Hoạt động của Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ việt nam từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 34 - 47)

1.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hiện thực hóa chủ trương của

1.2.2. Hoạt động của Hội

Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam triển khai các hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, nhằm sáng tạo ra những của cải vật chất, những giá trị văn hoá tinh thần cho đất nước.

Trước tình hình mới, nhiệm vụ của Hội phụ nữ rất nặng nề. Song, với tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, các cấp Hội đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và các chương trình, cơng tác trọng tâm của Trung ương Hội đề ra.

Ngay từ Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam ln xác định vai trị và trách nhiệm trước mọi biến động của đất nước. Phụ nữ Việt Nam tin vào Đảng, tin vào đường lối đổi mới, ủng hộ đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng với tinh thần: “Toàn Đảng, toàn dân ta, đồn kết

một lịng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lậo dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” [9, tr. 549].

Trải qua thực tiễn, tích cực nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, tổng kết các phong trào, Hội LHPN Việt Nam có những điều kiện để hiểu biết đầy đủ hơn về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. “Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của

những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” [9, tr. 550]. Trên tinh thần đó,

Hội nhất trí với đường lối chung và những chủ trương cụ thể về kinh tế xã hội, về chính sách đối ngoại, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Theo đó, Hội LHPN Việt Nam nhận thức được rằng: cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình và yêu cầu mới, phù hợp với những cuộc cải cách về quản lý kinh tế và xã hội; phải hướng mạnh về cơ sở, đi sâu giáo dục và động viên các tầng lớp nhân dân tham gia rộng rãi và thường xuyên vào các công việc quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Đảng, tích cực tạo ra những phong trào cách mạng sơi nổi của quần chúng.

1.2.1.1. Thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu

Những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra, mà trọng tâm là 3 chương trình kinh tế lớn (lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu) đặt ra cho toàn dân những nhiệm vụ hết sức nặng nề, phải phấn đấu hồn thành trong hồn cảnh cịn nhiều khó khăn. Đó cũng là địi hỏi cấp thiết của đất nước đối với phong trào phụ nữ, đối với mỗi người phụ nữ, và cũng là điều kiện hàng đầu để bảo đảm những quyền lợi cơ bản nhất của phụ nữ, trẻ em.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “Phong trào Người phụ nữ mới xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tới, phải động viên toàn thể phụ nữ quyết tâm vượt mọi khó khăn, ra sức phấn đấu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, những mục tiêu kinh tế - xã hội của những năm 1987-1990, mà nội dung chủ yếu là 3 chương trình kinh tế lớn” [36, tr. 28].

Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Đoàn kết, giáo dục động viên phụ nữ tham gia

phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” góp phần thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn” [36, tr. 29].

Dù cịn nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống, song cán bộ, hội viên Hội nỗ lực cố gắng, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ trung tâm của Đảng, Nhà nước và của Hội trên các mặt trận sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Trong sản xuất công nghiệp, các phong trào thi đua “Về trước kế hoạch,

nâng cao chất lượng sản phẩm”, “phong trào sáng kiến cải tiến”, “ phong trào tiết kiệm nguyên vật liệu”, “phong trào đôi bàn tay vàng”, “phong trào Hai tốt - Hai giỏi…” nhận được sự nhiệt tình tham gia của chị em. Năm 1987, ở một số tỉnh

Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Hưng, Bắc Thái, Thái Bình, Hà Nam Ninh có được 1.456 cơng trình xây dựng. Ngành dệt ở Hà Nội có 30 cơ sở tiết kiệm được 18.400.000 đồng [21, tr. 3].

