Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN
3.1. Về mặt kinh tế, xã hội
3.2.1. Đẩy mạnh điều tra nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân có
luật về hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Việc làm này nhằm nắm bắt và có cái nhìn toàn diện đầy đủ hơn nữa về thực trạng cuộc sống hiện nay của các cô dâu Việt Nam ở Đài Loan. Trên
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
thực tế, những cô dâu Việt Nam lấy chồng xa xứ có thể gặp phải muôn vàn bất trắc mà đôi khi với trình độ học vấn hạn hẹp, họ chưa thể nhận thức hết được, do đó họ rất cần sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền để đảm bảo được những quyền lợi cơ bản và chính đáng nhất của mình.
Cần có sự gặp gỡ, kết hợp của Văn phòng đại diện kinh tế - văn hoá Việt Nam ở Đài Bắc, các cơ quan chức năng cũng như cơ quan tư pháp, nội vụ, ngoại giao của ta với phía Đài Loan để tìm hiểu đời sống của cô dâu Việt Nam tại Đài Loan. Từ đó có biện pháp quản lý, giúp đỡ những cô dâu này trong cuộc sống thường ngày và nhất là khi các cô gặp hoàn cảnh khó khăn. Đối với những cô gái Việt Nam phải chịu cảnh đổ vỡ ly hôn, cần có sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan hữu trách phía Việt Nam, và có sự kết hợp với các cơ quan của Đài Loan nhằm giải quyết hậu quả, đem lại quyền lợi cho những người phụ nữ này. Cần giúp đỡ họ về thủ tục ly hôn, về việc phân chia tài sản, trách nhiệm nuôi dạy con cái và cả việc trở về Việt Nam an toàn nếu họ có nhu cầu. Trong trường hợp cô dâu Việt Nam bị bạo hành, ngược đãi phải giúp họ khiếu kiện và đòi người chồng Đài Loan có sự đền bù tổn hại sức khoẻ, thương tật. Trường hợp nghiêm trọng cần căn cứ theo pháp luật Đài Loan để có thể khởi tố.
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân nhằm hạn chế tối đa những cuộc hôn nhân với người nước ngoài mang tính chất vụ lợi, chưa có thời gian tìm hiểu thích hợp. Năm 2005, quan điểm của các nhà làm luật về việc sửa đổi Nghị định 68/2002/NĐ-CP trong lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài cho thấy động thái điều chỉnh văn bản luật pháp trước thực tế này: “Hiện nay Bộ Tư pháp đang hoàn tất sửa đổi Nghị định 68/2002/NĐ-CP, quy định trong hồ sơ đăng ký kết hôn, thứ nhất hai bên vợ chồng phải có chứng chỉ ngoại ngữ (hoặc tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Trung) và xác nhận của chính quyền địa phương về thời gian (tối thiểu) mà hai bên đã tìm hiểu nhau (ví dụ
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
thời gian tối thiểu là 3 tháng). Thứ hai, bắt buộc hai bên phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở tư pháp địa phương chứ không được ủy quyền cho người môi giới. Thứ ba, trong hồ sơ kết hôn phải có biên bản phỏng vấn và cán bộ tư pháp được giao phỏng vấn phải chịu trách nhiệm nếu các đương sự “có vấn đề”.
Theo các tác giả cuốn Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, còn cần thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường quản lý người Đài
Loan sang Việt Nam lấy vợ bằng cách yêu cầu xuất trình đầy đủ các giấy tờ như giấy chứng nhận sức khoẻ, lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận độc thân (hoặc ly hôn, hoặc vợ chết, mất tích…), giấy chứng nhận tình trạng kinh tế, tình trạng nghề nghiệp và mức thu nhập hàng tháng, bản photo hộ khẩu. Những giấy tờ này nhằm xác nhận những người này có đủ điều kiện và tư cách kết hôn phù hợp với luật pháp Việt Nam. Thiết nghĩ, đây cũng là những việc làm cần thiết nhằm tránh tình trạng những người đàn ông Đài Loan có khuyết tật, thậm chí cả những ông già cũng đều có thể tìm cho mình một cô vợ Việt Nam xinh đẹp và khoẻ mạnh.
