Hiện thực xã hội nhức nhối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ) (Trang 40 - 58)

6 Cấu trúc luận văn

2.1.3 Hiện thực xã hội nhức nhối

Bối cảnh đặc biệt của đời sống xã hội sau năm 1986 đã tạo nên những tiền đề căn bản để phóng sự nhập cuộc. Những mảng hiện thực được thể hiện trong phóng sự viết về đề tài nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ chủ yếu là những tệ nạn xã hội nhức nhối, nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền bao trùm lên làng xóm thôn quê.

2.1.3.1. Những tệ nạn xã hội

Liên tiếp những phóng sự trình làng sau năm 1986 tựa như những quả bom nổ tung, phơi bày tất cả sự khốc liệt, trái ngang của đời sống xã hội. Bằng nhãn quan sắc sảo và ngòi bút hiện thực năng động, táo bạo, họ đã lật tung những vấn đề xã hội thuộc hàng quốc nạn lúc đó là tệ nạn tham nhũng, nạn sưu cao thuế nặng, nạn cường hào mới, những hủ tục ở làng quê…Từng mảng đời sống xã hội cứ hiện dần lên trong trang viết của các nhà phóng sự hợp thành bức tranh rộng lớn, phong phú và rất đậm nét.

Trước hết là nạn sưu cao thuế nặng khiến người nông dân phải sống trong cảnh

lay lắt, éo le được Phùng Gia Lộc thể hiện khá sinh động, cụ thể trong Cái đêm hôm

ấy…đêm gì ? [45]. Thiên phóng sự chỉ vỏn vẹn 2 trang báo, với hơn 3.000 chữ, nhưng dưới ngòi bút phóng sự sắc sảo của Phùng Gia Lộc, bức tranh quê vùng nông thôn Thanh Hóa hiện ra vô cùng ảm đạm, trong đó người nông dân như một “loài động vật”. Chỉ nguyên nạn sưu cao thuế nặng cũng đủ đẩy người nông dân vào bước đường

cùng sẵn sàng tìm đến cái chết.

“…đêm nay là đêm "đồng khởi" thu sản, tổng vét cả xã. Họ sẽ đổi chéo, công an và dân quân đội này về đội kia, vét bằng hết” (…) “bỗng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: từ đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị của tỉnh ủy về công tác lương thực” (…) “Các bác các anh ơi! Có còn cái gì mà nộp. Các anh và các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à ? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à ?” [45, tr.1, 10].

Phùng Gia Lộc đã dựng lại một cách trung thực, sâu sắc cảnh chính quyền “nửa

đêm thuế thúc trống dồn”, coi dân như cỏ rác, hà hiếp nhũng loạn hết mức đến nỗi tịch thu cả số lúa dành vào việc ma chay. Lúa được giấu trong quan tài của bà cụ sắp đến ngày quy tiên nhưng vẫn bị tịch thu xung vào thuế nông nghiệp.

Gia đình Phùng Gia Lộc thiếu sản một tạ mười hai cân thóc: trong cái đêm hôm ấy, công an, dân quân lùng sục ập đến khiến tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹc

như bị chọc tiết, chó kêu ư ử hòa cùng tiếng quát lác của đội thu sản: “Cứ bắt lấy cái

xe đạp! Phích, xô, bắt ráo”, rồi tiếng trẻ con khóc toáng lên vì sợ hãi; kế tiếp là cảnh bà cụ già đang ốm nằm trên giường cố ngóc dậy, run rẩy xin nợ sản vì lũ cháu đang

đói. Khủng khiếp nhất là cảnh chúng“soi đèn pin khắp nhà trong, nhà ngoài, dưới bếp,

bên chái. Hai người tuông soi cả trong vườn rau” để tìm thóc. Và cuối cùng, chúng

reo lên sung sướng “như một hiệp đào vàng trúng vỉa” khi đạp lật nghiêng cỗ quan tài

để dùng làm ma cho bà cụ già thì lúa chảy rào rào: “A! Lúa! A lúa! Lúa! Anh em ơi”

[45, tr.10].

Lối kể chuyện khách quan, không hề bi thảm hóa, song những gì hiện ra trước mắt là sự thật. Sự thật đâu đó vẫn còn những số phận anh Pha, chị Dậu, vẫn còn những

nghịch cảnh tương tự cái nghịch cảnh của Tắt đèn. Người lao động thì đói vàng cả

mắt, may mắn lắm có được bữa cháo rau má, còn cán bộ đi thu sản lượng thì nào gà, nào vịt no say chè chén.

