Phương hướng vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay. (Trang 81 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp vận dụng phƣơng châm “dĩ bất biến ứng

2.2.1. Phương hướng vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong

vạn biến” của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay

2.2.1. Phương hướng vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tình hình hiện nay trong tình hình hiện nay

Vận dụng đúng đắn phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, trước hết, cần thấm nhuần quan điểm có tính nguyên tắc - chủ quyền biển, đảo là chủ quyền quốc gia - là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là cái “bất biến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng thay mặt quốc gia Việt Nam, tuyên bố “nhân dân chúng tôi thành thực mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”[35, tr.522] toàn thể nhân dân Việt Nam “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để giữ vững chủ quyền quốc gia. Cái “vạn biến” là cách ứng xử của ta phải linh hoạt, khôn khéo trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ theo đúng tinh thần: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”.[39, tr.555] Theo đó, vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cần thấu suốt và thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Một là, vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Năm 2014, trước hàng loạt các hành động gây hấn của Trung Quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, ngoại giao, kiên trì đấu tranh hòa bình để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển Việt

Nam. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 diễn ra tại Nay Pyi Taw (Mi-an-ma), ngày 11-5-2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng về vấn đề căng thẳng tại Biển Đông, trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến “Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng”; trả lời các câu hỏi của phóng viên quốc tế vào ngày 21-5-2014 tại Ma-ni-la, Thủ tướng khẳng định: “Việt Nam nhất định không chấp nhận đánh đổi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”. Ngày 14-5-2014, trong phiên bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”. Nhất quán tinh thần đó, ngày 20-5-2014, phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Bằng mọi biện pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời kiên trì giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc”. Lập trường trên thể hiện tư tưởng chỉ đạo và quan điểm nhất quán của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Phương hướng vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo quan điểm của Đảng, Nhà nước ta thực chất là nắm vững mục tiêu chiến lược, bản lĩnh vững vàng, quyết đoán, khôn khéo, mau lẹ và kịp thời để ứng phó thích hợp với từng hoàn cảnh, từng tình thế, từng đối tượng trong từng trường hợp, từng vấn đề và trong không gian, thời gian cụ thể. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sự kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo trong tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng

và nắm bắt cơ hội để bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Việc vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là sự đảm bảo cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, dân tộc trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông đặt ra yêu cầu phải giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là những hằng số, những điều bất biến. Hiện nay, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” tiếp tục soi sáng cho toàn bộ hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường và phát huy nội lực vẫn là nguyên tắc cơ bản, là nền tảng không thể thiếu được và liên hệ mật thiết với tranh thủ ngoại lực đảm bảo cho việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, quốc gia hiện nay. Tình hình thế giới càng chuyển biến nhanh chóng, khó lường và phức tạp do đó cần phải nắm vững những giá trị bất biến của dân tộc trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, khôn khéo, linh hoạt và kịp thời ứng phó thích hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể khác nhau.

- Hai là, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế

Trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay, Việt Nam luôn tuân thủ theo đúng pháp luật Việt Nam, thể hiện rõ thông qua việc thực hiện Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21-6-2012 quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Việc Quốc hội thông qua Luật Biển không chỉ là đòi hỏi của thực tiễn mà hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế. Việc ra đời của Luật Biển làm rõ các mối quan

hệ pháp lý để tạo hành lang cho những cơ sở pháp lý khác. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, Luật Biển góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải, phục vụ việc sử dụng quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và xác định rõ phạm vi, lãnh hải của mình.

Đây cũng là quyền, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền trên cả đất liền và bờ biển của một quốc gia. Với việc thông qua Luật Biển, Việt Nam đã khẳng định cho cộng đồng quốc tế thấy: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Trước sự biến động của tình hình hiện nay ở Biển Đông, việc sớm công bố Luật Biển Việt Nam là bước đi cần thiết phục vụ quá trình tiến ra biển, là công cụ để thực hiện chính sách biển trong tình hình mới nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nội dung Luật Biển Việt Nam nhấn mạnh quan điểm tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là một bước đi tích cực, sẽ tranh thủ được hậu thuẫn của quốc tế để chống lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Kiên định đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng giải pháp “hòa bình”, bằng sức mạnh tổng hợp: đấu tranh chính trị, ngoại giao, chứng cứ pháp lý, lịch sử và chuẩn bị cả phương án đưa ra tòa án quốc tế khi cần thiết. Xử lý thật tốt mối quan hệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền và duy trì hòa bình ổn định. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cố gắng ở mức cao nhất duy trì môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, coi trọng quan hệ với Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện, giữ hòa hiếu, hòa khí, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị và thực hiện các cam kết đã ký với Trung Quốc. Việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải dựa trên Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC); ngoài ra, với

Trung Quốc cần phải căn cứ vào Thỏa thuận 6 điều về nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển mà hai nước đã ký kết. Đó là cơ sở pháp lý trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay. (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)