Hệ quả của vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phụ nữ việt nam lấy chồng đài loan thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 50)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN

2.4. Hệ quả của vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan

2.4.1. Về phía Đài Loan

Những cuộc hôn phối giữa nữ Việt Nam và nam Đài Loan không ngừng diễn ra đã góp phần tăng cường những mối quan hệ giao lưu văn hóa dân gian giữa Việt Nam và Đài Loan. Trong quá trình sinh sống lâu dài tại Đài Loan, các cô dâu Việt Nam nói riêng cũng như người dân Việt Nam nói

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

chung đã phần nào đưa những nét phong tục, tập quán của mình hòa nhập vào đời sống của những người dân bản địa, làm phong phú thêm đời sống văn hóa địa phương. Ngoài những đặc trưng chung trong đời sống văn hóa như tâm linh, tín ngưỡng thì những những yếu tố trong ẩm thực, thói quen cũng tạo ra một nét giao lưu văn hóa rất đặc sắc giữa hai bên.

Phong trào lấy chồng Đài Loan diễn ra rầm rộ cách đây chục năm đã tạo ra một thế hệ con lai Đài Loan rất lớn - trên 100.000 trẻ [19, tr. 81]. Thế hệ này cùng với những trẻ em Đài Loan nói chung chính là thế hệ tương lai đóng góp to lớn vào việc xây dựng kinh tế - xã hội Đài Loan. Tuy nhiên, những đứa trẻ này khi đến tuổi nhập học lại gặp nhiều khó khăn. Theo luật pháp Đài Loan quy định: Trẻ em sinh ra trong các gia đình Việt-Đài đều được đăng ký hộ tịch và cư trú hợp pháp. Nhưng trên thực tế, trẻ em sinh ra trong những gia đình này vẫn bị cộng đồng kỳ thị, đặc biệt khi các em bước vào tuổi đến trường. Bởi thế hệ các em nhỏ này phần lớn chịu ảnh hưởng của người mẹ là những người có trình độ văn hóa thấp, không thông thạo ngôn ngữ địa phương. Do vậy người mẹ khó hòa nhập vào gia đình chồng và giáo dục con có phần thiên lệch, thậm chí gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái. “Do trình độ văn hoá thấp, không biết ngôn ngữ, bản thân người mẹ đã không thể hội nhập vào gia đình chồng mà chỉ lệ thuộc hoàn toàn vào gia đình chồng, họ lại giáo dục con cái có phần thiên lệch” [22, tr. 3]. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến những đứa con lai này thua kém rất nhiều những trẻ em Đài Loan khác khi học ở trường, đặc biệt trong khả năng giao tiếp và tiếp thu bài giảng. Theo một nghiên cứu của Cục nhi đồng thuộc Bộ nội vụ Đài Loan công bố tháng 6/2005 khảo sát các cuộc hôn nhân có chồng Đài Loan cưới vợ khu vực Đông Nam Á từ năm 1990, trẻ em sinh ra trong những gia đình này có tới 17% bị bác sĩ nhận định là trí óc chậm phát triển và có 23% bị cho là tàn tật (bao gồm

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

cả trí óc và tật nguyền) cấp độ nhẹ và trung bình [14, tr. 15]. Điều này là một thiệt thòi cho bản thân các em đồng thời cũng ảnh hưởng đáng kể đến vai trò của các em đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan trong tương lai.

Một ví dụ điển hình nhất là trường hợp các ngư dân ở Đông Cang, Đài Loan, phần lớn đàn ông ở đây kết hôn với phụ nữ Việt Nam. Hàng ngày, người bố ra khơi đánh cá, người mẹ ở nhà nội trợ và chăm sóc con cái. Do đó trẻ em ở đây khi lớn lên gần như chỉ biết nói tiếng Việt, cơ hội học tập và hòa nhập của các em luôn yếu hơn so với trẻ em bản xứ.

