Hình thức trả lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa phương thức trả lương tại công ty cổ phần COMA 18 (Trang 27 - 32)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƢƠNG

1.2. PHƢƠNG THỨCTRẢ LƢƠNG VÀ ĐA DẠNG HÓA PHƢƠNG THỨCTRẢ LƢƠNG

1.2.2. Hình thức trả lương

Xuất phát và dựa trên đặc thù sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thƣờng lựa chọn và xây dựng căn cứ để tính đơn giá tiền lƣơng và quỹ lƣơng

đồng thời xác một số hình thức trả lƣơng cụ thể. Việc lựa chọn hình thức trả lƣơng tối ƣu rất quan trọng, vì nó kích thích năng lực làm việc, tạo ra bầu không khí cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Có thể nói, một hình thức trả lƣơng tối ƣu là hình thức đƣợc hầu hết nhân viên tán thƣởng, phù hợp hoàn cảnh của doanh nghiệp, gắn với đặc thù của công việc. Về cơ bản, tiền lƣơng đƣợc trả theo ba hình thức cơ bản: Trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời giantrả lương theo khoán công việc.

1.2.2.1. Một số hình thức trả lương theo sản phẩm

Trả lƣơng theo sản phẩm là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động dựa trên số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm mà ngƣời lao động sản xuất ra và đơn giá tiền lƣơng cho mỗi đơn vị sản phẩm đã đƣợc định trƣớc. Trả lƣơng theo sản phẩm thƣờng đƣợc áp dụng cho các hoạt động sản xuất ra những sản phẩm hữu hình có thể cân, đong, đo, đếm đƣợc.

Trả lƣơng theo sản phẩm là hình thức căn bản để thực hiện nguyên tắc phân phối theo chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm mà ngƣời lao động sản xuất ra. Nói cách khác, trả lƣơng theo sản phẩm là một trong những hình thức gắn kết tốt nhất giữa tiền lƣơng và năng suất, chất lƣợng lao động, giữa lao động và hƣởng thụ. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, trả lƣơng theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển.

Tuy nhiên để việc trả lƣơng theo sản phẩm có thể áp dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những ƣu điểm của nó thì các doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc một hệ thống định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng trả cho từng loại sản phẩm, từng loại công việc một cách khoa học hợp lý. Việc nghiệm thu sản phẩm cũng phải đƣợc tổ chức quản lý chặt chẽ. Các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất nhƣ cung cấp vật tƣ thiết bị điện các điều kiện về an toàn vệ sinh công cộng, v.v.. cũng phải đƣợc đảm bảo đẩy đủ, kịp thời.

Trả lƣơng theo sản phẩm bao gồm nhiều loại hình khác nhau: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp trả lương theo sản phẩm gián tiếp.

cho những ngƣời trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Hoạt động sản xuất trực tiếp ra sản phẩm cũng có tính chất khác nhau. Có những sản phẩm đƣợc sản xuất mang tính cá nhân, tƣơng đối độc lập. Những sản phẩm này có thể định mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Nhƣng cũng có sản phẩm là kết quả của các dây chuyền sản xuất, ở đó, mỗi cá nhân chỉ đứng ở một khâu và có những thao tác nhất định trong quá trình sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, trả lƣơng theo sản phẩm trực tiếp cũng có thể đƣợc thực hiện theo hai hình thức: Trả lương theo sản phẩm cá nhântrả lương theo sản phẩm tập thể.

Trả lƣơng theo sản phẩm cá nhân là một hình thức trả lƣơng đơn giản và dễ dàng tính toán. Đồng thời, nó cũng là hình thức gắn tiền lƣơng với chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm của cá nhân nên khuyến khích ngƣời lao động nâng cao trình độ lành nghề, nâng cao năng suất lao động nhằm tăng thu nhập. Tuy nhiên, trả lƣơng theo sản phẩm cá nhân làm cho ngƣời lao động ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị sản xuất; ít quan tâm, chăm lo đến công việc chung của tập thể.

Trả lƣơng theo sản phẩm tập thể là hình thức trả lƣơng phức tạp hơn. Tiền lƣơng đƣợc tính cho tập thể dựa trên mức sản lƣợng của tập thể và đơn giá tiền lƣơng theo sản phẩm. Tiền lƣơng của cá nhân sẽ đƣợc tính trên cơ sở tổng tiền lƣơng của tập thể và hệ số điều chỉnh. Đây là hình thức trả lƣơng khuyến khích ngƣời lao động trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm đối với tập thể, quan tâm đến kết quả chung của tập thể. Tuy nhiên, do sản lƣợng của mỗi ngƣời lao động không trực tiếp quyết định tiền lƣơng của họ nên hình thức trả lƣơng này ít kích thích ngƣời lao động nâng cao năng lực sản xuất. Hơn nữa, cho đến nay, hệ số điều chỉnh vẫn chứa đựng yếu tố bình quân trong phân phối tiền lƣơng cho từng cá nhân nên không khuyến khích đƣợc từng cá nhân quan tâm đến công việc chung.

Trả lương theo sản phẩm gián tiếp là hình thức trả lƣơng áp dụng cho những loại công việc phục vụ vận hành và bảo trì máy móc, thiết bị. Do đó, nó

phụ thuộc vào kết quả sản xuất của ngƣời lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy, nó làm cho ngƣời lao động phục vụ gắn bó hơn với ngƣời sản xuất trực tiếp và luôn cố gắng phục vụ, điều kiện tốt cho ngƣời sản xuất trực tiếp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu ngƣời sản xuất trực tiếp làm không tốt thì sẽ ảnh hƣởng đến tiền lƣơngcủa ngƣời lao động gián tiếp. làm cho ngƣời lao động gián tiếp bất mãn vì công sức của họ không đƣợc bù đắp xứng đáng.

