CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƢƠNG
1.2. PHƢƠNG THỨCTRẢ LƢƠNG VÀ ĐA DẠNG HÓA PHƢƠNG THỨCTRẢ LƢƠNG
1.2.3. Đa dạng hóa phương thức trả lương
Phƣơng thức trả lƣơng có ít nhất từ hai cách xác định và xây dựng quỹ lƣơng hoặc hình thức trả lƣơng là phƣơng thức trả lƣơng đa dạng. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phƣơng thức trả lƣơng đa dạng.
Xu hƣớng chung phát triển doah nghiệp là đa dạng hóa lĩnh vực và/hoặc ngành nghề kinh doanh do đó, tất yếu các doanh nghiệp cũng cần phải đa dạng hóa phƣơng thức trả lƣơng. Đa dạng hóa phương thức trả lương là quá trình áp dụng thêm một số cách thức trả lương mới của doanh nghiệp dựa trên đặc điểm và tính chất của các công việc khác nhau, của tổ chức lao động với đa dạng các loại nhân lực có chuyên môn khác nhau.
Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp và những yêu cầu từ thực tế sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức trả lƣơng, các đơn giá lƣơng thích hợp để khuyến khích ngƣời lao động, thúc đẩy sự cố gắng với trách nhiệm cao của ngƣời lao động, khắc phục các khâu yếu trong dây chuyền sản xuất, hoặc tạo đòn bẩy quan trọng nâng cao năng suất lao động hoàn thành những công việc có tính chất quyết định tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Đa dạng hóa phƣơng thức trả lƣơng xuất phát từ đặc điểm, tính chất công việc và lấy tổ chức lao động đa dạng làm nền tảng, thực hiện việc trả công cho ngƣời lao động đáp ứng yêu cầu phù hợp, thích ứng cho mỗi vị trí trong tổ chức
lao động. Đó là việc trả lƣơng đề cao mục tiêu hiệu quả chung thông qua việc áp dụng đơn giá, mức lƣơng, cách thức trả lƣơng… tƣơng ứng với hình thức tổ chức và sử dụng lao động đặc thù.
Đa dạng hóa phƣơng thức trả lƣơng còn nhằm chú trọng đến tính linh hoạt trong cách thức trả lƣơng với từng trƣờng hợp cụ thể, thông qua các mức lƣơng khác nhau, có mục tiêu khuyến khích lao động hoặc làm cho phƣơng thức trả lƣơng đạt đƣợc hiệu quả tức thời.
Đa dạng hóa phƣơng thức trả lƣơng không phải là tạo ra các hình thức tổ chức tiền lƣơng khác biệt với các hình thức trả lƣơng truyền thống. Nó chỉ là việc áp dụng đồng thời và cùng lúc nhiều cách trả lƣơng ứng với từng trƣờng hợp đặc thù, nhƣng vẫn dựa trên hai hình thức cơ bản: hoặc trả lƣơng theo kết quả thực hiện công việc (theo sản phẩm) hoặc trả lƣơng theo thời gian (thời gian làm việc).
Tuy vậy đa dạng hóa phƣơng thức trả lƣơng vẫn có những đặc trƣng sau:
Một là: Đối với từng loại công việc, từng loại lao động cụ thể, đơn giá lƣơng, mức lƣơng, định mức lao động, quy cách xác định kết quả công việc đƣợc thực hiện…về cơ bản dựa trên những thoả thuận đặc thù giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, căn cứ vào quy chế định hƣớng chung của cấp chủ quản thuê lao động. Những thông lệ về mức lƣơng, cơ chế quản lý tiền lƣơng truyền thống có thể tạm thời bị phá vỡ, thay vào đó là mục tiêu hiệu quả chung sẽ quy định thƣớc đo về kết quả công việc, sự thống nhất về đơn giá và do đó, sự hình thành các mức lƣơng linh hoạt có tính chất thoả thuận hoặc giao khoán.
Hai là: Đây không thể là phƣơng thức trả lƣơng cho mọi hoàn cảnh, mọi loại công việc mọi loại lao động. Hay nói cách khác, không thể áp dụng đại trà, phổ biến cho mọi hình thức tổ chức lao động.
Ba là: Đa dạng hóa phƣơng thức trả lƣơng có thể đƣợc coi là giải pháp của quản trị nhân lực trong điều kiện thị trƣờng lao động biến đổi và trong một tổ chức đang dạng về lĩnh vực cũng nhƣ sử dụng đa dạng các lao động.
Tiểu kết chƣơng 1
Tiền lƣơng là một trong những công cụ hữu hiệu kích thích, tạo động lực lao động. Trong kinh tế thị trƣờng, tiền lƣơng và chiến lƣợc tiền lƣơng đƣợc doanh nghiệp sử dụng nhƣ một công cụ cạnh tranh nguồn nhân lực.
Tiền lƣơng công bằng, hợp lý sẽ tạo ra môi trƣờng làm việc gắn kết và gia tăng giá trị hợp tác giữa các thành viên, bộ phận trong doanh nghiệp. Qua đó, các nguồn lực khác của doanh nghiệp cũng đƣợc sử dụng có hiệu quả cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tiền lƣơng và phƣơng thức trả lƣơng của doanh nghiệp thƣờng chịu tác động, ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ tính chất của công việc và tổ chức công việc, tình hình sản xuất và kinh doanh của doang nghiệp cúng nhƣ các yếu tố kinh tế, pháp luật, xã hội cụ thể.
Đa dạng hóa phƣơng thức trả lƣơng là một xu hƣớng tất yếu và phổ biến nhằm phản ánh những đặc thù của hoạt động sản xuất, kinh doanh, những cách thức tổ chức lao động khác nhau của doang nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành hiện nay.
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG THỨCTRẢ LƢƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN COMA 18