Xây dựng tổ chức Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ việt nam từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 25 - 34)

1.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hiện thực hóa chủ trương của

1.2.1. Xây dựng tổ chức Hội

Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng về sắp xếp lại tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, Hội LHPN Việt Nam tiến hành Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc, xây dựng phương án sắp xếp lại tổ chức cơ quan theo tinh thần gọn nhẹ, tinh giản, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đại hội diễn ra từ ngày 19-20/5/1987 tại Thủ đô Hà Nội với 700 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 10 triệu hội viên và 28 triệu phụ nữ trong cả nước. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI gồm 98 ủy viên. Ban Chấp hành bầu Đoàn Chủ tịch gồm 15 ủy viên. Bà Nguyễn Thị Định - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Đại hội thông qua Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (bổ sung), trong đó khẳng định “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tổ chức quần chúng cách

mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Là một bộ phận trong hệ

thống chuyên chính vơ sản, Hội có chức năng “giáo dục, vận động phụ nữ xây dựng

chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đại diện cho quyền bình đẳng làm chủ tập thể của phụ nữ, tham gia quản lý và kiểm tra công việc của Nhà nước, tập trung vào những vấn đề có liên quan trực tiếp tới phụ nữ và trẻ em” [31, tr. 7].

1.2.1.1. Hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức của Hội gồm 4 cấp: Trung ương; tỉnh và các thành phố trực thuộc; huyện, quận và cấp tương đương; xã, phường và cấp tương đương (cấp Hội cơ sở). Cơ sở Hội tổ chức theo đơn vị hành chính dân cư, đơn vị sản xuất, đơn vị công tác và đơn vị kinh doanh dịch vụ. Hội cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội. Đơn vị cơ sở Hội là xã, phường, thị trấn, chợ lớn, các hợp tác xã tiểu thủ cơng nghiệp có đơng nữ, các đơn vị trực thuộc.

Cơ quan chuyên trách Hội LHPN Việt Nam được thành lập từ Trung ương tới cấp huyện, cấp cơ sở thực hiện cán bộ chuyên trách. Sau mỗi Đại hội, bộ máy chuyên trách cơ quan Hội LHPN các cấp đều được kiện toàn, đổi mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội trong nhiệm kỳ.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp Hội là: Đại hội đại biểu phụ nữ của cấp đó, ở cơ sở ít hội viên là đại hội toàn thể hội viên. Cơ quan lãnh đạo Hội LHPN toàn quốc là Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam họp 5 năm/1 lần để: thông qua báo cáo tổng kết và kiểm điểm công tác của Ban Chấp hành Trung ương Hội; quyết định phương hướng nhiệm vụ của phong trào phụ nữ trong nhiệm kỳ tới; quyết định sửa đổi điều lệ Hội; bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Hội.

Cơ quan lãnh đạo Hội cấp tỉnh, thành, huyện, quận và cấp tương đuơng là Đại hội đại biểu tỉnh, thành phố họp 5 năm/1 lần; huyện, quận và cấp tương đương họp 5 năm/2 lần.

Ban Chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo phong trào giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ: lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội phụ nữ toàn quốc; lãnh đạo hướng dẫn các cấp hội thi hành chủ trương, chính sách luật pháp của Đảng và Nhà nước; đại diện cho Hội thực hiện quyền làm chủ tập thể và quyền bình đẳng của phụ nữ trong mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; thay mặt Hội trong hoạt động quốc tế.

Cấp Hội ở Trung ương cần có khả năng nghiên cứu đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế của phụ nữ, đề ra được những nội dung công tác của Hội, tổ chức chỉ đạo thực hiện, tổng kết rút ra vấn đề, kiến nghị với Đảng và Nhà nước những chính sách lớn, tổ chức sự kết hợp công tác với các cơ quan Nhà nước, các ngành, đồn thể.

Ban chấp hành phụ nữ các cấp có nhiệm vụ: tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của đại hội đại biểu cấp mình; lãnh đạo cấp dưới thực hiện các chủ trương công tác của cấp ủy địa phương và của Hội cấp trên; kiểm tra, đề xuất với Đảng, chính quyền và các ngành địa phương về quyền bình đẳng, quyền làm chủ tập thể, chăm lo đời sống sức khỏe của phụ nữ và trẻ em.