Tinh vi hơn là nhưng thứ thuế trá hình nấp sau những quy định vô lý dưới hai

chữ “đối lưu”. Trong Suy nghĩ trên đường làng của Hồ Trung Túchính sách “đối lưu”

được mô tả giống như kiểu bóc lột, khiến người nông dân“công sức bỏ ra không được

hưởng lợi còn mang công mắc nợ” [77, tr.1] để đến mức không có khả năng trả nợ thì

“lực lượng vũ trang xông vào nhà dắt đi chiếc xe đạp của đứa con đầu học cấp ba trường huyện xa hơn mười cây số, đồng thời hóa giá toàn bộ tài sản trong nhà” [77,

tr.1]. Có kiểu bóc lột khác lại nấp sau cái được gọi là “khoán”“biện pháp” của hợp

tác xã, đó là lãi suất 40%/vụ, “có nghĩa là ông hụt khoán 100 ki-lô-gam thì mùa sau

phải trả tạ tư” [77, tr.1]. Thậm chí, người nông dân có vượt khoán đi chăng nữa “thì làm tróc móng tay nhưng chắc gì đã được ăn” (…) “gieo hạt lúa lên hợp tác xã cũng phải chi phí” (…) “chi phí quỹ đen, đỏ đủ thứ, còn lại rồi mới ăn chia cho ngày công. Ai đời huấn luyện quân sự địa phương, hợp tác xã cũng phải chi phí. Rồi còn sinh đẻ, vận động công trái tiết kiệm, rồi xây trường học nhà trẻ, chợ búa, đường sá, rồi quỹ cho bà con mình đi kinh tế mới, cho gia đình thương binh, liệt sĩ, neo đơn…” [77, tr.10].

Những thứ thuế trá hình đó bọn cường hào mới ở địa phương đánh vào đầu những người nông dân thấp cổ bé họng. Không tuân theo, không chịu khuất phục trước

uy thế của chúng tức là chống lại chính sách của tập thể, lập tức bị “cưỡng chế, nặng

sản(Suy nghĩ trên đường làng).

Xoáy sâu vào những mảng tối mịt mờ, Hồ Trung Tú đã truy đến cùng để tìm ra thủ phạm, chính là tàn dư của chế độ quan liêu bao cấp với cơ chế bình quân cứng

nhắc và phản khoa học. Người lao động thật sự “vô sản”. Không ruộng đất, không

được quyền sở hữu nông cụ sản xuất, ngay cả hạt lúa do chính họ làm ra cũng được phân phối theo công điểm thông qua bộ máy trung gian. Sẽ không còn là nghĩa vụ nộp thuế để xây dựng đất nước với ý nghĩa thiêng liêng của nó nữa, nạn sưu cao thuế nặng với những biến thái tinh vi đã trở thành nổi ám ảnh ghì nặng cuộc sống người nông dân đến mức không thể vùng vẫy được.

Bên cạnh “phát canh thu tô” là nạn trộm cắp, phá hoại tài sản Nhà nước. Thiên

phóng sự Tiếng hú của con tàu của Nguyễn Thị Vân Anh không chỉ miêu tả cảnh cơ

cực, chen lấn, xô đẩy của người dân khi đăng ký mua vé, lấy vé và đi tàu mà người

dân còn phải chịu sự phá hoại của đám trộm cướp: “toa tàu bị phá tan hoang chỉ còn

là cái thùng rỗng” [1, tr.10]. Thậm chí, có hợp tác xã ở Bình Trị Thiên còn ra hẳn một

quyết nghị chi tiền cho những kẻ ăn cắp bu-lông đường ray tàu hỏa. Chính vì thế “chỉ

trong ít hôm, những kẻ phá hoại này đã vượt chỉ tiêu” [1, tr.10]. Thử hình dung đường ray không còn ốc bắt vào tà vẹt sẽ trở thành cái bẫy nguy hiểm đến thế nào cho những

đoàn tàu. Nguyễn Thị Vân Anh đã phải thốt lên rằng: “Thật khó mà tưởng tượng nổi

một tập thể cán bộ lãnh đạo toàn đảng viên lại hành động dốt nát đến phản động như thế ?” [1, tr.10]. Không những vậy, nạn trộm cắp còn len lỏi vào cả những người trong bộ máy công quyền, những người đang từng ngày từng giờ làm cái công việc đảm bảo

an toàn cho mỗi chuyến tàu thì nay lại ăn cắp dây thông tin “để đem đổi gà, đổi rượu,

thịt chó và bán lấy tiền tiêu xài” [1, tr.10]. Đó là Đoàn Văn Ba – cung trưởng thông tin của đèo Hải Vân nổi tiếng hiểm trở câu kết với công nhân đường dây Dương Phước Thanh Tùng lấy cắp mười lăm nghìn ba trăm mét dây thông tin, đe dọa an toàn của hàng trăm chuyến tàu. Câu chuyện càng trở nên bi thảm hơn khi không chỉ người lớn làm việc sai trái, họ còn dụ dỗ trẻ con ăn cắp lõi đồng van tam thông để đổi lấy kẹo

khiến cho “lái tàu cho dừng lại nhưng tàu không thể phanh lại được, cứ lao tới, thật

vô vùng nguy hiểm” [1, tr.10].