Trên mặt trận nông nghiệp, Hội vận động phụ nữ nông dân phát huy phong trào tương trợ, giúp nhau giống, vốn kết hợp đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, phấn đấu đảm bảo thời vụ, diện tích. Ở nhiều nơi, chị em nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới trong thâm canh lúa, ngô, cao sản đại trà đạt năng suất cao, đồng thời tập trung vốn đầu tư cho sản xuất, cải tạo đồng ruộng, làm phân, làm thủy lợi, mở rộng diện tích cây vụ đơng, đảm bảo thâm anh hai vụ chiêm mùa đạt năng suất 3-4 tấn/ha/vụ. Lúa xuân, lúa mùa, rau màu vụ đông đạt sản lượng lương thực 10-12 tấn/ha… Năm 1987, chị em nông dân duy trì và phát triển đàn lợn gia đình đạt 96,2% mức kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước [21, tr. 3].

Hội vận động phụ nữ ngành tiểu thủ công nghiệp phát huy sáng kiến và sự khéo léo để sản xuất ra nhiều mặt hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế và tính thẩm mỹ cao. Các sản phẩm như gạo, cao su, chè, thủy sản, dệt may góp

phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 439 triệu rúp à 384 triệu USD năm 1986 lên 1.019 triệu rúp và 1.170 triệu USD năm 1990 [21, tr.4].

Thực hiện Quyết định số 140-HĐBT, ngày 14/9/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về triệt để tiết kiệm, Trung ương Hội có kế hoạch hướng dẫn các cấp Hội tiến hành tiết kiệm triệt để trong sản xuất và tiêu dùng, tiết kiệm nguyên liệu vật tư sản xuất. Thông qua việc tổ chức “Ngày hội tiết kiệm dịp 8/3, 20/10”, “Tiết kiệm vì

tương lai con em chúng ta”, “Tiết kiệm nhớ ơn bác”, “Tiết kiệm nghĩa tình…”, Hội

trở thành lực lượng nịng cốt và thành viên tích cực trong phong trào vận động tiết kiệm tiền, lương thực, nguyên liệu, vật liệu đạt hiệu quả. Kết quả có nhiều cấp Hội tỉnh vận động phụ nữ tham gia mua công trái khá tốt như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Bắc, Quảng Ninh, Bến Tre, Hà Nam Ninh, Thái Bình, Hồng Liên Sơn, Thanh Hóa. Hội LHPN Thành phố Hồ Chí Minh cịn phát triển mạnh phong trào tiết kiệm phế liệu. Hội LHPN Thái Bình đẩy mạnh vận động hạn chế nấu rượu bằng lương thực…

1.2.1.2. Tiến hành hai cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia

đình” và “Ni dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”

Ngày 8/3/1989, Hội LHPN Việt Nam chính thức phát động hai cuộc vận động trong toàn thể cán bộ, hội viên với nội dung: Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình và ni dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học.

Hai cuộc vận động được phát động phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế gia đình của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo phụ nữ. Các cấp Hội tích cực, chủ động triển khai, thu hút được sự tham gia của chị em, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và một số ngành, đoàn thể đồng tình, hỗ trợ thực hiện.

+ Với cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, Trung ương Hội thực hiện chỉ đạo điểm tại xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục (Hà Nam Ninh) và có kế hoạch hướng dẫn cách làm cụ thể cho các cấp Hội.

Các cấp Hội vận động hội viên đi vào sản xuất phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng khu vực. Ở các đường phố, thị xã, thị trấn, Hội vận động phát triển các loại hình kinh tế đa dạng như may mặc, thêu ren, khôi phục và phát huy các nghề truyền thống. Với phụ nữ nơng dân thì phát huy phong trào tương trợ, giúp nhau giống, vốn, ngày công lao động. Kết quả năm 1989, 20 tỉnh tương trợ được 99.236.622 đồng, 113.494 ngày công và 94.652 con giống [23, tr. 3].

Các cấp Hội tiếp tục sơ kết ở các điểm, tổ chức tọa đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với những điển hình làm kinh tế giỏi. Đến năm 1991, cuộc vận động được đẩy mạnh phát triển ra diện rộng ở nhiều nơi, với kết quả tốt. Hầu hết các địa phương đều thực hiện được nội dung giúp nhau giống, vốn trong sản xuất, chăn nuôi; giúp nhau ngày công lúc thời vụ. Kết quả có 39 tỉnh giúp nhau 1.478.000 đồng, 111.300 con lợn, 1.217.800 kg thóc giống, 620 cây vàng và 579.536 ngày công lao động [24, tr. 5].