Cấp Hội ở huyện, quận, tỉnh, thành cần nâng cao trình độ để có khả năng chủ động cơng tác, biết cụ thể hố chủ trương của cấp trên phù hợp với thực tế, chỉ đạo sâu sát cơ sở, phát hiện và đề xuất được những vấn đề của phụ nữ địa phương.

Ban chấp hành cơ sở có nhiệm vụ: giáo dục, vận động quần chúng phụ nữ tham gia tích cực phong trào lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện nghị quyết của Hội cấp trên và nghị quyết của đại hội cấp mình; phát hiện, đề xuất với Đảng, chính quyền địa phương và các ngành chăm lo đời sống bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ trẻ em; hướng dẫn phụ nữ tổ chức cuộc sống gia đình hịa thuận, hạnh phúc và ni dạy con tốt; phát triển hội viên, hướng dẫn sinh hoạt tổ hội viên xây dựng quỹ hội.

1.2.1.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế

Kiện toàn các cấp Hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở Hội trở thành vấn đề có tính chất cấp bách. Cơng tác kiện tồn củng cố bộ máy tổ chức các cấp Hội được đặt ra từ trước và sau Đại hội phụ nữ các cấp, thực hiện Quyết định số 227/HĐBT ngày 29/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc “sắp xếp lại

tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp”. Trung ương Hội

thực hiện củng cố kiện toàn bộ máy Trung ương; triển khai kế hoạch hướng dẫn các tỉnh, thành Hội từng bước kiện toàn bộ máy cấp tỉnh, tiến tới cấp huyện, cơ sở. Trung ương Hội tiến hành sắp xếp lại các ban, các bộ phận. Đồng thời, tiến hành xây dựng và bổ sung quy chế làm việc của Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch, Ban thư ký, Ban chấp hành và các ban, bộ phận trong cơ quan, xây dựng chương trình và chế độ cho cán bộ đi cơ sở. Nhiều tỉnh, thành, quận, huyện Hội kiện toàn bộ máy theo hướng giảm đầu mối, giảm cán bộ.

Trên cơ sở đó, việc kiện tồn bộ máy, tinh giản biên chế được thực hiện một bước. Năm 1988, tính chung về biên chế, cấp tỉnh giảm 132, cấp huyện giảm 228. Tổng số biên chế của cả hệ thống Hội giảm 20% [23, tr. 4].

Năm 1987, 31/40 tỉnh, thành Hội sắp xếp còn 4 ban, 9 tỉnh có 5-7 ban. Năm 1989, bộ máy cấp tỉnh thu gọn với mơ hình 2 ban (Văn phịng và Phong trào) cho các tỉnh có quy mơ nhỏ, 3 ban (Văn phòng, Tổ chức và Phong trào) cho các tỉnh có quy mơ lớn, hoặc tính chất phức tạp. Kết quả có 16 tỉnh, thành Hội tổ chức theo mơ hình mới, trong đó 9 tỉnh có 2 ban, còn lại các tỉnh sắp xếp theo 3 ban. Việc sắp xếp

lại các ban ở các tỉnh khắc phục được sự chồng chéo, tạo điều kiện, khả năng tập trung cán bộ cho công tác chỉ đạo phong trào, chun mơn hố đội ngũ và nâng cao khả năng tổ chức vận động quần chúng của cán bộ Hội.

1.2.1.3. Công tác tổ chức Hội cấp cơ sở

Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ lần thứ VI xác định: “Xây dựng củng cố

cơ sở Hội là khâu công tác trọng yếu để thực hiện chức năng nhiệm vụ và tạo nên sức mạnh của Hội”. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ lần thứ

VI, bước sang năm 1988, Trung ương Hội chỉ đạo tập trung củng cố cơ sở theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động theo chức năng, đa dạng hố các hình thức tập hợp phụ nữ, nâng cao năng lực chủ động hoạt động của Ban Chấp hành các cấp và các tổ phụ nữ cơ sở. Theo Điều 23 Điều lệ Hội, tổ phụ nữ được tổ chức dựa theo các điều kiện: những nơi hầu hết chị em đã vào tổ chức làm ăn tập thể, tổ phụ nữ tổ chức theo đơn vị sản xuất; những nơi chị em chưa hoặc ít người vào làm ăn tập thể thì tổ chức phụ nữ theo đơn vị dân cư; ở thành phố, thị xã, thị trấn tổ chức tổ phụ nữ theo tổ dân phố.

