2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng
Kể từ Đại hội lần thứ VI, nhận thức về đại đoàn kết dân tộc của Đảng có những phát triển mới. “Trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải qn triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [6, tr. 29]. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra những nhiệm vụ cụ thể về công tác vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, phát huy vai trị của các đồn thể nhân dân. Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nhằm đạt hiệu quả thiết thực hơn.
Ngày 21/2/1992, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 06-CT/TW về việc chỉ đạo Đại hội các cấp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Bản Chỉ thị nhấn mạnh: “Trong bối cảnh
mới của tình hình trong nước và thế giới, Đại hội Mặt trận và các đoàn thể phải thực sự đổi mới về nội dung, tổ chức và hình thức tiến hành”. Theo đó, Ban Bí thư u cầu “q trình tiến hành Đại hội phải là quá trình xây dựng, củng cố Mặt trận và các đồn thể về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Coi trọng củng cố tổ chức cơ sở; bảo đảm chất lượng đoàn viên, hội viên cùng với việc mở rộng các hình thức tập hợp quần chúng rộng rãi; quan tâm chăm sóc lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Nội dung đổi mới về mặt tổ chức phải thể hiện trong bản sửa đổi Điều lệ trình trước Đại hội”. Bên cạnh đó, Ban Bí thư cũng khẳng định “nội dung Đại hội, Mặt trận và các đoàn thể cần quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng các cấp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể theo nội dung Nghị quyết 8 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI tập trung vào những vấn đề quan trọng về dân sinh, dân chủ” [14, tr.2,3].
Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng đưa ra một số vấn đề quan trọng và cấp bách nhất nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội về xây dựng Đảng. Trong đó, nhấn mạnh “vấn đề quan trọng bậc nhất trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội hiện nay là:
- Định hướng mục tiêu, hướng phát triển trước mắt và lâu dài của các đoàn thể. Lãnh đạo các đồn thể chính trị xã hội đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, khắc phục bằng được tình trạng quan liêu, hành chính. Tập trung nỗ lực hướng về cơ sở, chú trọng cải tiến sinh hoạt và hình thức tập hợp quần chúng, nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên.
- Lựa chọn và giới thiệu những cán bộ đủ tiêu chuẩn vào các chức vụ chủ chốt của đoàn thể để các đoàn thể bầu cử theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Thơng qua đảng đồn và các đảng viên trong mặt trận và một số đoàn thể như: cơng đồn, hội liên hiệp phụ nữ, hội nơng dân, hội cựu chiến binh, liên hiệp
các hội văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật… để hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của đảng viên cơng tác trong các đồn thể, bảo đảm cho đoàn thể hoạt động đúng hướng; kịp thời uốn nắn những nhận thức và phương thức hoạt động khơng đúng của các đồn thể. Mặt khác, cần xây dựng quy chế và thực hiện công khai, tạo điều kiện để quần chúng giám sát và tham gia quản lý các công việc nhà nước” [14, tr.115-116].
Ngày 29/6/1992, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố VII thơng qua Nghị quyết số 03-NQ/HNTW về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết đề ra yêu cầu: Đổi mới và tăng cường công tác vận động nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Trong đó khẳng định: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của mặt trận và các đoàn thể nhân dân cho phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội. Mặt trận thực hiện tốt phương thức hiệp thương chính trị, phối hợp hành động giữa các tổ chức thành viên nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
“Các đồn thể chính trị - xã hội cần đổi mới tổ chức và hoạt động, hướng về cơ sở, xây dựng lực lượng nòng cốt, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng các lợi ích thiết thực của đồn viên, hội viên.
“Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách cần thiết để tài trợ cho hoạt động của các đoàn thể. Mặt trận và các đoàn thể cần rút kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động gây quỹ (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tranh thủ viện trợ…) theo đúng luật pháp và phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý” [14, tr. 212].
Bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (14/1/1993), Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Có nghị quyết tốt là đòi hỏi đầu tiên. Song điều quyết định là việc triển khai tổ chức và chỉ đạo thực hiện.
“Trước hết, cần đổi mới cách truyền đạt nghị quyết, không phải học tập triền miên để quán triệt nghị quyết, mà phải cùng với việc truyền đạt nhanh chóng tinh thần và nội dung nghị quyết, cần có ngay kế hoạch, chương trình hành động và từng bước triển khai thực hiện.
“Việc truyền đạt nghị quyết và triển khai thực hiện có thể kết hợp với việc tổng kết công tác cuối năm và xác định nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong năm mới, làm một cách thiết thực, có hiệu quả, hết sức tránh hình thức.
“Đảng đồn Mặt trận và các đồn thể phải có chương trình, kế hoạch phát huy vai trị của mặt trận và đồn thể mình, tích cực đi sâu, đi sát từng cơ sở để vận động nhân dân, làm dấy lên những phong trào rộng rãi của nhân dân thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, tạo ra cách nghĩ, cách làm, cách giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần đổi mới” [14, tr.501-503].
Trước yêu cầu đổi mới đất nước, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; từ tình hình phụ nữ và phong trào phụ nữ, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phát triển toàn diện người phụ nữ. Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận được ban hành.
