7. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp vận dụng phƣơng châm “dĩ bất biến ứng
2.2.2. Giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”của Hồ
Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay
Để vận dụng hiệu quả phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông giai đoạn hiện nay cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Thứ nhất, quán triệt quan điểm mang tính nguyên tắc: Chủ quyền biển, đảo là chủ quyền quốc gia trên biển - là lợi ích quốc gia thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là cái bất biến
Từ năm 2009, Trung Quốc đã có nhiều động thái xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trong khu vực Biển Đông; năm 2010, Trung Quốc khẳng định, Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc; năm 2012, Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và thành lập một đơn vị đồn trú mới đóng quân trên hòn đảo này. Ngày 1-5-2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) cùng nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hơn nữa, Trung Quốc còn xây dựng, mở rộng trái phép công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam - đây là bước đi nhằm hiện thực hóa yêu sách Đường 9 đoạn, vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, và vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Các hành động của Trung Quốc đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, và trực tiếp “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Hành động và dã tâm của phía Trung Quốc, khiến nhân dân cả nước ta phẫn uất, sục sôi tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; dư luận quốc tế cũng đồng loạt bày tỏ
thái độ quan ngại về tình hình Biển Đông. Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, hơn lúc nào hết đặt ra một cách cấp bách. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông trở thành điểm nóng thử thách lương tâm, bản lĩnh, trí tuệ của con người Việt Nam. [30, tr.4]
Vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết, phải thấm nhuần nguyên tắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nguyên tắc này phải được quán triệt trong hành động của mọi công dân Việt Nam. Phải xác định vững chắc lập trường kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, kiên quyết đấu tranh bằng mọi hình thức, bằng mọi giải pháp hòa bình buộc Trung Quốc tôn trọng vùng biển của Việt Nam.
Trong “ứng vạn biến”, cần cảnh giác trước những hành động, lời nói mưu toan hạ thấp giá trị chủ quyền biển, đảo; hoặc làm suy giảm lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc; hoặc làm phân tán ý chí quyết tâm, tư thế sẵn sàng đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quân và dân cả nước.
- Thứ hai, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phải quán triệt quan điểm kiên trì các giải pháp hòa bình, tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo
Là thành viên của Hiến chương Liên hợp quốc, của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cũng như Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế, kiên trì con đường giải quyết các vấn đề phát sinh bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; trong đó, biện pháp chủ yếu là thông qua đàm phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế. Theo tinh thần đó, những vấn đề còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương; còn những vấn đề tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch giữa các nước liên quan. Trong khi
kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài, chúng ta yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, UNCLOS và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới. Tại các vùng biển không phải là khu vực tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, chúng ta có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của UNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta. Bởi, theo Điều 73 của UNCLOS quy định “quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước”.
Trước tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông của nước ngoài, chúng ta cần có những biện pháp thích đáng ở các cấp độ khác nhau: song phương, khu vực và toàn cầu. Một mặt, kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; mặt khác, coi trọng sử dụng hiệu quả cơ chế toàn cầu và khu vực, thông qua các diễn đàn của Liên hợp quốc và ASEAN để các tổ chức này có tiếng nói, thể hiện rõ quan điểm đối với hành vi vi phạm chủ quyền của một quốc gia thành viên.
Trong khi nỗ lực xử lý các vấn đề ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, cần kiên trì đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình, song tránh gây phương hại cho yêu cầu giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển; không để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ giữa nước ta và các nước liên quan.
Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, từ năm 2014 Việt Nam đã nhiều lần chủ động gửi công hàm, giao thiệp trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan và tàu hộ tống vào vùng biển của Việt Nam - hành động xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam đã 4 lần gửi thư đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu hành các tài liệu của Việt Nam liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Mặc dù phía Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 nhưng vẫn tiếp tục xây dựng, mở rộng trái phép công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam và có những hành động gây hấn đối với ngư dân và lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam. Tình hình đó buộc chúng ta phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”.[40, tr.605] Vận dụng quan điểm của Người, cần phải bình tĩnh, sáng suốt trong phân tích, đánh giá bản chất vấn đề Biển Đông trên các khía cạnh địa - chính trị và chủ quyền quốc gia, đánh giá bản chất mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, để có những đối sách hợp lý bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và xây dựng một mối quan hệ đúng đắn giữa hai quốc gia – quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi.
- Thứ ba, trên cơ sở phát huy nội lực, phải linh hoạt, khôn khéo sử dụng các phương sách từ ngoại giao, pháp lý, đến ứng xử trên thực địa, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định sức mạnh nội lực là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngay từ năm 1941, Đảng đã nhận thức đúng đắn: “Ta có mạnh thì họ mới chịu “đếm xỉa đến”. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu là kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”.[10,
tr.244] Nội lực là sức mạnh bên trong - nguồn sức mạnh không bị lệ thuộc, gồm sức mạnh của nền kinh tế độc lập tự chủ, nền chính trị độc lập tự chủ, sức mạnh quân sự và văn hóa, xã hội của đất nước; sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của sự đồng thuận - đó là sức mạnh tổng hợp quốc gia, là thực lực quốc gia.