Bộ Tư pháp và một số cơ quan hữu trách cần ban hành một số thông tư, hướng dẫn việc thi hành các luật, pháp lệnh, nghị định liên quan đến nội dung hôn nhân của công dân Việt Nam với người nước ngoài. Những văn bản trên đây về cơ bản sẽ tạo thành một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ chặt chẽ góp phần điều chỉnh và giải quyết quan hệ hôn nhân giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Năm 2008, sau hai trường hợp cô dâu người Việt bị chết do sự hành hạ của người chồng Hàn Quốc, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp (Bộ Tư pháp) Trần Thất khẳng định sẽ sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình để tăng cường khả năng bảo vệ cho các cô dâu Việt nói chung. Theo ông nên thực hiện việc quản lý chặt chẽ khi xem xét, thụ lý hồ sơ, yêu cầu phỏng vấn trực tiếp cả hai người; cần cân nhắc quy định khoảng cách tuổi tác của các cặp vợ chồng, hai vợ chồng phải nói được một ngôn ngữ chung. Đồng
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
thời Bộ Tư pháp cùng làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc, Văn phòng kinh tế - văn hóa Đài Loan tại Hà Nội để ký những thỏa thuận song phương, tạo điều kiện tối đa cho cô dâu Việt có điều kiện sinh hoạt, giúp đỡ lẫn nhau và đưa ra những chế tài cụ thể. Tháng 5/2010, hội thảo “Một số vấn đề thực tiễn của tư pháp quốc tế về quan hệ thân nhân và tài sản có yếu tố nước ngoài” được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều chuyên gia Châu Âu, Canada, các nước trong khu vực (Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc) và Việt Nam. Điều đó chứng tỏ mặc dù hiện nay hôn nhân có yếu tố nước ngoài không còn là một vấn đề nóng bỏng trong xã hội nhưng vẫn là một vấn đề được xã hội quan tâm và không ngừng tìm cách khắc phục.
Nhưng nếu chỉ có pháp luật của Việt Nam sửa đổi thì chưa hẳn đã có hiệu quả cao nếu như các nước có liên quan không có những thay đổi về quy định, luật pháp. Điều này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các quốc gia với nhau nhằm hạn chế tối đa tình trạng hôn nhân không nhằm những mục đích tiến bộ, làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Theo thống kê tại Đài Loan, tỷ lệ cô dâu Việt Nam bị ngược đãi chiếm khoảng 6-10% [5, tr. 41]. Ngay từ khi làm thủ tục sang Đài Loan qua Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc, các cô dâu Việt Nam đều được yêu cầu phải thuộc lòng số điện thoại cứu giúp khẩn cấp. Ngoài ra họ được cung cấp Sổ tay hướng dẫn về an toàn bản thân phụ nữ bằng tiếng Việt. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà đa phần các cô gái Việt Nam đều không lưu tâm đến vấn đề này. Do vậy, khi bạo lực xảy ra nhiều người đã không biết cách liên lạc hoặc không có thói quen yêu cầu các cơ quan công an, các cơ quan phi chính phủ tại Đài Loan giúp đỡ.
