Vấn đề chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam và thực trạng đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay. (Trang 62 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam

2.1.2. Vấn đề chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam và thực trạng đấu tranh

tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay

- Vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông có chiều dài bờ biển khoảng 3260km, trải qua 16 vĩ độ (giữa vĩ tuyến 7 độ Bắc và vĩ tuyến 23 độ Bắc). Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng,…đối với Việt Nam.

Theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam có quyền mở rộng các vùng biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) thuộc quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế. Thực tế Việt Nam đã thực hiện quyền này bằng các Tuyên bố pháp lý chính thức và bằng việc ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012. Các văn bản pháp lý này tạo điều kiện để Việt Nam phát triển kinh tế biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác tài nguyên biển… . Hầu hết các tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông đều đi qua các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam đó là điều kiện để Việt Nam phát triển dịch vụ cảng biển, hàng hải và tìm kiếm cứu nạn. Nhà nước Việt Nam thống nhất đã có nhiều tuyên bố, văn bản pháp luật quan trọng về biển đảo Việt Nam, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, như:

Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, khẳng định các đảo và quần đảo là bộ phận lãnh thổ Việt Nam;

Tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam;

Nghị quyết 23-6-1994 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ năm, về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Tại Điều 4, Quốc hội Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông;

Luật biên giới quốc gia, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ ba, thông qua ngày 17-6-2003. Điều 1 ghi: Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật biển Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ ba, thông qua ngày 21-6-2012. Điều 1 quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển Việt Nam tại Biển Đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các công hàm gửi các bên có liên quan, hoặc trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, hoặc trong các hội nghị của Tổ chức Khí tượng thế giới ở Giơnevơ (tháng 6-1980), của Đại hội Địa chất thế giới ở Paris (tháng 7-1980),…

Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố Sách trắng (trong các năm 1979, 1982, 1988) khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của Biển Đông trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X ngày 9-2-2007 thông qua nghị quyết “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Nghị quyết đã xác định các

quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam: 1) Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển; 2) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng – an ninh; 3) Khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn lực bên ngoài.

Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53- 55% tổng GDP của cả nước”.

Ngoài các thỏa thuận phân định biển quan trọng mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia (bao gồm: Hiệp định giữa Việt Nam và Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan ngày 9-8-1997; Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000; Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa ngày 26-6-2003), Việt Nam còn phải giải quyết rất nhiều các tranh chấp phức tạp trên biển, không chỉ là tranh chấp về phân định các vùng biển chồng lấn mà còn phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ các căn cứ pháp lý và ý nghĩa lịch sử lâu đời, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Song, Việt Nam đang phải đối mặt với những tranh chấp rất phức tạp về chủ quyền đối với các quần đảo này từ các quốc gia khác xung quanh Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn và tuyên bố chủ quyền đã phâm xạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa bị tranh chấp chủ quyền và chiếm đóng của Đài

Loan, Philippines, Malaysia, Brunei. Riêng chỉ có Brunei đưa ra yêu sách chủ quyền đối với một số đảo nhưng không chiếm đóng. Những tranh chấp này là hết sức phức tạp được cộng đồng quốc tế quan tâm, hiện nay chế độ pháp lý của hai quần đảo chưa được xác định rõ. Chính phủ Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo. Việt Nam là nhà nước đầu tiên đã chiếm hữu thực sự và làm chủ hai quần đảo này từ thế kỷ XVII, từ đó đã liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình. Trong nhiều Tuyên bố và các đạo luật, Việt Nam luôn thể hiện quan điểm giải quyết các bất đồng trên biển thông qua thương lượng, sử dụng các công cụ luật pháp quốc tế, đồng thời, Việt Nam đã và đang có những hoạt động đối ngoại và những nhượng bộ nhất định để nhất quán quan điểm này. Đây là quan điểm phù hợp với xu thế chung trong khu vực, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

- Thực trạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay

Những năm gần đây an ninh Biển Đông nổi lên là một trong những vấn đề mang tính khu vực và ở chừng mực nào đó còn mang tính toàn cầu. Các nước trong khu vực và nhiều nước khác ngoài khu vực có lợi ích liên quan, bao gồm một số nước lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, một số nước EU, Nga… đã và đang quan tâm đặc biệt đến vấn đề này.

