6 Cấu trúc luận văn
2.2 Cảm hứng, tƣ tƣởng trong các tác phẩm phóng sự
2.2.3 Ca ngợi vẻ đẹp con người, biểu dương những giá trị tích cực
Bên cạnh việc phản ánh những mặt trái, những chuyện tiêu cực của đời sống xã hội, phóng sự thời kỳ đầu đổi mới trên báo Văn nghệ đã đi sâu tìm hiểu về vẻ đẹp con người từ những điều dung dị nhất, từ đây phát hiện những nhân tố mới trên mọi linh vực để khẳng định, biểu dương. So với phóng sự ở giai đoạn 1932-1945 là thái độ phê phán, đả kích; phóng sự 1945-1975 là dạt dào âm hưởng ngợi ca thì phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 trên báo Văn nghệ là sự kết hợp của cả hai chất giọng đối lập. Bên cạnh cảm hứng chủ đạo là phê phán hiện thực, phóng sự giai đoạn này còn ca ngợi nồng nhiệt những con người ở nông thôn, góp phần nhen nhóm niềm tin, nâng đỡ tâm hồn con người, hướng họ vào sự hoàn thiện nhân cách.
Một vấn đề nhức nhối mà phóng sự giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 trên báo Văn nghệ kịch liệt phản ứng là tàn dư của cơ chế quan liêu, bao cấp đang kìm hãm sự vận hành của cỗ xe đổi mới. Trong cái cơ thể ốm yếu của xã hội những năm đầu đổi mới không ít phần tử cơ hội ẩn mình trong bộ máy hành chính vẫn tư duy theo quán tính, miệng hô hào đổi mới nhưng thực thi theo lối cũ. Người cam chịu nghèo hèn thì được nhìn là mẫu mực, thanh liêm, còn những người lao động chân chính dám nghĩ, dám làm thì bị quy vào tội làm ăn bất chính. Năng động sáng tạo được ví như những
Tao Đàn, ngọn nào nhô lên một chút bị xén ngay”. Song, không cam chịu, nhiều cá nhân đã tìm cách bức ra khỏi cái vòng vây ràng buộc của cơ chế bao cấp, vươn lên làm giàu bằng bản lĩnh, sự năng động và sáng tạo của mình.
Giữa những cá nhân tiêu biểu, Trần Huy Quang say sưa chọn những gam màu tươi sáng để vẽ nên vẻ đẹp của người nông dân tràn trề nhựa sống. Con người sống sau lũy tre làng dù là nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” hay là anh cán bộ xã, cán bộ huyện đều hiện lên qua lăng kính của nhà phóng sự là những người thật thà, vô tư và rất phóng khoáng, cởi mở…Đó có thể là người đàn bà nông dân chất phác ở xã Văn Xuân, huyện Vĩnh Lạc (Vĩnh Phú) mà tác giả gọi là anh hùng với vóc dáng nhỏ
nhoi, gầy guộc, lam lũ nhưng lại là tổng chỉ huy của cả gia đình: “Tất cả tài ba, lo
toan, mưu lược để nuôi sống gia đình và xã hội, dường như dồn vào đôi mắt nhanh nhẹ, sắc sảo nhìn ra chỗ nào có của cải” [62, tr.13]. Hoặc ở một “khung hình” khác, dù không hiện hữu là người nông dân thực thụ nhưng dưới ngòi bút sắc sảo của Trần Huy Quang, người cán bộ, người “đầy tớ” của nông dân sau khi bước ra từ ao tù, nước đọng cũng có những vẻ đẹp rất mộc mạc, gần gũi của người quê. Đó là anh Lê Ngọc
Quán, Bí thư huyện ủy Vĩnh Lạc: “Tóc dài, áo lông, giày da nâu bóng, kể chuyện tiếu
lâm, cười vô tư. Là người cầm cân nảy mực về đường hướng, chính sách mà tính tình lại rất phóng khoáng, cởi mở, trẻ trung như nghệ sỹ” [62, tr.12].
Từ những tấm gương như bà Loan, anh Quán, chứng tỏ một thực tế rằng: trên mỗi con đường đều có những ngã rẽ, quan trọng là người ta có nhìn nhận và phát hiện ra không. Bà Loan – “vị tổng chỉ huy của một gia đình hơn 10 miệng ăn”, nhưng với đầu óc căn cơ, nhạy bén, bà đã đưa nền kinh tế gia đình đi lên từ bùn đất, từ cánh đồng vốn nổi chìm trong hoang hóa bao đời. Mô hình làm ăn mới tự chủ, tự quản do bà mạnh dạn khởi sướng đã mở ra những tia hy vọng cho việc cải cách sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn Vĩnh Lạc – Vĩnh Phú ngay từ những năm đầu đổi mới.
Rõ ràng, phải có tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, có lòng tin yêu con người như Trần Huy Quang mới cảm nhận được những nét đẹp đáng quí như vậy. Một
điều lý thú là người nông dân Bắc bộ hiện lên trong phóng sự Người biết làm giàu với
vẻ đẹp chân chất, hồn hậu như bao người nông dân trong cả nước, song người đọc không cảm thấy cảm giác nặng nề, mệt mỏi của họ, dẫu rằng đời sống xã hội đương thời vẫn còn quá nhiều bất công, ngang trái. Họ vẫn lạc quan, tin yêu cuộc sống, tìm
mọi cách để làm giàu. Nếu những người nông dân trong Người đàn bà quỳ của Trần
mọi cách để vùng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột, thì ngườinông dân trong Người biết làm giàu chỉ có duy nhất một mục đích: “tính toán thời gian làm ruộng làm sao ít ngày nhất, để có thời gian làm nghề phụ, hoặc buôn bán”.
