7. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở hình thành và nội dung phƣơng châm “dĩ bất biến ứng vạn
1.1.2. Nội dung phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”của Hồ Chí Minh
Ngày 31-5-1946, trước khi lên máy bay đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm tay Cụ Huỳnh Thúc Kháng và nói: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít
lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ “dĩ bất biến ứng vạn biến”.[31, tr.235]
- Cái bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Cái bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh là cái không thể biến đổi, là chiến lược, mục tiêu, lý tưởng.
Cái bất biến cơ bản nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, của dân tộc Việt Nam, là hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, dân chủ, và hạnh phúc của nhân dân. Người từng nói: “Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”.[38, tr.319] Như vậy, cái bất biến chính là mục tiêu, là chiến lược cách mạng xuyên suốt, cái vạn biến không chỉ là “muôn sự thay đổi”, mà còn là sự vận dụng linh hoạt các sách lược, con đường, cách thức, lộ trình phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, để thực hiện hiệu quả nhất mục tiêu, chiến lược đã được xác định.
Cái bất biến cũng được xác định trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Ví dụ như: Trong đấu tranh ngoại giao, phải quán triệt quan điểm độc lập tự chủ, tự lực, tự cường - có nghĩa là dân tộc Việt Nam phải tự mình vạch ra đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thích ứng với xu thế thời đại; trong lĩnh vực nhận thức luận, cái bất biến là lương tâm, bản lĩnh, trí tuệ, sự bình tĩnh, sáng suốt, thái độ khách quan, khoa học (không để cảm tính thay cho lý trí); nhìn cho rộng, suy cho kỹ, luôn làm chủ tình thế “thấy trước, chuẩn bị trước”; “Muốn thành công: thì phải biết trước mọi việc”[34, tr.546]; phải tích cực chuẩn bị các điều kiện, nhưng phải biết chọn thời cơ để giành thắng lợi từng bước, giành thắng lợi từng bộ phận.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn thực hiện được cái bất biến, phải ứng vạn biến - linh hoạt kết hợp hài hòa giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và sáng tạo; muốn “ứng vạn biến” phải nhận thức đúng về thế và lực của chủ thể, của quốc gia, và của đối tượng, cái thuận và nghịch của tình hình thế giới trong từng giai đoạn và thời điểm cụ thể; đồng thời, sự vạn biến không được xa rời cái bất biến mà phải phục vụ cái bất biến, sự vạn biến phải biết điểm dừng, tránh làm tổn hại cái bất biến, nhất là không được phạm đến cái bất biến - là chủ quyền quốc gia.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với mong muốn: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.[45, tr.627]
Như vậy, có thể khẳng định rằng nội dung cái bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:
Độc lập dân tộc
Dân tộc, theo nghĩa rộng cũng chính là nước. Và quan niệm về nước đạt đến đỉnh cao ở Nguyễn Trãi với những đặc trưng về lãnh thổ, văn hiến, phong tục, tập quán, lịch sử. Ở Hồ Chí Minh, quan niệm về dân tộc rộng hơn nhiều. Ngoài những yếu tố lãnh thổ, văn hóa, lịch sử nêu trên, Người còn chỉ ra những quan hệ về kinh tế, chính trị, pháp lý, tư tưởng... và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ (không chỉ trên mặt đất mà cả vùng trời, vùng biển, hải đảo); cụ thể là:
Thứ nhất, đối với người dân mất nước thì cái quý nhất trên đời là độc lập của
Tổ quốc, tự do của nhân dân. Hồ Chí Minh đã từng nói: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Ngay từ năm 1919, Người đã gửi đến Hội nghị Vécxây Bản yêu sách 8 điểm, trong đó đòi bình đẳng cho người bản xứ, quyền tự do dân chủ tối thiểu cho
nhân dân. Nhưng bản yêu sách này đã không được các nước đế quốc chấp nhận. Từ đó, Người rút ra một bài học: Muốn giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Và sau khi trở thành lãnh tụ, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Chánh cương vắn tắt, Người đã xác
định mục tiêu chính trị của Đảng là đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập.
Năm 1941 trong Kính cáo đồng bào, Hồ Chí Minh cho rằng trong lúc này
quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn độc lập, Người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.[37, tr.587] Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một lần nữa
Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.[35, tr.534] Sau này, năm
1966, Hồ Chí Minh đúc rút thành chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó là tư tưởng, lẽ sống của Hồ Chí Minh, là nguồn sức mạnh của cả dân tộc. Những lời nói của Người vang vọng khắp núi sông, nó được hun đúc bởi hào khí suốt mấy nghìn năm trong lịch sử, kết tinh những tinh túy nhất của dân tộc.
Thứ hai, độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, phải là độc lập thực sự, độc lập
hoàn toàn, tức là phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Có chủ quyền quốc gia thực sự về chính trị, kinh tế, an ninh… và toàn vẹn lãnh thổ. Trong Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm độc lập 2-9-1948, Hồ Chí Minh cho rằng chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, đấu tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, thống nhất và độc lập thực sự, chứ không phải cái thống nhất và độc lập bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn. Thống nhất mà bị chia sẻ,… độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy.[34, tr.557]
Nước Việt Nam là của người Việt Nam; mọi vấn đề của Việt Nam phải do người Việt Nam tự giải quyết; mọi sự giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam đều được nhân dân ta ghi nhận, hoan nghênh, song nhân dân Việt Nam quyết không chấp nhận bất cứ một sự can thiệp thô bạo nào.