Trả lương theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lƣơng theo sản phẩm (cá nhân và tập thể) trong một thời điểm cụ thể cho bộ phận trọng yếu nhằm kích thích hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm luỹ tiến có hiệu quả khi sản phẩm doanh thu cận biên (MR) mà ngƣời lao động tạo ra phải lớn hơn hoặc bằng chi phí sử dụng lao động cận biên (MClđ).

Trả lƣơng theo sản phẩm lũy tiến đƣợc xác định theo đơn giá luỹ tiến phù hợp với mức hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời lao động. Thông thƣờng, đơn giá trả lƣơng đƣợc xác định cố định cho kết quả lao động trong mức. Với khối lƣợng kết quả vƣợt mức, đơn giá sẽ tăng dần theo từng khoản vƣợt mức nào đó.

Hình thức trả lương khoán công việc

Chế độ lƣơng khoán là chế độ lƣơng khi giao công việc qua hợp đồng lao động đã xác định rõ thời gian, yêu cầu và tiêu chuẩn của công việc cũng nhƣ mức tiền lƣơng, tiền công khi hoàn thành công việc. Hình thức này thuwongf đƣợc áp dụng cho những công việc mà xét thấy giao từng việc chi tiết không có lợi về mặt kinh tế và/hoặc những công việc chƣa hoặc khó xây dựng định mức. Nhƣ vậy, ngay từ khi nhận việc, ngƣời lao động đã biết ngay đƣợc toàn bộ số tiền mà mình đƣợc lãnh sau khi hoàn thành khối lƣợng công việc giao khoán. Do đó, nếu đơn vị nhận khoán giảm bớt đƣợc số ngƣời hoặc rút ngắn đƣợc thời gian hoàn thành khối lƣợng giao khoán thì tiền lƣơng tính theo ngày làm việc của mỗi ngƣời trong đơn vị sẽ đƣợc tăng lên. Ngƣợc lại, nếu kéo dài thời gian hoàn thành thì tiền lƣơng tính theo mỗi ngƣời sẽ ít đi. Vì vậy, hình thức trả lƣơng khoán theo công việc có tác dụng khuyến khích ngƣời lao động nâng cao

năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trƣớc thời hạn hoặc giảm bớt số ngƣời không cần thiết.

Để đẩy nhanh tiến độ công việc, tăng năng suất lao động, doanh nghiệp có thể thực hiện hình thức trả lương khoán theo công việc có thưởng. Đây là hình thức tiền lƣơng khoán theo công việc nhƣng khi ngƣời lao động vƣợt các chỉ tiêu về số lƣợng, chất lƣợng và các yêu cầu khác nhƣ tiết kiệm đƣợc nguyên liệu, bảo đảm an toàn hoặc nâng cao công suất máy móc, thiết bị, v.v.. theo qui định sẽ đƣợc thƣởng.

Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm có thƣởng phản ánh đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích ngƣời lao động chú trọng hơn tới việc cải tiến chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và hoàn thành vƣợt mức nhiệm vụ qui định do doanh nghiệp giao.

1.2.2.2. Hình thức trả lương theo thời gian

Trả lƣơng theo thời gian căn cứ vào thời gian làm việc và hệ số cấp bậc công việc của ngƣời lao động theo thang, bảng lƣơng mà ngƣời lao động đang hƣởng. Tiền lƣơng tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo giờ, ngày, tuần, tháng làm việc của ngƣời lao động. Tiền lƣơng càng trả cho khoảng thời gian càng ngắn thì độ chính xác càng cao. Trong thực tế, trả lƣơng theo tháng có khung thời gian thích hợp nên dễ tính hơn song cũng là hình thức đem lại hiệu quả thấp hơn cả.

Về nguyên tắc, khi trả lƣơng theo thời gian phải xác định đƣợc năng suất lao động, ngoại lệ khi trả lƣơng cho trƣờng hợp sản xuất tự động cao với nhịp độ không đổi và không phụ thuộc vào bản thân ngƣời lao động. Do đó, hình thức này chỉ nên áp dụng đối với công việc không thể áp dụng định mức hoặc những công việc mà nếu ngƣời lao động tăng cƣờng độ lao động sẽ sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, làm cho máy móc dễ hỏng hơn. Tuy nhiên, hình thức trả lƣơng này có thể khiến ngƣời lao động ít hoặc không quan tâm đến kết quả và chất lƣợng làm việc do không có sự gắn kết tiền lƣơng với số lƣợng và chất lƣợng làm việc, nhất là đối với hình thức trả lƣơng theo thời gian giản đơn. Do

đó, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian có thƣởng. Trả lƣơng theo thời gian có thƣởng là sự kết hợp giữa chế độ trả lƣơng theo thời gian giản đơn với tiền thƣởng khi đạt đƣợc những chỉ tiêu về số lƣợng và chất lƣợng mà doanh nghiệp đã đặt ra đối với ngƣời lao động. Nhờ đó, nó không những phản ảnh đƣợc trình độ thành thạo của ngƣời lao động và thời gian làm việc thực tế mà còn phản ánh đƣợc thành tích công tác của từng ngƣời thông qua các tiêu chí xét thƣởng đã đạt đƣợc. Do vậy, hình thức trả lƣơng này khuyến khích ngƣời lao động nâng cao hiệu quả làm việc, có trách nhiệm hơn đối với công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa phương thức trả lương tại công ty cổ phần COMA 18 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)