Nhưng có lẽ ấn tượng sâu nhất trong lòng người đọc là “đường đi” của những

vật tư ngành đường sắt. Trong phóng sự Động mạch chính của Phạm Huy Thành đăng

trên báo Văn nghệ số 49, ra ngày thứ bảy 3/12/1988, tác giả đã chỉ ra rằng: “ê-cu, bu-

dụng một cách tối ưu vào lợi ích riêng tư: là tà vẹt gỗ thì được lấy về làm đồ dùng, làm củi; tà-vẹt bê tông thì được đập ra lấy sắt. Đập chán rồi thì được dựng lên làm hàng rào, càng tiện ! Bu-lông làm kiềng, rèn dao…” [74, tr.1].

Nực cười hơn, có những chuyện lạ kỳ như chuyện đùa: “Ai đời lại đi

đào…đường sắt của quốc gia về làm công trình mừng Quốc khánh” (…) “lấy đá về rải đường vào trụ sở ủy ban nhân dân xã, làm công trình chào mừng quốc khánh” [74, tr.1]. Thậm chí, xã Yên Bằng huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh còn trộm cắp, phá hoại

theo hướng hiện đại, họ “trang bị vũ khí cho dân quân bảo vệ vòng ngoài rồi thuê hẳn

xe cẩu của đơn vị bộ đội để lấy cho nhanh”. Chua chát hơn, không chỉ có đoàn thanh niên tổ chức trộm cắp, phá hoại tài sản Nhà nước mà ngay cả những đơn vị trong ngành cũng tổ chức trộm cắp bài bản và công khai trong một thời gian dài, bằng cách

“tổ chức công nhân lấy đá đường tàu về đập bán cho dân”.

Để vơ vét được nhiều hơn, những kẻ trộm cắp vật tư ngành đường sắt tìm mọi

cách để phá hoại: “còn viên đá nào đều bị người ta dùng móc sắt lùa vào, móc cho

bằng hết”. Hậu quả của việc này được Phạm Huy Thành ví như “sự tổng hợp của sức mạnh phá hoại có tính chất toàn dân” [74, tr.10] khiến chỉ riêng ga Nam Định “đường sắt số 7, số 8 bị bóc hết tà – vẹt và đất đá, chỉ còn trơ lại hai chiếc đường ray như hai chiếc cầu vồng oằn mình nằm trên những hố nước” hay ở một đoạn đường sắt khác thì

“tà vẹt đã yên phận nằm trên…đất” (Động mạch chính).

Cũng là nạn trộm cắp, phá hoại tài sản của Nhà nước nhưng trong phóng sự

điều tra Bản điều trần về một sự thật của Nguyễn Linh Giang đăng trên báo Văn nghệ

số 29-30 năm 1988 thì nạn trộm cắp, phá hoại đã ở mức báo động khẩn cấp vì “có

những vụ việc tưởng không thể nào tin được mà lại có thực hoàn toàn”. Nếu như trong các thiên phóng sự của Nguyễn Thị Vân Anh hay Phạm Huy Thành trộm cắp, phá hoại

chỉ xảy ra tại những công trình phi văn hóa thì ở Bản điều trần về một sự thật, trộm

cắp “ghé thăm” cả những công trình danh lam, thắng cảnh, chùa chiền, đền đài – chốn

linh thiêng thờ cúng thánh thần: “Tại đền Thái Vi, thuộc khu trung tâm căn cứ địa

Trường Yên (Hoa Lư), ba pho tượng đồng của hai đức vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông và Hiện từ Hoàng thái hậu đã bị chặt đầu, tại Chùa Bạch Liên (Tường Thụy, xã Trác Vân, Duy Tiên) cũng bị kẻ gian lấy mất mười sáu câu đối khảm trai”.

Đáng lo ngại nhất là ở đền Đinh – Lê (Hoa Lư) tình trạng mất cắp xảy ra có hệ thống:

“năm 1983, cái mũ bình thiên thờ Đinh Tiên Hoàng bị phá; kẻ gian tưởng mũ bằng vàng, muốn lấy cắp, khi biết không phải vàng đã phá hỏng và vứt lại đằng sau đền.

Sáu mươi bát đĩa bằng sứ quý cũng bỗng nhiên bị “bốc hơi” vào năm 1984” [24].

