƣu, tăng cƣờng quan hệ hợp tác về lƣu trữ, học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý từ lƣu trữ nƣớc ngoài.
Song song với công tác bồi dƣỡng thì vấn đề quy hoạch cán bộ quản lý cần đƣợc Chi cục cũng nhƣ Sở Nội vụ quan tâm hơn nữa. Hiện nay, quy hoạch cán bộ quản lý kế cận còn tồn tại ở nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức trong đó có Chi cục Văn thƣ - Lƣu trữ tỉnh Bắc Giang. Thời gian quy hoạch không chỉ trong khoảng thời gian 5 năm đến 10 năm mà có thể lâu dài hơn nữa. Việc làm này sẽ tránh đƣợc tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ kế cận. Đội ngũ cán bộ quy hoạch cần có sự chuẩn bị tốt về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận, thực tiễn khoa học quản lý.
Thứ ba, Chi cục Văn thƣ - Lƣu trữ tỉnh Bắc Giang cần tham mƣu, đề xuất với Sở Nội vụ trong việc tiến hành bổ sung cán bộ nhằm thu hút cán bộ lƣu trữ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Hiện nay, chúng ta biết rằng, chỉ tiêu biên chế có giới hạn và do cơ chế tuyển dụng còn nhiều vấn đề bất cập, nên nhiều khi các cơ quan khó có thể tuyển dụng đƣợc ngƣời giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết và thực sự yêu công việc lƣu trữ (nghề lƣu trữ). Vì vậy, thiết nghĩ đây là một trong những biện pháp có thể nói thu hút đƣợc ngƣời tài cho ngành lƣu trữ tỉnh Bắc Giang. Việc tăng biên chế cho Chi cục cũng là một trong những vấn đề cần giải quyết trƣớc mắt. Hiện tại, tổng số biên chế 19 thì so với yêu cầu công việc còn ở số lƣợng khiêm tốn. Bố trí biên chế ở các đơn vị cũng cần đƣợc Chi cục cân nhắc sao cho cân đối, phù hợp giữa công việc đƣợc giao với trình độ, năng lực. Chúng ta không thể lấy cán bộ phụ trách kho lƣu trữ sang để thực hiện các nghiệp vụ, vì nhƣ thế chắc chắn sẽ ảnh hƣởng tới hiệu quả, chất lƣợng công việc (nội dung này đƣợc chúng tôi phân tích kỹ hơn ở phần sau).
Thứ tƣ, nếu bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực tế đòi hỏi là điều kiện cần thì theo chúng tôi, bồi dƣỡng lòng yêu nghề, yêu và gắn bó lâu dài công việc đang làm là điều kiện đủ. Để có đƣợc điều này, bên cạnh đào tạo, bồi dƣỡng thì Chi cục cần quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách, đãi ngộ đối với cán bộ lƣu trữ Chi cục; đặc biệt, sự phối hợp với cơ sở đào tạo trong việc lấy ngƣời của địa phƣơng là không thể thiếu. Có công việc phù hợp với chuyên môn, có cơ hội cống hiến và tiện cho chăm sóc gia đình là điều mà hầu hết cán bộ công chức hƣớng tới. Tất cả những điều này mới thực sự là liều thuốc hiệu quả và triệt để để đội ngũ cán bộ lƣu trữ yên tâm công tác và phục vụ lâu dài, cống hiến hết mình vì sự nghiệp lƣu trữ tỉnh Bắc Giang. Thực tế hiện nay, mặc dù Bắc Giang là một trong những tỉnh có truyền thống về lƣu trữ, song với một ngành nghề sự cần thiết lớn nhƣng sức hấp dẫn ít thì việc giữ chân cán bộ là một vấn đề không nhỏ, cần đƣợc Sở Nội vụ và Chi cục quan tâm, giải quyết thỏa đáng.
Ngoài ra, Chi cục cần thƣờng xuyên hơn nữa tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm về công tác lƣu trữ với các trƣờng cao đẳng, đại học có chuyên ngành lƣu trữ. Qua các buổi tọa đàm này, các cán bộ lƣu trữ sẽ đƣợc chia sẻ những kinh nghiệm quản lý xuất phát từ thực tế địa phƣơng, từ đó để công tác quản lý thêm hiệu quả.