Bên cạnh đó, số lượng các cơ sở chuyên hỗ trợ, giúp đỡ cho các cô dâu Việt Nam tại Đài Loan khi cần thiết cũng có số lượng chưa nhiều. Ở Đài Loan có tới 10 vạn cô dâu Việt Nam, nhưng đi đến nhiều nơi rất khó liên lạc
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
với một tổ chức hay hiệp hội bảo vệ quyền lợi những cô dâu Việt Nam. Thực tế cũng có một số tổ chức phi chính phủ (NGO) của Đài Loan hoặc các tổ chức mang danh nghĩa là hiệp hội cô dâu nước ngoài bảo vệ, tư vấn và làm dịch vụ quảng cáo công khai, nhưng trong số đó lại có rất nhiều những tổ chức làm môi giới hôn nhân, dịch vụ tổ chức cho các ông chồng Đài Loan sang Việt Nam cưới vợ hoặc đưa đón các cô dâu từ Việt Nam sang Đài Loan. Tuy nhiên cũng có thể kể ra một vài giải pháp của Đài Loan nhằm hỗ trợ cho các cô dâu nước ngoài trong đó có Việt Nam. Năm 1999, Đài Loan đã yêu cầu 21 thành phố, huyện và hai thành phố trực thuộc Đài Bắc, Cao Hùng có biện pháp hỗ trợ các cô dâu nước ngoài khắc phục càng nhanh càng tốt vấn đề ngôn ngữ và cách biệt văn hóa. Cao Hùng đã rất thành công trong việc mở các lớp hướng dẫn cho các cô dâu nước ngoài, bao gồm việc dạy ngôn ngữ, cách làm mẹ và chăm sóc con cái tốt, các phong tục tập quán, cách chi tiêu, đời sống ở Đài Loan, kiến thức pháp luật, cách hoà nhập với gia đình chồng… Đài Bắc đã cho in nhiều cuốn sách hữu ích bằng tiếng Việt hướng dẫn cô dâu Việt Nam cách trở thành một người vợ và một người mẹ hạnh phúc. Có cả chương trình phát thanh bằng tiếng Việt mỗi ngày. Cơ quan nội vụ Đài Loan (MOI) năm 2005 đã lên kế hoạch lập một quỹ trị giá 9,6 triệu USD để tài trợ trong vòng một thập niên cho những chương trình giúp đỡ những người hôn phối nhập cư từ nước ngoài, mà phần đông là những người phụ nữ và con cái của họ hội nhập vào đời sống Đài Loan. Theo một quyết định có hiệu lực vào ngày 1/03/2005, những cộng đồng, tổ chức phi chính phủ nào giúp các cô dâu nước ngoài bị vi phạm nhân quyền, hay giúp đỡ về giáo dục, tham vấn, chăm sóc y tế và việc làm sẽ được xét duyệt để nhận tài trợ từ một hội đồng gồm 10 quan chức, 21 học giả và doanh nhân. Mục đích là tạo ra một cơ sở hạ tầng xã hội để đảm bảo việc hoà nhập vào xã hội Đài Loan. MOI cho biết chính quyền ở đây cũng sẽ đưa ra 56 dự án liên quan đến tất cả các ngành, các cấp
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
nhằm tạo ra một mạng lưới phúc lợi xã hội bảo vệ các cô dâu người nước ngoài và con cái của họ.
Từ tháng 5/2005, cơ quan nội vụ của Đài Loan đã thiết lập một bộ phận chuyên phụ trách vấn đề tư vấn cho các cô dâu nước ngoài tại Đài Loan với đường dây nóng 0800-088-885 gồm 6 thứ tiếng: Anh, Việt, Indonesia, Hoa phổ thông, Thái, Campuchia nhằm tư vấn các vấn đề hội nhập xã hội, giáo dục - văn hoá, dịch vụ việc làm, y tế, an toàn cá nhân, giáo dục cho trẻ em, nhà ở và luật pháp.
Ngày 17/08/2009, trong tọa đàm về cô dâu Việt ở Đài Loan gồm nhiều học giả nổi tiếng từ Viện nghiên cứu Trung ương Đài Loan và các cơ quan đại diện phía Việt Nam, một học giả Đài Loan, GS. Vương Hồng Nhân (Viện nghiên cứu Đông Nam Á, ĐH Tế Nam) đã công bố nghiên cứu của ông cho rằng có khoảng 20% cô dâu Việt Nam ở Đài Loan không hòa hợp được với chồng hoặc gia đình chồng, dẫn đến kết cục bị ngược đãi và ly hôn [50]. Để giảm số cô dâu Việt Nam bất hạnh, bảo vệ quyền lợi và giúp họ sống bình đẳng như phụ nữ bản xứ, chính phủ Đài Loan đã đầu tư khoảng 300 triệu USD cho các hoạt động trợ giúp như dạy “làm dâu”, dạy nghề và tiếng, mở chương trình phát thanh tiếng Việt cho cộng đồng các cô dâu Việt. Ở Đài Loan hiện có ba tổ chức lớn có thể giúp đỡ, bênh vực các cô dâu nước ngoài là Sở Tư pháp, Sở Xã hội và Sở Dân chính (chưa kể nhiều tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho các cô dâu nước ngoài nói chung, Việt Nam nói riêng). Các học giả Đài Loan có chung quan điểm với các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách Việt Nam: khích lệ hôn nhân trên cơ sở tình yêu, hạn chế những cuộc hôn nhân có toan tính kinh tế và thông qua môi giới bất hợp pháp. Hai bên thống nhất để hạn chế tỷ lệ phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan bất hạnh, cần sự cố gắng giải quyết từ cả hai bên như cùng nghiên cứu, hỗ trợ, bảo vệ các cô dâu Việt Nam về pháp lý, bằng nhiều giải pháp thiết thực tăng
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
cường khả năng làm mẹ, làm vợ tại Đài Loan cho họ. Đặc biệt cần hạn chế tình trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan vì nghèo đói vật chất và tinh thần, ngăn chặn hoạt động của các trung tâm môi giới bất hợp pháp.