Ở các địa bàn đông dân cư, các cấp Hội kết hợp giúp nhau giống, vốn và giúp nhau tìm việc làm, dạy nghề góp phần tăng thu nhập cho phụ nữ nghèo. Các tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nam Ninh, Sông Bé, Minh Hải, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Phú... xây dựng mơ hình cho vay vốn dưới những tên gọi “Quỹ tương

trợ cộng đồng”, “Vốn tự có”, “Quỹ quay vịng vốn luân chuyển”… Kết quả 5 tỉnh

Đồng bằng Sông Cửu Long huy động được nguồn vốn 1.261.000.000 đồng và 1,7 lạng vàng. Các tỉnh An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Hậu Giang, Vĩnh Phú… tranh thủ được sự hỗ trợ của chính quyền, các ngành, khai thác được nguồn vốn hỗ trợ cho những phụ nữ thiếu vốn, có sức lao động, có khả năng làm kinh tế vay để phát triển sản xuất [24, tr. 6].

Cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” như một đột phá vào công cuộc xố đói giảm nghèo trong nữ giới. Kết quả là trong 3 năm (1989- 1992), chị em giúp nhau 1.212.536 ngày công; 64,48 kg vàng; 103 triệu đồng; 8.775 tấn thóc và hàng triệu con giống. Hội phụ nữ các cấp mở 2.838 lớp dạy nghề cho 94.443 người. Ở một số tỉnh còn tổ chức các phân xưởng sản xuất hoặc liên hệ các

cơ sở sản xuất tổ chức nhận hàng gia công tạo thêm thu nhập cho chị em [Phụ lục

3].

+ Với cuộc vận động “Ni dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”, Trung ương Hội chỉ đạo điểm ở xã Quảng Bi (Hà Sơn Bình) kết

hợp kiểm tra nắm tình hình ở một số tỉnh trọng điểm.

Năm 1989 hướng chỉ đạo trọng tâm là tập trung chỉ đạo điểm và triển khai có hiệu quả ở 30% số xã. Trung ương Hội phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng tổ chức thi “Bé khoẻ, bé ngoan”, triển khai chương trình chống thiếu vitamin A, phối hợp với UNICEF kiểm tra chương trình ni dạy con ở Hà Nam Ninh, Hà Tun. Nhiều cơ sở hội thành lập “Quỹ Dinh dưỡng”, “Quỹ vì trẻ em”, tổ chức “Một ngày cơng vì trẻ

em”… Kết quả ở 35 tỉnh có 1,5 triệu bà mẹ được tổ chức học tập về nuôi dạy con

theo khoa học [23, tr. 6].

Năm 1990, Hội phát động chiến dịch truyền thông cuốn sách “Những điều

cần cho sự sống”. Xuất phát từ lợi ích của giới phụ nữ, Hội truyền bá đến từng gia

đình, từng người phụ nữ trong tồn quốc những kiến thức tối thiểu để tự biết chăm sóc sức khoẻ của mẹ và con, cũng như phổ biến rộng khắp bằng nhiều thứ ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.

Đến năm 1991, cấp huyện cơ bản hoàn thành việc chỉ đạo điểm và rút kinh nghiệm ở điểm. Nhiều tỉnh hoàn thành khảo sát, phân loại sức khỏe trẻ em từ 0-6 tuổi và trẻ em bỏ học. Kết quả ở 33 tỉnh tổ chức khám sức khỏe cho 235.600 trẻ em từ 0-6 tuổi và 814.750 phụ nữ [24, tr. 5].

