Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm
Từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam (1986-1996), với những ưu điểm và hạn chế, Đảng có được nhiều kinh nghiệm lịch sử quý báu.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam
trong các hoạt động thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, nâng cao quyền làm chủ cho phụ nữ. Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ phải được quán triệt trong toàn bộ hệ thống chính trị, làm chuyển biến quan điểm, nhận thức trong Đảng về vai trị, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cũng như vai trò của tổ chức Hội trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các cấp bộ Đảng, chính quyền, đồn thể, từ Trung ương đến cơ sở phải có nhận thức đúng đắn về vai trị to lớn của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng; phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN trong công tác vận động phụ nữ, bảo vệ quyền lợi phụ nữ, nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, đánh đập, xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của phụ nữ, đặc biệt là nạn buôn bán phụ nữ, hiếp dâm trẻ em, bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam phải
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Chủ trương, chính sách của Đảng về phụ nữ phải bám sát với đời sống, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, để có được sự đồng tình ủng hộ của chị em, góp phần phát huy hiệu quả công tác phụ vận. Đảng định hướng phát triển trước mắt và lâu dài của Hội, lãnh đạo Hội cải tiến sinh hoạt và hình thức tập hợp phụ nữ, nâng cao chất lượng hội viên, khắc phục bệnh quan liêu, hành chính. Lựa chọn những cán bộ đủ tiêu chuẩn do Đảng đoàn Trung ương Hội đề xuất và giới thiệu vào các chức vụ chủ chốt của Hội để Hội bầu cử theo điều lệ Hội. Thơng qua Đảng đồn và các đảng viên trong Hội hướng dẫn các cấp Hội hoạt động đúng hướng, kịp thời uốn nắn những nhận thức và hoạt động không đúng.
Thứ ba, cấp ủy Đảng phải có quan điểm, nhận thức đúng đắn, sâu sắc về bình
đẳng giới, có tư duy cách mạng trong xây dựng chiến lược, chính sách cũng như thực thi công tác cán bộ nữ. Đảng phải gắn công tác vận động phụ nữ với việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ và tạo điều kiện cho tổ chức Hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Các chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ cần được thể chế hóa thành chính sách, thành chỉ tiêu cụ thể. Các cấp ủy Đảng cần quan tâm chỉ đạo cơng tác phụ nữ một cách thiết thực, có cán bộ phụ trách ngang tầm nhiệm vụ, có biện pháp hỗ trợ để phụ nữ nâng cao trình độ, đặc biệt quan tâm tới các vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng tôn giáo.
Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc phối kết hợp chặt chẽ
với các bộ, ngành liên quan nhằm phát huy vai trò dân chủ đại diện của tổ chức Hội LHPN Việt Nam. Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng về phụ nữ và cơng tác vận động phụ nữ địi hỏi cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ về vấn đề bình đẳng giới. Cấp ủy Đảng phải chỉ đạo các cấp Hội thường xuyên phối hợp với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đối với sự phát triển của đất nước trong một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảng cũng
chỉ đạo Hội phối hợp chặt chẽ với các nữ đại biểu Quốc hội để lồng ghép vấn đề giới trong quá trình xây dựng luật pháp cho phù hợp với những quy định của Công ước quốc tế CEDAW về: “Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (1981) và Công ước về “Quyền trẻ em” (1990) mà Chính phủ Việt Nam ký kết.
Thứ năm, Đảng phải tăng cường chỉ đạo Hội LHPN Việt Nam tích cực, chủ
động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất ý kiến với Đảng và Nhà nước trong các vấn đề liên quan đến phụ nữ - trẻ em. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác vận động quần chúng, công tác phụ nữ, công tác mặt trận và các đoàn thể của Đảng; việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước phải có cơ chế tạo điều kiện cho Hội LHPN thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội.
Vấn đề phụ nữ cần được chú trọng thích đáng khi hoạch định và triển khai các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện cho phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động góp phần vào sự phát triển của đất nước; đồng thời chị em phải được hưởng thụ những thành quả của sự phát triển ấy tương xứng với cống hiến. Phải coi sự phát triển của phụ nữ và phong trào phụ nữ đồng nghĩa với sự phát triển của quốc gia thì mới có thể làm tốt cơng tác phụ vận, huy động được nguồn nhân lực phong phú của chị em đóng góp vào tiến bộ xã hội và sự phồn vinh của đất nước.
Tiểu kết
Toàn bộ thành tựu và khuyết điểm trong quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam đều gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Chủ trương, quan điểm của Đảng cũng như hệ thống chính sách, luật pháp của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam (1986-1996) là tương đối đầy đủ, toàn diện; thực sự là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Hội, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức Hội thực hiện sứ mệnh và trách nhiệm đối với sự phát triển của phụ nữ Việt Nam.
Hội LHPN Việt Nam là cầu nối giữa Đảng với tầng lớp phụ nữ thông qua việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt các chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ - trẻ em; đồng thời xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện có tính khả thi, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống. Sự lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố quyết định tạo ra những thành tựu trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cũng ngày càng trưởng thành, nhận rõ hơn những mặt yếu kém và rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
Để tạo bước đột phá trong công tác phụ vận, Đảng và các cấp Hội LHPN Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tích cực điều chỉnh các hoạt động còn chậm đổi mới và chưa hiệu quả: các cuộc vận động; các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao năng lực, trình độ; hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện luật pháp về bình đẳng giới, hơn nhân gia đình; tư vấn, hỗ trợ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ; khai thác các nguồn lực.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng có những đặc điểm và yêu cầu riêng, phải làm sao vừa bảo đảm sự lãnh đạo có hiệu quả của Đảng, vừa phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trị của các đồn thể nhân dân, trong đó có Hội LHPN Việt Nam.