Vẫn là những người sống ở nông thôn nhưng trong phóng sự Họp mặt các
“tướng cá” miền Đông, vẻ đẹp của người ngư dân qua ngòi bút của Tô Ngọc Hiến nó phong ba, bão táp và gan lì hơn cũng có thể bởi sóng gió nghề đi biển đã “nặn” ra những con người như vậy. Tô Ngọc Hiến nhìn thấy, phát hiện thấy đằng sau vẻ xù xì, thô ráp, mặn mòi của những “tướng cá” là vẻ đẹp của con người sống với biển, chết
với biển: “Anh Mão người chắc nịch như cây cột buồm, tóc xoăn như người Phi châu,
ngực dồ lên như một con sóng, mặt đỏ lên như Quan Vân Trường, hai cánh tay săn lại như chão, nhưng tiếng nói lại khàn khàn vì nghiện thuốc lào vào loại “đại tướng”.
Cũng là người ăn sóng nói gió như vậy nhưng Chủ nhiệm một hợp tác xã đánh cá lại
có dáng vẻ ngược lại: “Anh Chi trông lẻo khẻo như một kế toán trưởng chứ không ra
dáng một tướng cá. Nhưng giọng nói của anh vẫn là người ăn sóng nói gió”. Trong những cảm hứng trước vẻ đẹp của con người vùng Đông Bắc, Tô Ngọc Hiến tìm tòi, phát hiện ra những vẻ đẹp toát ra từ sự đối lập giữa người này và người kia, nhưng nó
lại là sự bổ trợ cho nhau chứ không triệt tiêu nhau: “Trắng trẻo, mảnh dẻ và từ tốn như
thư sinh, anh Cao Tuy kỹ sư khai thác cá biển được lắp ghép với anh Hóa, giám đốc Sở, như là để bổ sung cho nhau: một người thì hùng hồn, năng nổ, nghiêng về phạm trù động, còn một người thì sâu sắc, kín đáo, nghiêng về phạm trù tĩnh” (Họp mặt các “tướng cá” miền Đông – Tô Ngọc Hiến).
Vẫn là vẻ đẹp trong sáng, tinh tế mà các nhà phóng sự tìm thấy ở những con
người sống sau lũy tre làng, trong phóng sự Con nuôi Nhà nước, dù ngòi bút của
Hoàng Minh Tường chủ yếu xoáy sâu vào những mặt trái của xã hội, của cơ chế nhưng trong một một đoạn ngắn, dù khá hiếm hoi, tác giả đã hướng ngòi bút của mình đặc tả vẻ đẹp của con người sống ở nông thôn rất tình tứ, đó là vẻ đẹp con người lao
động xã hội chủ nghĩa có cái tâm hết lòng vì cộng đồng: “Chủ nhiệm Hoàng Chúc có
vẻ kín đáo, khiêm nhường. Trong số các chủ nhiệm có lẽ anh là người trẻ nhất. Ba mươi tám tuổi, dáng thư sinh, đẹp trai một cách dung dị làm cho các cô gái thiên về đời sống nội tâm phải xiêu lòng” [80]. Chỉ một đoạn đặc tả rất ngắn ngủi, dễ bị “tan” trong cả một thiên phóng sự đầy ắp những sự kiện xã hội nóng bỏng, cũng đủ để tác giả thể hiện hết cảm xúc của mình trước vẻ đẹp con người. Dẫu chỉ là vẻ đẹp bên ngoài, nhưng người đọc cũng hiểu sâu xa phẩm chất và năng lực của con người tích
cực trong một xã hội nhiều ngang trái mà tác giả đã hướng ống kính vào.
Có thể nói, thành tựu đổi mới của đất nước chính là nhờ một phần đóng góp quan trọng của những con người như bà Loan, bí thư Lê Ngọc Quán hay chủ nhiệm Hoàng Chúc và biết bao những gương sáng tiêu biểu như thế nữa. Đặc biệt, với những tấm gương giàu ý thức trách nhiệm, dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại lề thói bảo thủ, lạc hậu của cơ chế cũ, phóng sự thời kỳ này càng chú trọng khuyến khích, biểu
dương. Từ “tứ hùng” Sầm Sơn đến “thủ đô” Nông Cống (Trần Huy Quang), Tiếng
kêu cứu từ một vùng văn hóa (Võ Văn Trực), Xe pháo mã Cẩm Phả (Hoàng Ngọc Sơn)…là những tác phẩm đã thể hiện rõ chân dung của những nhân tố tích cực như
vậy. Anh Mạnh - nhân vật trong phóng sự Từ “tứ hùng” Sầm Sơn đến “thủ đô” Nông
Cống của Trần Huy Quang – một chủ nhiệm hợp tác xã đã sớm hiểu được lực cản
chính của việc chuyển đổi cung cách làm ăn “Cái mới bao giờ cũng phải tập làm quen
với nhận thức thông thường bằng một quá trình nhọc nhằn và khổ ải” [63, tr.10]. Bằng nỗ lực làm chủ công nghệ sản xuất que hàn, đưa hợp tác xã trở thành điển hình tiên tiến trong phong trào đổi mới ở Nông Cống (Thanh Hóa), anh đã khẳng định cái cũ, sự trì trệ, lạc hậu sớm muộn sẽ bị đẩy lùi. Điều này không chỉ có ý nghĩa khích lệ tinh thần đối với những ai đang hăng hái đi đầu trên mặt trận chống tiêu cực mà còn góp phần tạo dựng niềm tin trong công chúng nhân dân.