Phong trào vận động các bà mẹ góp thêm tiền; vận động các nhà hảo tâm, hội viên phụ nữ, các tổ chức từ thiện ủng hộ quỹ “Bảo trợ trẻ thơ, chăm sóc trẻ em suy

dinh dưỡng…” được phát triển mạnh ở các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Sơng Bé,

Nghệ Tĩnh, Hải Hưng, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Hà Sơn Bình… Tổng số tiền thu được trong năm 1991 là 1.151.244.000 đồng [24, tr. 5].

Thông qua Quyết định 163-HĐBT, ngày 19/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc bảo đảm

cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước, các cấp Hội nhận được sự giúp đỡ về kinh phí từ chính quyền, như ở An Giang là 60 triệu đồng, Tây Ninh là 30 triệu đồng. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cịn xây dựng chương trình hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng giao cho Hội LHPN tỉnh chủ trì với kinh phí kèm theo là 100 triệu đồng.

Hội LHPN Việt Nam cũng ký Thông tư liên tịch số 02/LT ngày 21/8/1991 cụ thể hố chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Hội Liên hiệp Phụ nữ về cơng tác xố mù và hạn chế trẻ em bỏ học. Hội có chương trình phối hợp với Uỷ ban Quốc gia chống mù chữ, đưa cơng tác xố mù vào chương trình phụ nữ trong phát triển, lồng ghép với dự án “Tăng thu nhập, giáo dục và vận động xoá mù chữ

cho phụ nữ”.

Không chỉ hợp tác với một số cơ quan chức năng của Nhà nước, Hội LHPN Việt Nam còn vươn ra phối hợp liên kết với 193 tổ chức quốc tế, phi chính phủ, xã hội, nhân đạo và khai thác các dự án của họ cho phụ nữ trẻ em [Phụ lục 3].

Kết quả trong 3 năm thực hiện cuộc vận động, các cấp Hội tổ chức được 208.877 lớp học bồi dưỡng kiến thức nuôi dạy con cho 2.757.183 bà mẹ; các loại quỹ “Vì trẻ thơ”, “Vì trẻ em suy dinh dưỡng”, “Vì trẻ em nghèo thất học” quyên góp được 1.309.498.000 đồng [Phụ lục 3].

1.2.1.3. Hội LHPN Việt Nam thực hiện Quyết định 163-HĐBT

Năm 1988, Trung ương Hội tích cực phối hợp xây dựng văn bản thể chế hóa, cụ thể vai trị của Hội LHPN Việt Nam trong việc tham gia công tác Nhà nước theo chủ trương của Hội đồng Bộ trưởng. Quyết định số 163 của Hội đồng Bộ trưởng được ban hành ngày 19/10/1988 kèm theo quy định về trách nhiệm các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước.

Ngay sau khi Quyết định 163-HĐBT được ban hành, Trung ương Hội có chỉ thị, kế hoạch tổ chức các cuộc tọa đàm với cán bộ nữ, cán bộ nghiên cứu khoa học ở một số bộ, ngành Trung ương bàn biện pháp phối hợp triển khai. Kết quả năm 1989

có 44 tỉnh, thành triển khai Quyết định 163-HĐBT trong cán bộ chuyên trách, có 34 tỉnh phối hợp với chính quyền ra chỉ thị, quy chế, kế hoạch thực hiện Quyết định 163-HĐBT, có 106 huyện, 1248 xã xây dựng quy chế làm việc giữa Hội và chính quyền. Đến năm 1991, trong hệ thống Hội phụ nữ, có 49/49 tỉnh/thành, 505 quận/huyện, 5.779 cơ sở và 3.000.000 hội viên được phổ biến và hướng dẫn thực hiện quyết định 163-HĐBT [Phụ lục 3].

Thông qua cơ chế quyết định 163-HĐBT, vai trị, vị trí của Hội phụ nữ bước đầu được xác định rõ hơn. Nhiều nơi, cấp chính quyền nhân dân hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của Hội phụ nữ, từ đó tạo điều kiện giúp Hội hoạt động đúng chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ việt nam từ năm 1986 đến năm 1996 (Trang 34 - 47)