Độc lập thực sự phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam, là yêu cầu nóng bỏng của mọi người dân mất nước. Sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc làm quần chúng nhân dân căm phẫn đến tột độ. Nhân dân ta, thế hệ nối tiếp thế hệ, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Tinh thần ấy đã “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.[37, tr.11]
Tóm lại, độc lập dân tộc là cái bất biến số một, đầu tiên trong những cái bất biến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã đưa ra những cách thức, biện pháp để đấu tranh giành lại quyền tự do, độc lập dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Độc lập dân tộc là giá trị bất biến xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và Người đã vận dụng linh hoạt làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Nhân dân tự do, hạnh phúc
Khi nghiên cứu các cuộc cách mạng ở trong nước cũng như trên thế giới, Hồ Chí Minh cho rằng đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người; thế mới khỏi phải hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc. Muốn cách mạng cho đến nơi thì về cơ bản phải làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản (tức cách mạng xã hội chủ nghĩa) như trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt năm 1930 đã đề cập; tức từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc là bước đầu có tính chất tiên quyết, nhưng lôgic tiếp theo là phải làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc là sự mở đầu, cách mạng xã hội chủ nghĩa đi tới xã hội cộng sản là sự hoàn tất.
Như vậy, một logic tất yếu là làm cuộc cách mạng thứ nhất phải tiếp đến làm cuộc cách mạng thứ hai. Người cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Nếu không phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì vẫn là cách mạng nửa vời, cách mạng chưa đến nơi đến chốn, bởi lẽ quan niệm về độc lập dân tộc, theo quan điểm của giai cấp công nhân, không đơn giản chỉ là đánh đuổi quân xâm lược, khôi phục lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc mà tiến lên nó phải xây dựng được một chế độ xã hội trong đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, đem lại đời sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động, xóa bỏ mọi áp bức bất công về kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em; các dân tộc đều bình đẳng, được tạo điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình,…
Sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta tuy đã giành lại được độc lập nhưng nhân dân ta đứng trước muôn vàn khó khăn. Người đã chỉ rõ: “Chúng ta tranh được
tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.[35,
đó là mục đích mà chúng ta phải đi tới để củng cố tự do độc lập và để xứng đáng với tự do độc lập.
Hoài bão lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Tổ quốc được giải phóng, nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, nhân dân được hạnh phúc. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập, thống nhất của Tổ quốc phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, Người nhiều lần nhắc nhở: “Nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.[35, tr.64] Đứng
vững trên nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xác định giá trị bất biến là nhân dân tự do, hạnh phúc, Người đã đề ra sách lược ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với từng thời điểm lịch sử, nhằm từng bước phân hoá, loại trừ các thế lực thù địch, tranh thủ thời gian củng cố và phát triển lực lượng cách mạng. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, hiểm nghèo nhất của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua cơn sóng gió hiểm nguy, giữ vững thành quả cách mạng, giữ vững những giá trị bất biến trong quá trình hoạt động cách mạng của mình.
Như vậy, sau độc lập dân tộc thì nhân dân tự do, hạnh phúc là những giá trị bất biến tiếp theo trong quan niệm của Hồ Chí Minh, và Người cũng đã đưa ra những biện pháp cụ thể để nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc này.
Dân là chủ, dân làm chủ
Theo Hồ Chí Minh trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Sức mạnh này có thể nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
“Nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”[38, tr.502]. Theo nghĩa đó, Hồ Chí Minh cho rằng xây lầu thắng lợi phải trên
cơ sở cái nền là nhân dân. Qua đây ta thấy cùng một câu nói lấy dân làm gốc nhưng khác nhau ở chỗ một bên coi dân là người bị trị, thụ động, không có sức sáng tạo, còn Hồ Chí Minh cho dân là quần chúng – động lực của lịch sử, là lực lượng vô địch, là nguồn sáng tạo bất tận.
Người coi dân như nước, mình (tức cán bộ) như cá. Cá không thể tách rời khỏi nước, cá tách rời khỏi nước cá không thể tồn tại, nước nuôi cá, cá chỉ vùng vẫy được ở trong nước. Bởi vậy, theo Người, bao nhiêu lực lượng đều ở dân. Trong mối quan hệ giữa dân, Chính phủ nếu không có dân thì không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì không có ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với dân phải đoàn kết thành một khối. Nhiều lần Hồ Chí Minh cho rằng dân là chủ, Chính phủ và cán bộ là đầy tớ của dân. Ngay bản thân Người, chức Chủ tịch là do đồng bào ủy thác thì phải gắng làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận. Hiến pháp năm 1946 quy định: tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Chính quyền các cấp do nhân dân bầu ra và nhân dân có quyền bãi miễn. Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nhiều lần, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ từ Trung ương đến xã đều phải là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, hay “Chính phủ ta là một Chính phủ làm đầy tớ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”. Không chỉ dân là gốc, dân là nền móng, dân như nước, mà dân còn là chủ. Mục đích xây dựng nước Việt Nam không
chỉ độc lập mà còn tự do, hạnh phúc và dân chủ. Thế nào là nhà nước dân chủ? Theo Hồ Chí Minh, nhà nước dân chủ tức là nhà nước đưa lại quyền dân chủ thực sự cho nhân dân. Hiến pháp năm 1959 quy định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân làm chủ tức là nhân dân coi việc nước cũng như việc nhà. Người giải thích rất rõ thế nào là nhà nước dân chủ. Nước ta là nước dân chủ có nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân; chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra; đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên; nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Hồ Chí Minh cho rằng công tác dân vận không chỉ giải thích cho dân hiểu rằng việc này, việc nọ là có ích cho dân nên phải làm cho kỳ được, mà còn phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến, kinh nghiệm của dân, cùng dân đặt kế
hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên, tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích, khi thi hành xong phải cùng dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.