Hiện nay, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề mới, thách thức mới, tiềm ẩn nhân tố mất ổn định rất khó lường. Tình hình tranh chấp trên biển, nhất là hoạt động của nước lớn mở rộng các đảo đã chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày một gia tăng, âm mưu độc chiếm Biển Đông vẫn hiện hữu, đe dọa trực tiếp đến chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia. Nhiệm vụ phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng – an ninh trên biển những năm qua tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Mật độ dân cư, ngư dân trên biển, đảo và quần đảo còn mỏng, phương tiện, tàu thuyền công suất lớn còn ít; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng ven biển, trên biển và trên các đảo chưa hoàn thiện; khả năng bảo vệ

chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn nhiều bất cập, số lượng các học giả tham gia nghiên cứu về vấn đề Biển Đông ở nước ta chưa thực sự nhiều,... Những vấn đề trên có ảnh hưởng không nhỏ gây ra nhiều khó khăn, hạn chế trong việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc, bao gồm cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam trong những năm gần đây là việc tìm kiếm giải pháp nhằm giải quyết vấn đề an ninh tại Biển Đông, bao gồm:

Tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền

Năm 2013, năm tháng đầu năm 2014, an ninh Biển Đông tiếp tục là vấn đề cấp thiết và thời sự đối với Việt Nam. Các hành động của Trung Quốc đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, và trực tiếp “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển

Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” làm cho Biển Đông là một trong

những vùng biển nóng nhất tại châu Á - Thái Bình Dương và trên các đại dương khác nói chung. Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với các nước láng giềng có biên giới biển với Trung Quốc như Việt Nam, Philippin…

Trong bối cảnh đó, vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình. Một số hoạt động đáng chú ý nhất của Việt Nam liên quan đến cuộc đấu tranh này bao gồm:

Thứ nhất, Thực thi “Luật Biển”, tăng cường đấu tranh pháp lý

Năm 2012, Việt Nam ban hành “Luật Biển”. Bộ luật biển đầu tiên này của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1-1-2013. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của Việt

vùng biển Việt Nam thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, việc nhấn mạnh và quy định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa là những nội dung rất quan trọng của Luật Biển Việt Nam mà cả trong nước và quốc tế đều hết sức quan tâm.

Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, trong văn bản Luật biển Việt Nam đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Ngoài việc ban hành và thực thi Luật Biển, Việt Nam còn ban hành và thực thi một số Nghị định khác nhằm khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. Có ý nghĩa quan trọng là Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12-11-2013 về xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Theo đó, các nhóm hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; vi phạm các quy định về hàng hải ngoài vùng nước cảng biển; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

Thứ hai, gia tăng sức mạnh quốc phòng

Từ năm 2009 đến hiện nay, sức mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam được nâng cao đáng kể. Ngày 23-5-2013, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Phòng Tàu ngầm Hải quân trực thuộc Bộ tham mưu Quân chủng Hải quân.

Lần đầu tiên, Hải quân nhân dân Việt Nam có một đội tàu ngầm hiện đại. Cùng với 5 tàu ngầm lớp Kilo 636 là những tàu ngầm thuộc loại tiên tiến hiện nay trên thế giới được sản xuất tại Nga. Với việc sở hữu đội tàu ngầm, Hải quân Việt Nam đã hoàn toàn khác về chất so với trước đây, gia tăng sự tự tin của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển.

Hải quân Việt Nam còn được củng cố thêm sức mạnh bằng việc gia tăng sức mạnh không quân trên biển, trong đó có việc tiếp nhận thủy phi cơ DHC-6 số hiệu VNT-777 VIP nhằm trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam, do Công ty Viking, Ca-na-đa sản xuất. Ngoài ra, lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam còn tăng cường sức mạnh bằng các loại tàu mặt nước khác như 3 tàu cảnh sát biển mang các số hiệu CSB 8003, CSB 2015, CSB 2016 thuộc Cục Cảnh sát biển…Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ không sử dụng vũ lực, mà thông qua đàm phán, thương lượng để tìm giải pháp thỏa đáng trong cuộc đấu tranh bảo vệc chủ quyền trong đó có vấn đề Biển Đông.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thông tin về biển đảo nhằm tăng cường nhận thức cho người dân Việt Nam

Triển lãm trưng bày các bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa và bản đồ Trung Quốc không có hai quần đảo này được sưu tập từ các lưu trữ trong nước và từ nhiều nước ngoài.

Đấu tranh chống tuyên truyền sai trái xuất phát từ nước ngoài. Việt Nam đã tịch thu và tiêu hủy gần 500 cuốn sổ tay và lịch bàn in bản đồ Việt Nam nhưng không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tổ chức mít tinh, tuần hành và tổ chức các Tuần lễ Biển và đảo Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về thế mạnh biển đảo Việt Nam.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc tế về vấn đề Biển Đông

Việt Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ 23 các nước thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Luật Biển Việt Nam được giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay. (Trang 62 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)