Tuổi, trình độ học vấn, điều kiện sống cơ bản của cô dâu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phụ nữ việt nam lấy chồng đài loan thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN

2.3. Đặc điểm cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan

2.3.1. tuổi, trình độ học vấn, điều kiện sống cơ bản của cô dâu Việt Nam

- Đủ 20 tuổi, có đủ tư cách chịu trách nhiệm cho những năng lực hành vi của mình căn cứ theo pháp luật Đài Loan và luật của nước đó .

- Không có tiền án phạm tội.

- Có tài sản và khả năng chuyên môn đủ để tự lập và đảm bảo cuộc sống.

Nhưng trên thực tế, việc nhập quốc tịch của những cô dâu Việt Nam cũng không hề đơn giản. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2004 có khoảng 1.000 cô dâu Việt Nam ở trong tình trạng đã xin thôi quốc tịch Việt Nam, chưa nhập được quốc tịch Đài Loan thì đã ly hôn hoặc chồng chết. Theo pháp luật Đài Loan, những cô dâu này không còn lý do gì để tiếp tục xin nhập quốc tịch Đài Loan, họ phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, rơi vào cảnh trắng tay khi về nước, không được nuôi con, không được chia tài sản vì pháp luật Đài Loan không bảo hộ quyền lợi của những người phụ nữ trong trường hợp này.

Điều này cho thấy những cuộc hôn nhân không xuất phát từ cơ sở của một tình yêu thực sự sẽ rất khó có khả năng vững bền. Hôn nhân không hạnh phúc lại kéo theo nó muôn vàn hệ lụy mà đôi khi những cô gái Việt Nam mong muốn lấy chồng Đài Loan không thể lường hết được.

2.3. Đặc điểm cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan

2.3.1. Độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện sống cơ bản của cô dâu Việt Nam Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Bảng 2.2: Độ tuổi các cô dâu Việt Nam

Độ tuổi Tỷ lệ

Từ 18 đến 21 tuổi 60,1%

Từ 22 đến 25 tuổi 27,1%

Từ 26 đến 29 tuổi 4,9%

Trên 30 tuổi 7,9%

Nguồn: Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới (2005), Hiện tượng phụ nữ

Việt Nam lấy chồng Đài Loan , Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi 18 đến 25 chiếm tới 87,1% - một tỷ lệ rất lớn, đặc biệt các cô gái 18 đến 21 tuổi chiếm tới quá bán (60,1%). Tức là đa phần các cô gái lấy chồng Đài Loan đều ở trong lứa tuổi còn rất trẻ. Số lượng phụ nữ trên 30 tuổi chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (7,9%).

Trong cuộc khảo sát của Văn phòng kinh tế - văn hóa Đài Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh, trong số 9.217 cô gái Việt Nam kết hôn với người Đài Loan trong năm 2003 có trình độ học vấn như sau:

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của cô dâu Việt Nam

Trình độ Số phụ nữ Tỷ lệ%

Tiểu học 7747 người 84,02%

Phổ thông cơ sở 1180 người 2,8%

Phổ thông trung học 227 người 3,01%

Đại học 16 người 0,17%

Nguồn: Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới (2005), Hiện tượng phụ nữ

Việt Nam lấy chồng Đài Loan , Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

ngoại ngữ, tiếng Hoa và tiếng Anh của các cô gái lấy chồng Đài Loan đều rất kém: 72,4% không biết tiếng Hoa; 17,7% biết chút ít; 5,9% có thể sử dụng để giao tiếp; chỉ có 3,9% là sử dụng thông thạo. Về tiếng Anh: 84,7% không biết; 13,3% biết chút ít; 2% có thể giao tiếp được [8, tr. 41]. Qua những số liệu này ta có thể rất dễ dàng nhận thấy đa phần những cô gái lấy chồng Đài Loan đều có trình độ dân trí thấp, bên cạnh đó là việc không thông thạo ngoại ngữ sẽ là một cản trở rất lớn cho chất lượng các cuộc hôn nhân với nam giới Đài Loan.

Sau khi lấy chồng Đài Loan, cuộc sống của các cô được thể hiện một cách sơ bộ qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.4: Điều kiện sống của các cô gái Việt Nam sau khi lấy chồng Đài Loan

Đặc điểm Tỷ lệ/Trung bình

Nơi ở sau khi kết hôn

Thủ đô 11,9

Các thành phố lớn khác 25,0

Các thành phố nhỏ/Thị trấn 42,9

Nông thôn 20,1

Sống với ai sau khi kết hôn

Sống một mình (với con) 1,1

Sống riêng với chồng con 31,0

Sống chung với gia đình chồng 67,9

Nghề nghiệp hiện tại

Nông dân 5,2

Công nhân kỹ thuật 24,7

Lao động giản đơn 9,6

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Nhân viên công chức 2,8

Thất nghiệp/Nội trợ 44,2

Nguồn: Trần Giang Linh (2007), Di cư kết hôn của phụ nữ Việt Nam

với người nước ngoài và tác động của nó đến hộ gia đình gốc. Số liệu lấy từ

trang web:www.isds.org.vn/female_marriage-

based_international_marriage_migration_and_its_impact_on_sending_comm unities_viet.pdf

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, đa phần các cô gái Việt Nam được gả đến những vùng thị xã, thị trấn nhỏ, sống chung với gia đình chồng và làm nội trợ hay những công việc thủ công, lao động chân tay đơn giản.

Xét theo thành phần dân tộc của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan thì chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Hoa. Trong 12.892 cặp đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có thành phần dân tộc Kinh là 58,22%, thành phần dân tộc Hoa là 41,18%, còn lại 0,6% là thành phần các dân tộc khác [40, tr. 587].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phụ nữ việt nam lấy chồng đài loan thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)