Với nhận thức “phụ nữ Việt Nam là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội”, Nghị quyết 04-NQ/TW, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị khẳng định: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và cơng tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình. Đường lối giải phóng phụ nữ phải được thể chế hoá và cụ thể hoá trong hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hội LHPN là tổ chức đại diện cho lợi ích của phụ nữ, là trung tâm tập hợp đoàn kết phụ nữ Việt Nam, hướng dẫn và vận động chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam nữ, vì sự phát triển và hạnh phúc của phụ nữ, vì sự nghiệp đổi mới, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trên cơ sở đó, Đảng ln quan tâm lãnh đạo phát huy vai trò của Hội LHPN Việt Nam để Hội thực sự là tổ chức đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát động và hướng dẫn các phong trào cách mạng của phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ cho Đảng, Nhà nước và các đồn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của
phụ nữ quốc tế và tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của phụ nữ quốc tế đối với Việt Nam và phụ nữ Việt Nam.
Trong Nghị quyết 04-NQ/TW về đổi mới và tăng cường cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Bộ Chính trị đề ra một số cơng tác lớn có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào phụ nữ nói chung, tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nói riêng:
“1. Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người phụ nữ” [15, tr. 19].
“2. Giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ” [15, tr. 20].
“3. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” [15, tr. 20]. “4. Đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong tồn bộ cơng tác cán bộ của Đảng và Nhà nước” [15, tr. 21].
“5. Đổi mới nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Tiếp tục đổi mới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đa dạng hóa hình thức tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của Hội theo lứa tuổi, ngành nghề, sở thích, vùng, miền, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ hoạt động theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh” [15, tr. 21,22].
“6. Tăng cường công tác phụ nữ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội
Các cấp ủy đảng thường xuyên chỉ đạo hoạt động của các cấp hội, tạo điều kiện để Hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nhà nước xây dụng chương trình nghiên cứu và ban hành kịp thời các pháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ.
Các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, bồi dưỡng, tuyên truyền, động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các phong trào hành động cách mạng, chăm lo đời sống, giải quyết và bảo vệ
quyền lợi chính đáng của phụ nữ, có chương trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ trong đồn thể và tổ chức mình” [15, tr. 22].
Để Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, Ban Bí thư tiếp tục ra Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 29/9/1993, trong đó nhấn mạnh yêu cầu đối với các cấp uỷ đảng cần phải “làm cho toàn Đảng, tồn dân thấy rõ vị trí, vai trị của phụ nữ Việt Nam, sự cần thiết đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ; quán triệt ba quan điểm và sáu công tác lớn, quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị” [15, tr. 48].
“Các cấp ủy đảng và đảng đoàn phụ nữ các cấp cần chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức các phong trào phụ nữ thực hiện Nghị quyết với các nội dung thiết thực, cụ thể, sát hợp với nhu cầu đời sống hàng ngày của phụ nữ. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan trung ương cùng với địa phương giải quyết các vấn đề phụ nữ đang đặt ra trên địa bàn. Coi trọng việc tổng
kết những cơ sở, địa phương thực hiện tốt Nghị quyết để phổ biến kịp thời” [15, tr. 50].
“Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm giúp Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo phong trào phụ nữ, đổi mới nội dung, tổ chức và phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nữ” [15, tr. 51].
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1/1994) nhấn mạnh: “Trong những năm còn lại của nhiệm kỳ, phải động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng tâm nhất trí, nỗ lực vượt bậc, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, mở rộng hợp tác quốc tế, thực hành cần kiệm liêm chính, ra sức khai thác thuận lợi, nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát của Đại hội VII, thúc đẩy nhanh hơn nhịp độ thực hiện những mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2000, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Ngày 16/5/1994, Ban Bí thư ra tiếp Chỉ thị số 37-CT/TW về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị, một lần nữa thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng đối với sự phát triển của phụ nữ Việt Nam, mà công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu then chốt. Chỉ thị tập trung vào các nội dung chính:
“1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, quan điểm của Đảng về vấn đề cán bộ nữ” [15, tr. 364].
“2. Có quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ” [15, tr. 364]. “3. Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các ngành” [15, tr. 365]
“4. Xây dựng chính sách, tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển” [15, tr. 366].
“5. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong phụ nữ” [15, tr.367].
Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, phương thức lãnh đạo và phong cách công tác của Đảng có sự chấn chỉnh và đổi mới theo hướng dân chủ, tập thể, đúng nguyên tắc hơn, nhằm vừa bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ và có hiệu quả của Đảng, vừa phát huy vai trò chủ động của cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân coi trọng các hình thức tập hợp đa dạng nhằm mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, chăm lo và bảo vệ lợi ích thiết thực của nhân dân. Cơng tác dân vận được nhiều cấp uỷ đảng quan tâm hơn. Sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với Mặt trận và các đồn thể trong cơng tác vận động nhân dân tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, xây dựng chính quyền các cấp, thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng được tăng cường hơn trước.
Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khố VII (7/1994) nhấn mạnh việc phát triển cơng nghiệp và công nghệ đến năm 2000 theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. “Cơng nghiệp hố,
hiện đại hố là sự nghiệp của tồn dân. Phải củng cố và tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân, tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động của tồn dân tộc phấn đấu cho thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố… Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… làm tốt vai trò, chức năng động viên, tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ đoàn viên, hội viên và các giới quần chúng phát huy thế mạnh và khả năng
của mình, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo trong việc thực hiện các
chương trình kế hoạch phát triển ngành và lĩnh vực, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố” [15, tr.485-486]. Đây là sự cụ thể hoá mục tiêu mà Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1/1994) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đề ra đến năm 1995: “Vượt qua khó
khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất cơng xã hội, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”. Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng về việc thúc đẩy một bước sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Hội LHPN Việt Nam huy động toàn giới