Chỉ đạo điểm củng cố tổ chức cơ sở Hội được đặt thành vấn đề cấp thiết, trọng tâm trong năm 1989. Trung ương Hội tập trung cán bộ để chỉ đạo điểm ở 4 tỉnh (Hà Nội, Tây Ninh, Bắc Thái, Lạng Sơn) và 23 tỉnh, thành Hội chỉ đạo được 233 điểm. Trên cơ sở khảo sát tồn diện thực trạng tình hình cơ sở Hội ở một số địa phương, Trung ương Hội triển khai tăng cường củng cố tổ chức Hội phụ nữ ở cơ sở, nhất là vùng xung yếu, vùng đồng bào công giáo, dân tộc và phối hợp với công đoàn chỉ đạo xây dựng uỷ ban nữ cơng cơ sở. Mơ hình tổ chức với quy mơ nhỏ, tổ chức linh hoạt theo địa bàn dân cư, đơn vị sản xuất, theo ngành nghề, sở thích, lứa tuổi, tín ngưỡng được xác định là phù hợp với yêu cầu tập hợp phụ nữ trong tình hình mới. Năm 1991, đội ngũ cán bộ Hội các cấp đã tổ chức các hình thức tập hợp hội viên như sinh hoạt theo tổ sản xuất, theo địa bàn dân cư, tổ phụ nữ tự nguyện, tổ phụ nữ nòng cốt, tổ phụ nữ theo ngành nghề, lứa tuổi…

1.2.1.4. Đội ngũ cán bộ

Lực lượng cán bộ Hội nòng cốt bao gồm ban chấp hành xã, phường, tổ trưởng, nhóm trưởng phụ nữ và những chị em khơng chun trách nhưng được tín nhiệm, có khả năng tổ chức các hoạt động của Hội. Để phát huy tốt hai nguồn lực trên, Đại hội đại biểu Phụ nữ lần thứ VI nhấn mạnh yêu cầu các cấp Hội thực hiện vai trò tập hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức nghiên cứu, tổ chức hoạt động, tiến hành sơ kết, tổng kết, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm. Đồng thời, Hội cần có thái độ tơn trọng, có biện pháp bồi dưỡng những thơng tin cần thiết, có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với đội ngũ cán bộ. Riêng đồng chí hội trưởng hội phụ nữ phải có khả năng nắm được diễn biến tư tưởng của phụ nữ, giáo dục, thuyết phục, giúp đỡ và tổ chức phụ nữ thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ và của Hội cấp trên.

Công tác tổ chức cán bộ được coi là nhiệm vụ trọng tâm, để phục vụ yêu cầu làm cho Hội thực sự là tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng, có khả năng tổ chức, giáo dục, động viên đông đảo phụ nữ hành động cách mạng thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, và đảm bảo những hoạt động thiết thực đại diện quyền làm chủ, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em.

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Trung ương và các tỉnh, thành Hội xác định công tác đào tạo bồi dưỡng phải được tăng cường và duy trì thành hoạt động thường xuyên. Năm 1988, Trung ương Hội bước đầu mở lớp bồi dưỡng về chức năng, nhiệm vụ và nội dung cơ bản của nghị quyết đại hội phụ nữ lần thứ VI; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành, đặc khu Hội; tập trung tập huấn các chuyên đề về nghiệp vụ công tác Hội cho các ban chuyên môn của các tỉnh, thành Hội. Năm 1989, Trung ương Hội tiếp tục đầu tư nhân lực, tập trung kinh phí mở 6 lớp tập huấn về chức năng, nhiệm vụ của Hội, về yêu cầu đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động cho trên 800 cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành, quận, huyện.