2.4.2. Về phía Việt Nam

Quá trình kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan thực chất là một quá trình di cư một chiều và đồng thời cũng là sự di chuyển lao động, bởi các cô dâu Việt nam đều trẻ, có sức khoẻ và ở độ tuổi lao động sung mãn nhất. Như vậy số lao động này sẽ lao động, làm việc và cống hiến không phải ở đất nước Việt Nam mà ở nơi họ sẽ được gả đến. Lúc đó làn sóng di cư, di chuyển lao động này sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường sức lao động trong nước cũng như gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Trong khi Việt Nam đang khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với hy vọng Việt Nam sẽ cung ứng đầy đủ sức lao động cho nền sản xuất kinh doanh trong nước vì lợi ích quốc gia. Một khi hệ quả của hiện tượng kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan đã được dự báo trước như trên, thì nên chăng cùng với việc thực hiện quyền tự do hôn nhân và quyền tự do cư trú của mọi công dân, các cấp quản lý Nhà nước và các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn đến công tác quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lao động nữ nội địa và có chính sách ưu tiên hơn đối với nguồn nhân lực nữ trong tương lai.

Có nhiều cô gái khi sang đến Đài Loan mới biết điều kiện kinh tế gia đình chồng khó khăn, do đó bản thân họ lại phải bươn bả kiếm tiền nuôi

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

chồng, nuôi con, nên có người đã gửi con về Việt Nam để gia đình ngoại chăm sóc. Cũng có trường hợp sau khi ly hôn, nhiều cô gái Việt Nam ở lại Đài Loan kiếm tiền và gửi con về Việt Nam cho bố mẹ. Bản thân những đứa trẻ này sẽ phải lớn lên trong cảnh thiếu thốn tình thương yêu của cha mẹ. Đây cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Tình trạng trẻ em Đài Loan được gửi về Việt Nam đã trở nên phổ biến trong những năm trở lại đây ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại Đồng Tháp, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, đến năm 2004 đã có 479 trẻ em là con lai Đài Loan đang sinh sống tại địa bàn tỉnh. Còn tại Vĩnh Long, con số đó cũng khoảng 400 [20, tr. 17]. Con số đó chắc chắn sẽ còn cao hơn trong những năm gần đây. Vấn đề đáng lưu tâm là nhiều em đã đến tuổi đi học nhưng chưa được nhập học vì thiếu tất cả các thủ tục nhập học cần thiết. Phần lớn các em khi sinh ra đều có giấy khai sinh và ghi quốc tịch Đài Loan. Do vậy, muốn có giấy khai sinh Việt Nam, các em phải xin thay đổi quốc tịch. Có nhiều đứa trẻ cha mẹ chúng đã ly hôn và phần lớn những bà mẹ không muốn quay lại Đài Loan nên việc xin đổi quốc tịch càng khó. Nếu tình trạng này còn tiếp tục kéo dài thì không bao lâu nữa, địa bàn đồng bằng sông Cửu Long sẽ có nhiều em thất học.

Hiện tượng “cơn sốt” phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan diễn ra mạnh mẽ cách đây gần chục năm đã gây nên hiện tượng mất cân bằng giới tại một số địa phương. Những cô gái đổ xô đi tìm cho mình những người chồng ngoại quốc, tạo thành một phong trào có tính chất lan truyền, nên có những thôn xã có hàng trăm cô gái được gả cho những người chồng Đài Loan. Điều này đã khiến cho nhiều thanh niên địa phương gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cho mình một người bạn đời, tỷ lệ kết hôn muộn cũng tăng lên. Một trong những ví dụ điển hình như cù lao Tân Lộc được mệnh danh là xứ vườn hiền hoà, thơ mộng nằm giữa sông Hậu thuộc huyện Thốt Nốt, thành phố Cần

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Thơ. Cù lao này còn được gọi là “đảo Đài Loan” bởi vài năm nay, Tân Lộc trở thành một trong những xã ở đồng bằng sông Cửu Long có đông phụ nữ lấy chồng Đài Loan, tạo nên sự mất cân bằng về giới tính, nhiều thanh niên Tân Lộc phải đến những nơi khác để tìm vợ.

Ngoài ra còn phải kể đến những trường hợp buôn bán phụ nữ núp dưới hình thức kết hôn với người nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, từ năm 2004 đến năm 2009, cả nước xảy ra 1.218 vụ mua bán phụ nữ với trên 2.300 đối tượng và 3.000 nạn nhân. Đây cũng có thể coi là một trong những hậu quả gián tiếp do các cuộc hôn nhân Việt - Đài đem lại.