Từ thực tiễn Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam những năm 1986-1996, Luận văn tập trung làm rõ vấn đề cốt lõi trong sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Hội LHPN Việt Nam là định hướng chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ và đổi mới hoạt động của tổ chức này.
Vai trò của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam được thể hiện thông qua sự chăm lo xây dựng và củng cố Hội phụ nữ; ra sức phát huy tính tích cực và tính chủ động của Hội phụ nữ trong việc giáo dục, vận động và tổ chức quần chúng phụ nữ thực hiện đường lối của Đảng, tích cực tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, giải quyết các vấn đề thiết thực về đời sống của quần chúng phụ nữ.
Trên cơ sở hệ thống hóa các văn bản của Đảng, luận văn đã thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam qua những việc làm cụ thể:
- Không ngừng củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ bằng cách làm cho đường lối, chính sách và các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được quán triệt và biến thành hành động tự giác của quần chúng phụ nữ, thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động, thuyết phục của cán bộ, đảng viên trong tổ chức Hội phụ nữ.
- Thường xuyên chỉ rõ cho Hội phụ nữ những yêu cầu, nhiệm vụ và những công tác quan trọng cần vận động quần chúng phụ nữ thực hiện trong từng thời gian; không ngừng làm cho các tổ chức đảng và tổ chức nhà nước tơn trọng và biết phát huy tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của tổ chức Hội phụ nữ; tổ chức
cho quần chúng phụ nữ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Trong cơ quan Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Đảng lập ra Đảng đoàn gồm những đảng viên hoặc một số đảng viên hoạt động trong tổ chức Hội phụ nữ. Nhiệm vụ của Đảng đoàn Hội phụ nữ là bằng công tác thuyết phục, vận động quần chúng phụ nữ thực hiện đường lối, chính sách và các nghị quyết của Đảng, tăng cường ảnh hưởng của Đảng, tăng cường đoàn kết và mối liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ, đảng viên và người ngoài Đảng trong tổ chức phụ nữ, nghiên cứu để đề nghị cấp uỷ quyết định phương hướng, chủ trương công tác đối với tổ chức phụ nữ và quản lý cán bộ theo quy định của Trung ương.
Để tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư phải có sự định hướng cho cơng tác vận động phụ nữ của Đảng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng cho cơng tác quy hoạch, đào tạo và tạo nguồn cán bộ nữ cho thập kỷ đầu thế kỷ XXI và những thập kỷ tiếp theo.
Hai là, tăng cường kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện sơ kết, tổng kết
rút kinh nghiệm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chấn chỉnh công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác vận động phụ nữ.
Ba là, đưa công tác vận động quần chúng của Đảng, đặc biệt là công tác vận
động phụ nữ, cũng như giáo dục về bình đẳng giới vào chương trình đào tạo, giáo dục của các trường Đảng, trường cán bộ quản lý…
Bốn là, các cấp ủy Đảng cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, công tác
cán bộ nữ vùng dân tộc, đặt thành nhiệm vụ có tính chất chiến lược trong tồn bộ công tác cán bộ của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao nhận thức về giới cho các cấp ủy Đảng, nhất là đảng viên làm lãnh đạo.
Năm là, tăng cường phát huy dân chủ đại diện của các tầng lớp phụ nữ, tăng
cán bộ hội trong việc tham mưu cho Đảng về đổi mới nội dung công tác lãnh đạo của Đảng đối với phụ nữ.
Như vậy, để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng thấu suốt trong cả hệ thống chuyên chính vơ sản, được cụ thể hố thành chính sách, luật pháp. Các cơ quan Nhà nước, với sự phối hợp của các đoàn thể, đặc biệt là Hội LHPN Việt Nam cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp được nghĩa vụ với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Nguyễn Đức Bình (2003), Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Bình (1995), Bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 10 năm 1985- 1995, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3/1995, tr. 7-10.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam - 80 năm xây dựng và phát triển (2010), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 04-NQ/TW
ngày 12 tháng 7 năm 1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47 (1986), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 48 (1987),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49 (1988- 1989), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 50 (1990), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51 (1991), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52 (1992- 6/1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 53 (7/1993-
1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 54 (1995),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8B (khoá VI),
Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Định (1991), Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3/1991, tr. 1-3.
20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam (hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1988), Báo cáo tình hình phong trào phụ
nữ và sự hoạt động của các cấp Hội năm 1987 (Dự thảo), Kho lưu trữ Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
22. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1989), Báo cáo tổng kết phong trào phụ nữ
và sự hoạt động của các cấp Hội năm 1988, Kho lưu trữ Trung ương Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
23. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1990), Báo cáo tình hình phong trào phụ
nữ và sự hoạt động của các cấp Hội năm 1989, Kho lưu trữ Trung ương Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
24. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1992), Báo cáo tình hình hoạt động của các cấp Hội phụ nữ năm 1991, Kho lưu trữ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