CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƢƠNG
1.2. PHƢƠNG THỨCTRẢ LƢƠNG VÀ ĐA DẠNG HÓA PHƢƠNG THỨCTRẢ LƢƠNG
1.2.1. Quỹ lương và đơn giá tiền lương
Một trong những vấn đề cơ bản của phƣơng thức trả lƣơng của doanh nghiệp là việc xây dựng quỹ tiền lƣơng doanh nghiệp. Quỹ lƣơng gắn liền với đơn giá tiền lƣơng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xác định tiền lƣơng tối thiểu doanh nghiệp tăng thêm.
Đơn giá tiền lƣơng đƣợc xác định trên cơ sở đặc điểm hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thƣờng, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số căn cứ sau để xây dựng đơn giá tiền lƣơng:
Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật. Căn cứ này phù hợp với những doanh nghiệp hoặc bộ phận trực tiếp sản xuất ra những hàng hóa hữu hình, có thể đo lƣơng đƣợc thông qua các công cụ đo lƣờng trọng lƣợng, kích thƣớc, v.v..
Tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số). Căn cứ này phù hợp với các doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh trong lĩnh vực dịch dụ, bán hàng.
Tổng thu trừ tổng chi không lương. Trên thực tế, các doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, bán hàng thƣờng có những chi phí phát sinh bất định và biến đổi nhanh (theo tháng, quý, năm, v.v..). Với đặc thù hoạt động này, việc tính toán đơn giá tiền lƣơng để xây dựng quỹ lƣơng, và đặc biệt là việc tính toán quỹ lƣơng thực hiện dựa trên những chi phí thực tế, tức tổng thu trừ tổng chi không lƣơng tổ ra phù hợp và có hiệu quả.
Lợi nhuận cũng là một trong những căn cứ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn làm căn cứ xây dựng đơn giá tiền lƣơng để xây dựng quỹ lƣơng kế hoạch và tính toán quỹ lƣơng thực tế.
Việc lựa chọn căn cứ để xây dựng đơn giá tiền lƣơng phải sát với tình hình sản xuất kinh doang của doanh nghiệp và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của năm trƣớc liền kề.
Ngoài những căn cứ trên, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức giao khoán quỹ lƣơng. Giao khoán quỹ lƣơng thể hiện với một chi phí tiền lƣơng nhất định đòi hỏi ngƣời lao động phải hoàn thành một khối lƣợng công việc với chất lƣợng quy định trong một thời gian nhất định. Việc giao khoán quỹ lƣơng kích thích ngƣời lao động quan tâm đến kết quả sản phẩm, tiết kiệm lao động sống và tự chủ trong sản xuất.
Ngoài tiền lƣơng, các doanh nghiệp vẫn chi trả cho ngƣời lao động những khoản khác nhƣ thƣởng, phúc lợi, trợ cấp, v.v.. Do giới hạn về phạm vi, luận khoản khác nhƣ thƣởng, phúc lợi, trợ cấp, v.v.. Do giới hạn về phạm vi, luận văn không đề cập đến phúc lợi, trợ cấp. Thƣởng đƣợc đề cập trong luận văn theo nghĩa thƣởng là khoản chi nhằm kích thích ngƣời lao động tích cực, nhất là trong trƣờng hợp doanh nghiệp cần khởi động tạo đà cho một chu kỳ phát triển mới hoặc thực hiện một chiến lƣợc trong một thời gian nhất định.