Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN
2.2. Những con đƣờng kết hôn giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan và chất lƣợng của
2.2.1. Hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tìm hiểu
Gặp phải rất nhiều khó khăn và bất cập trong cuộc sống nơi đất khách quê người, những cô gái Việt thực sự tìm được một cuộc sống hạnh phúc bên người chồng tại Đài Loan tuy là một con số không nhiều nhưng rất đáng được nhắc đến. Phần lớn những cuộc hôn nhân này đều được xây dựng trên cơ sở
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
của tình yêu, có một khoảng thời gian tìm hiểu nhất định và dựa trên sự hòa hợp về tính cách. Những cặp đôi như thế này có số lượng ít, khoảng 12,3% [8, tr. 43]. Họ gặp nhau ở các công ty, xí nghiệp của các doanh nhân Đài Loan đầu tư ở Việt Nam. Đó là những người Đài Loan và bạn bè của họ đến Việt Nam làm ăn và quen biết các cô gái Việt Nam. Một số ít hơn quen biết nhau qua các chuyến du lịch ở Việt Nam hoặc Đài Loan. Năm 2008 trên tạp chí vietbao.vn đã đăng một bài viết với tựa đề “Những cuộc hôn nhân Việt – Đài hạnh phúc” có kể về những cô dâu Việt Nam có cuộc sống đàng hoàng và hạnh phúc tại Đài Loan. Ví dụ cô dâu Trần Thị Phương Khanh ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh theo chồng về Đài Bắc từ năm 1998. Khi đó cô đang làm nhân viên khách sạn ở quận 5 thì gặp anh Lôi Dưỡng Sinh từ Đài Loan cùng bạn sang Việt Nam du lịch, đến Việt Nam thuê phòng để được ăn Tết Việt. Dịp này Sinh làm quen với Khanh, cô cũng thấy anh hiền lành, thật thà nên có cảm tình. Sau đó không lâu họ làm lễ cưới và đưa nhau về Đài Bắc. Nghe lời mẹ dặn, Khanh chăm chỉ học tiếng Hoa, chăm sóc chồng và hết lòng cùng chồng lo làm ăn buôn bán. Cửa hàng ngày càng được mở rộng, cuộc sống khấm khá và ngập tràn niềm hạnh phúc bên cô con gái Lôi Tử Quân.
Hay cô dâu Phương ở Tân Phong, Biên Hòa (Đồng Nai) khi mới về nhà chồng cũng cảm thấy bơ vơ và lạ lẫm. Nhưng may mắn anh chồng Quách Tông là thợ hàn đáy tàu thủy, cũng là người mạnh khỏe, thương vợ và chăm làm, biết vun vén cho cuộc sống gia đình. Lương tháng anh mang về khoảng 36.000 đài tệ, hai vợ chồng cùng tích góp mua nhà, mua xe. Vợ chồng gần gũi, biết rõ tính nết của nhau, cảm thông chăm sóc nhau nên ngày càng thêm gắn bó. Không để chồng mình một mình vất vả kiếm tiền, sau khi đã thông thạo tiếng Hoa, Phương xin được việc làm ở Công ty Hồng Y, chuyên sản xuất kính cho thợ lặn, lương được 33.000 đài tệ, hai vợ chồng dành dụm mua được ô tô, làm lại nhà.
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
Ngoài ra còn phải kể đến cô dâu Lê Ngọc Bích, cô tình cờ gặp Lý Hạo Nhiên ở nhà một người bạn, hai người nảy sinh tình cảm rồi nên vợ nên chồng. Rời nhà mẹ ở phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian đầu làm dâu cô cũng gặp rất nhiều vất vả. Chồng làm nghề xây dựng, quần quật dưới nắng mưa suốt ngày ngoài công trường. Cô thương chồng nên cũng cố gắng làm việc. Từ hai bàn tay trắng, cuối cùng họ đã lập được công ty xây dựng, Hạo Nhiên làm giám đốc và Ngọc Bích làm phó giám đốc điều hành. Tài sản của họ là một dàn xe, máy móc và đội ngũ công nhân thành thạo, thu nhập ngày càng cao, không những cho cuộc sống gia đình mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm người khác.
Bài báo Cô dâu Việt - những chuyện chưa ai kể của phóng viên Trang Hạ trên tờ Tiền phong số ra ngày 22/08/2005 đã kể về Nguyễn Thị Thu Thảo, cô dâu Việt Nam quê Long An ở khu Mộc Tra, thành phố Đài Bắc. Những ngày đầu sang Đài Loan, cô gặp phải muôn vàn khó khăn do không biết tiếng Trung. Nhưng dần dần, dưới sự hỗ trợ của gia đình nhà chồng, cô vừa tham gia các hoạt động xã hội, vừa làm nhân viên tư vấn cho Eden, giúp đỡ các cô dâu Việt gặp khó khăn trong vùng, lại vừa làm phát thanh viên, thu nhập một tháng hơn 2,2 vạn Đài tệ.
Đây là những ví dụ tương đối hiếm hoi trong bức tranh cuộc sống của các cô dâu Việt Nam làm dâu nơi đất khách quê người. Họ may mắn có được cuộc hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu hay may mắn tìm được những người chồng khỏe mạnh, thương vợ, chăm chỉ làm ăn.