Để tạo sự đồng thuận quốc gia, quy tụ và phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cần phải:
Một là, thông tin trung thực, kịp thời để mọi người dân hiểu biết đầy đủ về chủ quyền lãnh thổ trên biển; về những mưu đồ, và hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo nước ta;
Hai là, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ biển, đảo của mỗi người dân; Ba là, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; Bốn là, xây dựng, lực lượng hải quân, lục quân, không quân đủ sức bảo vệ
biển, đảo; trước mắt đủ sức bảo vệ vững chắc Trường Sa trong mọi tình huống; duy trì thường xuyên hoạt động của các lực lượng chấp pháp để tiếp tục khẳng định chủ quyền trên biển, nhất là ở những vùng lãnh hải của Việt Nam đang bị xâm phạm;
Năm là, phát triển kinh tế biển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng biển, và bảo đảm an ninh, chủ quyền biển, đảo; duy trì bình thường các hoạt động của ngư dân trên vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam, nhưng phải có phương án thật tốt bảo vệ tính mạng và tài sản của ngư dân.
Thế giới ngày nay đang diễn ra sự liên kết, hợp tác rộng lớn vì hòa bình và phát triển; thế giới ngày nay có sức mạnh to lớn, đủ sức để ngăn chặn hiệu quả mọi hành vi bành trướng, đe dọa hòa bình nói chung, hòa bình và tự do hàng hải trên Biển Đông nói riêng. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải làm như thế nào, để thế giới chú ý đến những gì đang diễn ra tại Biển Đông; để thế giới biết được tính chính đáng và quyết tâm thật sự của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, từ đó tranh thủ được sức mạnh cộng đồng quốc tế. Có thể nói, trong các giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, thì ngoại giao vẫn là giải pháp tốt nhất để kiểm soát, và giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.
Nước ta là một bộ phận của thế giới, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những hoạt động của nước ta “có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ”; do đó phải thực hành chính sách đối ngoại rộng mở, “chính sách hòa bình và quan hệ tốt”, chính sách hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi. Trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, cần tìm ra những điểm đồng, khai thác mọi khả năng có thể, nhằm tập hợp lực lượng đoàn kết ủng hộ Việt Nam theo nhiều cấp độ. Để có được sự ủng hộ quốc tế, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải làm cho thế giới hiểu rõ về Việt Nam, về cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam và sự phù hợp về lợi ích khu vực, thế giới trong mục tiêu đấu tranh của Việt Nam cho thế giới hiểu rõ.
Mặt khác, chủ quyền biển, đảo Việt Nam được bảo đảm bằng cơ sở pháp lý và lịch sử, phù hợp Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nên cuộc đấu tranh của Việt Nam chống sự xâm phạm biển, đảo trong lãnh hải của đất nước, là việc làm chính nghĩa, được cộng đồng quốc tế ghi nhận; cuộc đấu tranh của Việt Nam cũng bao gồm trong đó mục đích bảo đảm hòa bình, an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Trên đây là những “điểm đồng”, là điều kiện để có được sự ủng hộ quốc tế đối với Việt Nam. “Điểm đồng” này cần phát huy thông qua hệ thống truyền thông quốc tế.
Để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cần phải: Một, thực hiện các kênh ngoại giao với nhiều hình thức, nhằm làm cho nhân
dân thế giới hiểu rõ cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử của chủ quyền biển, đảo Việt Nam; đặc biệt là phải phát huy được hệ thống truyền thông quốc tế trong việc cung cấp kịp thời, khách quan để các nước, trong đó có người dân Trung Quốc, hiểu biết thực chất về tranh chấp trên Biển Đông; hiểu biết về lập trường tôn trọng luật pháp quốc tế và sự kiên trì của Việt Nam về giải quyết hòa bình, không sử dụng vũ lực trong các tranh chấp chủ quyền biển, đảo;
Hai, về pháp lý, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông cần được quốc
quốc tế ra trước cơ quan tài phán quốc tế phù hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc;
Ba, đẩy mạnh hợp tác quốc tế song phương và đa phương, nhằm khai thác nguồn lợi kinh tế Biển Đông, chia sẻ lợi ích, tạo lợi ích đan xen về kinh tế Biển Đông với các nước, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ hòa bình, tự do hàng hải trên Biển Đông;
Bốn, đối với tổ chức ASEAN, cần thể hiện sâu sắc hơn tư cách thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm cao; góp phần ngăn chặn âm mưu “bẻ đũa từng chiếc”, củng cố đoàn kết cộng đồng ASEAN, tăng cường quan hệ với các thành viên, giữ vững và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực; củng cố mối quan tâm chung của ASEAN là hòa bình, ổn định, an ninh, an
toàn hàng hải ở Biển Đông; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông (COC);
Năm, tăng cường, phát huy mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện
đã được xác lập với các nước có tranh chấp ở Biển Đông; với các nước lớn, có lợi ích kinh tế, an ninh, tự do hàng hải trên Biển Đông, có lợi ích trong việc chống lại tham vọng độc chiếm, chi phối Biển Đông;
Sáu, trong quan hệ với bên ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở “Phải
nhìn cho rộng, suy cho kỹ”; trên cơ sở đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, phải ưu tiên