Như vậy, Đài Loan ít nhiều đã có sự quan tâm đến đời sống của các cô dâu nước ngoài. Nhưng để các hoạt động này thực sự đạt được hiệu quả, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu trách của Việt Nam trong việc quản lý, giúp đỡ những cô dâu này để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Hai bên cần phối hợp để thành lập các tổ chức trợ giúp cô dâu nước ngoài hoặc tổ chức hội đồng hương Việt Nam ngay tại các khu dân cư để có thể hỗ trợ thường xuyên và kịp thời cho họ.
3.2..2. Kiên quyết đấu tranh chống lại tệ nạn buôn bán phụ nữ và môi giới hôn nhân bất hợp pháp
Phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam giới Đài Loan chủ yếu thông qua các trung tâm môi giới hôn nhân. Trong nhiều trường hợp hệ thống này bị lợi dụng biến thành đường dây buôn bán phụ nữ đến Đài Loan bất hợp pháp. Do vậy, thông qua đường dây môi giới hôn nhân, các cô gái nhẹ dạ, cả tin bị lừa vào đường dây buôn bán phụ nữ và tham gia vào các hoạt động mại dâm ở Đài Loan. Có một số người đàn ông Đài Loan lấy cớ sang Việt Nam tìm vợ và sau khi hoàn tất thủ tục đưa cô dâu về nước, họ lập tức bán các cô dâu này cho một người Đài Loan khác. Một số trường hợp các cô dâu Việt Nam đã bị bán cho nhà chứa. Cũng có một số cô dâu bị bóc lột tình dục bởi chính những người đàn ông thân thuộc trong gia đình chồng. Vì vậy, cả Việt Nam và Đài Loan đều cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ thông qua môi giới hôn nhân. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm làm cho những cuộc hôn nhân Việt - Đài phát triển một cách lành mạnh theo đúng xu thế của nó.
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp
Năm 1999, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở pháp lý khá đầy đủ, toàn diện và cụ thể để đấu tranh với tệ nạn này như Bộ luật hình sự, Nghị quyết 05/CP về tăng cường biện pháp chống các tệ nạn xã hội, Chỉ thị số 766/TTg ngày 17/9/97 của Chính phủ về phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đưa trái phép phụ nữ ra nước ngoài… Thế nhưng, chỉ có 18% tổng số vụ buôn bán phụ nữ được bắt giữ, xử lý. Hầu hết bọn buôn người chỉ bị phát hiện khi nạn nhân trốn được và trình báo với các cơ quan pháp luật. Những biện pháp giải quyết “phần ngọn” của vấn đề như tăng cường hiệu lực kiểm soát hành chính, tăng cường điều tra, truy tố, xét xử, phối hợp với lực lượng an ninh các nước láng giềng… là những việc mang tính cấp bách. Từ năm 2005 đến tháng 6/2008, toàn quốc đã xảy ra 1.100 vụ với 2.800 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, diễn ra mạnh nhất tại các tuyến Việt Nam – Trung Quốc với hơn 65% tổng số vụ [52]. Theo bài viết Phòng, chống
buôn bán phụ nữ và trẻ em của tác giả Đoàn Hiền đăng trên tạp chí Pháp luật
hình sự tháng 5/2010 thì hai biện pháp quan trọng nhất vẫn là nâng cao năng lực nhận biết và phòng ngừa. Đây là hoạt động cần chú trọng đầu tiên, trong đó bao gồm việc nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm này cho chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội phụ nữ tỉnh, huyện, các ban ngành liên quan, tình nguyện viên và nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng có nguy cơ bị buôn bán. Bên cạnh đó, giải pháp có ý nghĩa then chốt của vẫn là