Hoạt động môi giới hôn nhân còn gây mất trật tự an ninh xã hội, đặc biệt ở những khu vực tập trung nhiều “chợ vợ”. Một vài tụ điểm hoạt động môi giới hôn nhân trên địa bàn quận 10, 11 thành phố Hồ Chí Minh diễn ra khá sôi động và công khai mà báo chí đi sâu tìm hiểu điều tra cho thấy phương pháp hoạt động của các tổ chức này gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn, xử lý. Họ đưa khách Đài Loan đến một địa điểm nhất định… và sắp xếp cho các cô gái đến để tiếp xúc, xem mặt. Do đó, nhìn hiện tượng bên ngoài không có dấu hiệu nào để cơ quan công an truy bắt được. Sự hoạt động tràn lan của những công ty môi giới này chính là một trong những lý do trực tiếp dẫn đến “thương mại hoá” hôn nhân, chà đạp lên những giá trị truyền thống tốt đẹp và nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam. Thậm chí, vì mưu cầu lợi nhuận, họ bất chấp mọi thủ đoạn, hành vi lừa đảo, dụ dỗ, gây nên nhiều thực trạng đau lòng và khiến dư luận bức xúc.

Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan diễn ra rầm rộ trong khoảng 10 năm và sau đó có xu hướng chững lại. Trên thực tế, những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia với nhiều khác biệt về tuổi tác này đã đáp ứng được nguyện vọng ban đầu của các cô gái Việt Nam cũng như nam giới Đài Loan.

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Những yếu tố khách quan bên ngoài thúc đẩy cũng như mong muốn của chính bản thân họ đã thúc đẩy số lượng những cuộc hôn nhân này không ngừng tăng. Tuy nhiên, thực trạng của những cuộc hôn nhân này lại cho thấy, bên cạnh những cuộc hôn nhân hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng tình yêu và sự tự nguyện của đôi bên cũng như số ít ỏi từ những cuộc hôn nhân thông qua môi giới thì lại có rất nhiều những cuộc hôn nhân bất hạnh, các cô dâu Việt Nam khi làm dâu nơi đất khách quê người gặp phải muôn vàn khó khăn và trở ngại, nhiều khi đến từ chính những rào cản trong gia đình chồng. Những cuộc hôn nhân như vậy đã để lại không ít hậu quả cho cả xã hội Việt Nam và Đài Loan. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận, nghiên cứu đúng đắn để tìm ra những biện pháp giải quyết phù hợp cho vấn đề xã hội này.

Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan: Thực trạng và giải pháp

Chƣơng 3

CHÍNH SÁCH, PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI QUYẾT VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CUỘC HÔN NHÂN GIỮA

NỮ VIỆT NAM VÀ NAM ĐÀI LOAN

Phụ nữ là nhóm người dễ bị tổn thương và cần sự bảo vệ đặc biệt. Hiện nay, trong khu vực không nước nào không có đội quân lao động di cư, tuy nhiên đội quân này đang ngày càng “nữ hóa” (phụ nữ di cư bao gồm: xuất khẩu lao động, bị lừa bán hay lấy chồng). Trong số lao động di cư từ những quốc gia thành viên ASEAN đi lao động ở các nước khác trên thế giới, phụ nữ chiếm tỷ lệ đáng kể và có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm qua. Mặc dù lao động nữ di cư có cơ hội có thu nhập, có thể nâng cao vị thế và độc lập về kinh tế nhưng họ cũng chịu nhiều rủi ro và thách thức hơn nam giới cả về mức thu nhập, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và bảo vệ pháp luật, điều kiện sống và làm việc khắc nghiệt… Các lạm dụng tồi tệ nhất còn khiến người phụ nữ trở thành nô lệ tình dục, vi phạm nghiêm trọng quyền con người của phụ nữ. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, bao gồm cả quyền con người của phụ nữ và trẻ em. Vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan thực chất cũng là vấn đề nhân quyền rất cần được sự quan tâm của các cơ quan chức năng cả phía Việt Nam và Đài Loan trên nhiều phương diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phụ nữ việt nam lấy chồng đài loan thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)