Năm 1985, tại đền Đinh – Lê, một sự kiện bi thảm lặp lại hệt như ở đền Thái Vi “pho

tượng Đinh Tiên Hoàng bằng gỗ đã bị phanh thây ! Kẻ gian dùng dao mổ một đường hai mươi phân giữa bụng, cho rằng trong mình ngài có cất giấu vàng châu báu” (…)

“ở ngôi đền Đinh, kẻ gian đã phá hai khóa và lẻn vào lấy trộm một chóe lớn bằng sứ”

(…) “Tại đền Lê, kẻ gian cũng phá hai khóa vào đền lấy đi hai câu đối khảm trai duy nhất” [24]. Ngoài ra còn vô số các đồ thờ cúng, câu đối khảm trai, chậu sứ và nhiều tài sản có giá trị khác tại các đền, chùa, khu di tích ở tỉnh Hà Nam Ninh bị kẻ gian trộm cắp.

Từ những sự thật cay đắng này, phóng sự đặt câu hỏi còn bao nhiêu công trình văn hóa ở Hà Nam Ninh nói riêng và trong cả nước nói chung đang hàng ngày, hàng giờ bị xâm hại. Tại sao với số lượng mất mát lớn như vậy, tại sao các công trình văn hóa xuống cấp thê thảm như vậy mà các cơ quan quản lý văn hóa vẫn tỏ ra thờ ơ ?.

Bên cạnh nạn trộm cắp, phá hoại tài sản Nhà nước, một vấn đề nổi cộm cũng không kém phần nhức nhối của nông thôn giai đoạn đầu thời đổi mới là tệ nạn tham

nhũngvà cường hào mới. Nó trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống sau lũy tre làng.

Lần theo bước chân của bọn cường hào mới trong Người đàn bà quỳ, Trần

Khắc đưa ta đến câu chuyện diễn ra vỏn vẻn trong cái làng Tiền Đống hẻo lánh “ăn

truyền thống, sống tiềm năng” – một xã nổi tiếng bởi mô hình sáng tạo hợp tác xã nông công thương tín, để từ đó lật lên toàn bộ bản chất tham nhũng của bộ máy chính

quyền. Từ “tập đoàn cầm đầu” của ông Chầu - Bí thư đảng ủy cho đến ông Thực –

Chủ tịch ủy ban, ông Bần – Trưởng công an xã hàng đêm “chúng nó lại tụ họp ăn

uống, bàn mưu tính kế đẽo gọt dân” [36, tr.5]. Dưới âm mưu của ba tên cường hào,

chúng cướp đất của dân xây nhà cao cửa rộng cho con gái ở, “bắt thủ quỹ đưa tiền tiêu

nhưng không chịu ký giấy tạm ứng” (…) “hợp tác xã thu mua lông vũ xuất khẩu Tiền Đống thực chất là một ổ buôn lậu” [36, tr.4]. Oái oăm hơn, “Chẩu sống đàng hoàng trong nhà cao cửa rộng với mẹ, vợ và có tám đứa con nhưng khai mẹ chết, vợ chết phải sống cô độc cô quả để được nhập hộ khẩu Hà Nội với đứa con gái làm ở Công ty thực phẩm” [36, tr.7]. Những thủ đoạn câu kết nhau để bòn rút tiền của lũ cường hào diễn ra thuần thục thành kỹ xảo, bởi chúng quá hiểu nhau, sống dựa vào nhau và cùng được bao bọc bởi các ông các bà tai to mặt lớn khác.

Cả làng quê nhốn nháo, nhặng xị vì cơn lũ tham nhũng, cường hào mới nhưng

không ai dám tố cáo vì “quan xa bản nha gần”, vì những tai họa từ trên trời đổ xuống

lặn ở cửa trạm nông giang bỗng dưng “một đứa đóng sập cầu dao. Ba cái máy bơm chạy cùng một lúc, hút tuột anh Thi vào đường ống, chết liền” [36, tr.4]. Không đến mức bị trả thù mà chết tức tưởi như anh Thi nhưng con, cháu những người đứng ra tố

cáo cũng bị vạ lây, điển hình như cháu bà Khang bị “một cái tát, một cái đạp, thằng bé

lăn quay” [36, tr.5]. Ngay cả bà Khang – người đàn bà kiên cường “Thà chết đuối dưới sông cái còn hơn chết đuối giữa đĩa đèn dầu lạc” cũng vẫn không tránh nổi cái

ngày “bị chó cắn”: “Tôi về gần đến cổng nhà thì một bóng đen từ bụi cây nhảy ra

phang một gậy trúng vai” [36, tr.7]. Người đọc chứng kiến liên tiếp những thủ đoạn trả thù người tố cáo một cách tinh vi, trắng trợn của những con sâu mọt đội lốt cán bộ. Có những người tố cáo chúng phải xin đi thoát ly để khỏi bị chúng cưỡi cổ, đè đầu thế

mà vẫn không thoát: “chúng nó từ làng quê vươn tay thọc vào tận nhà máy bóp nghẹt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ) (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)