Với đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VI, Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương đổi mới nội dung phương thức đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội và nguyện vọng của đội ngũ cán bộ. Chú trọng bồi dưỡng theo các chuyên đề về luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế mới, quan điểm mới trong công tác phụ vận, nhằm nâng cao trình độ và nghiệp vụ công tác cho chị em, nhất là đối với cán bộ chủ chốt các cấp Hội. Các khoa tiến hành rà soát lại những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc phạm vi môn học nhằm từng bước khắc phục những thiếu sót trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung những nội dung giảng dạy mới, những phương thức mới trong công tác vận động phụ nữ. Tăng cường giảng dạy thêm kiến thức làm mẹ, làm vợ và hoạt động kinh tế gia đình… Ngồi ra cịn thêm những mơn học bổ trợ như tâm lý học, giáo dục học, kiến thức về cây thuốc Nam chữa bệnh cho phụ nữ trẻ em, về nữ công gia chánh. Đầu năm 1989, Trường tổng kết khóa học dài hạn 2 năm của cả nước cho 178 học viên, trong đó có 99 cán bộ miền Nam, 44 cán bộ vùng dân tộc ít người.

Trong những năm 1989-1990, Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương bổ sung thêm nội dung giảng dạy về các nghị quyết của Đảng, về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, về các chính sách luật pháp của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em, về quan điểm giải phóng phụ nữ trong thời kỳ mới. Từ quý II năm 1989 đến tháng 7 năm 1990, Trường đã tổ chức tập huấn 6 lớp, bao gồm 967 học viên, trong đó có 1 lớp bồi dưỡng chương trình 3 tháng. Trong năm 1990, Trường tổ chức lớp tập huấn cho 88 Hội trưởng Phụ nữ các xã điểm của các tỉnh, thành phía bắc.

Năm 1989, song song với nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội đương chức, Trung ương Hội LHPN Việt Nam giao nhiệm vụ cho Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương II ở Thành phố Hồ Chí Minh “đào tạo hồn chỉnh chương trình

trung cấp và nghiệp vụ” cho số cán bộ trẻ, chuẩn bị lực lượng kế cận cho tỉnh, thành

hội trong những năm tới. Kết quả có 60 học viên thuộc 23 đơn vị từ Bình Trị Thiên đến Minh Hải theo học, trong đó Tiền Giang và Hậu Giang là 2 đơn vị có số lượng học viên cao nhất (10 cán bộ/tỉnh).

1.2.1.5. Tập hợp hội viên

Điều lệ Hội quy định: “Tất cả phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trong đơn

vị hành chính dân cư, đơn vị sản xuất, công tác, kinh doanh dịch vụ, bộ phận phụ nữ trong các đoàn thể, trong các tổ chức xã hội, chị em Việt kiều ở nước ngồi, các cá nhân u nước, khơng phân biệt dân tộc, tôn giáo tán thành điều lệ Hội được xét công nhận là hội viên” [31, tr.10]. Mạng lưới cộng tác viên của Hội bao gồm những

người am hiểu những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và có nhiệt tình cộng tác với Hội: các nhà khoa học, các nhà giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật, quản lý kinh tế, cán bộ hưu trí, cán bộ đương chức… Đó là những người tự nguyện tham gia vào các mặt nghiên cứu, giáo dục, tổ chức hoạt động theo kế hoạch của các cấp Hội.

Bước vào năm 1986, Hội LHPN Việt Nam thu hút khoảng 11.000.000 hội viên với 11.000 chi hội. Đến cuối năm 1991, tổng số hội viên là 10.058.023 người (chiếm 53,67% so với tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên). Số chi Hội là 11.180, trong đó chi hội khá chiếm 40%. Số tổ phụ nữ là 55.462, trong đó tổ phụ nữ khá chiếm 50% [Phụ lục 3].

1.2.1.6. Công tác gây quỹ Hội

Điều 27 Điều lệ Hội quy định về tài chính của Hội: “Hội viên có nhiệm vụ

đóng hội phí và tham gia các hoạt động để xây dựng quỹ Hội. Hội phí của hội viên đóng hàng tháng 2 đồng” [31, tr.26].

Cơng việc gây quỹ Hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì, củng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ việt nam từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)