Khái niệm dân chủ ở cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

8. Kết cấu của luận văn

1.1. KHÁI NIỆM DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ VÀ NHÀ NƢỚC PHÁP

1.1.1.2. Khái niệm dân chủ ở cấp xã

Để có thể làm rõ nội hàm khái niệm “dân chủ ở cấp xã” thì trước tiên phải xác định được vị trí của “dân chủ ở cấp xã” trong hệ thống dân chủ ở nước ta hiện nay. Trên phương diện vĩ mô, ở nước ta, khi đề cập đến nền dân chủ nói chung, chúng ta thường sử dụng khái niệm “dân chủ xã hội chủ

nghĩa”. Ở cấp độ vi mô, đồng thời đề cập đến biểu hiện cụ thể của nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa, chúng ta thường sử dụng khái niệm “dân chủ ở cơ sở”. Khái niệm “cơ sở” được hiểu là một tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, khu vực địa lý... - nơi các cá nhân, cộng đồng người tiến hành các hoạt động sống, lao động, học tập, sinh hoạt... chung; là nền tảng gắn kết các cá nhân dựa trên những chuẩn mực xã hội, quy định pháp luật, quy tắc sống, làm

việc, giao tiếp, ứng xử nhất định. Theo cách hiểu này, ở nước ta hiện nay, “cơ sở” chính là các cơ quan, tổ chức, nhà trường, doanh nghiệp, công ty, đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Một cách tương ứng, hệ thống dân chủ ở cơ

sở của nước ta hiện nay gồm có:

- Đối với khối cơ quan hành chính sự nghiệp: Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ

quan hành chính sự nghiệp.

- Đối với khối doanh nghiệp nhà nước: Chính phủ đã ban hành Nghị

định 07/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.

- Đối với khối các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần:

Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2007/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế

thực hiện dân chủ trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

- Đối với khối xã, phường, thị trấn: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (thay thể Nghị định số 29/1998/NĐ-CP); Ủy ban

Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường,

thị trấn năm 2007. Việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được gọi

chung là “dân chủ ở cấp xã”.

Như vậy, dân chủ ở cấp xã là một bộ phận của dân chủ ở cơ sở. Có thể thấy, các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã thường xuyên được Nhà nước ta sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Điều đó nói lên rằng, cùng với việc coi trọng thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề thực hiện dân chủ ở cấp

xã.

Hệ thống quản lý hành chính ở nước ta hiện nay gồm bốn cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh) và cấp xã (phường, thị trấn). Xã, phường, thị

trấn là “nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống” [15, tr.89]. Có thể nói, mọi hoạt động kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội..., dù ở phạm vi rộng hay hẹp, đều diễn ra trên địa bàn cơ sở xã, phường, trị trấn; bởi lẽ, ngay cả các cơ quan trung ương, cơ quan cấp tỉnh hay cấp huyện cũng đứng chân trên địa bàn một xã/phường nhất định; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, sau những giờ làm việc tại cơ quan, công sở, đều trở về nhà riêng của mình tại một xã, phường, thị trấn nào đó. Tại đây, cùng với các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước “trở thành” công dân của một đơn vị hành chính cấp xã với đầy đủ ý nghĩa của thuật ngữ này.

Trên địa bàn xã, phường, thị trấn, đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... luôn diễn ra sôi động và không kém phần phức tạp; trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người dân. Chính quyền cấp xã là khâu cuối cùng tiếp nhận và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cơ quan nhà nước cấp trên; là “cổng giao tiếp” giữa Nhà nước và nhân dân trong chừng mực các vấn đề có liên quan tới lợi ích của các bên. Hoạt động của chính quyền cấp xã thông qua đội ngũ cán bộ, công chức của nó, do đó, luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội, là chủ đề bàn luận, tranh luận của các tầng lớp nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Nhà nước mà chúng ta đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; một trong những biểu hiện trực tiếp, cụ thể của Nhà nước đó là sự hiện diện của hệ thống chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh. Đến lượt mình, bộ máy chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh chỉ có thể trở thành hiện thực với đầy đủ ý nghĩa của nó khi chúng ta thiết lập và thực hành nền dân chủ rộng rãi ở cấp xã, đảm bảo các khả năng, điều kiện và sự tham gia thực tế của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của địa phương. Đó cũng là lý do Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng, thực hành và

Dân chủ ở cấp xã, trước hết, vẫn là sự đảm bảo nguyên tắc “toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; song, đặt trong một phạm vi không gian xã hội cụ thể là địa bàn xã, phường, thị trấn - nơi cư trú và sinh hoạt của tuyệt đại bộ phận các tầng lớp nhân dân. Chính họ là chủ thể của quyền lực nhà nước, có các quyền dân chủ và trực tiếp thực hiện các quyền dân chủ của mình. Điều đó nói lên rằng, dân chủ ở cấp xã không phải là thứ dân chủ chung chung hay trừu tượng, mà là dân chủ gắn liền với địa chỉ cụ thể và với chủ thể

trực tiếp thực hiện quyền dân chủ.

Dân chủ ở cấp xã gắn liền với những nội dung cụ thể có liên quan tới đời sống chính trị - xã hội của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn và thể hiện trực tiếp ở các quyền dân chủ của nhân dân. Đó là quyền

được biết, quyền được quyết định, quyền được tham gia ý kiến và quyền giám sát đối với tất cả những nội dung mà nhân dân được biết, được bàn, được

quyết định hoặc được tham gia ý kiến. Về thực chất, nội dung của dân chủ ở cấp xã là sự cụ thể hóa khía cạnh “nhân dân làm chủ” trong phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Vấn đề này đã được Đảng ta nhấn mạnh: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới... Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” [16, tr. 125].

Để cho nhân dân có thể thực hiện trên thực tế các quyền dân chủ của mình (quyền được biết, quyền được quyết định, quyền được tham gia ý kiến và quyền giám sát) thì dân chủ ở cấp xã còn phải bao gồm những hình thức thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân; nghĩa là phải “có cơ chế để nhân

dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp và quyền làm chủ thông qua các cơ quan đại diện của mình” [17, tr. 48]. Các hình thức đó có thể là: công khai thông tin bằng cách niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phổ biến trên loa truyền thanh xã, thông qua Trưởng thôn/Tổ trưởng dân phố (đối với quyền được biết); biểu quyết trong các cuộc họp

thôn/tổ dân phố, thông qua phiếu lấy ý kiến cử tri... (đối với quyền được quyết

định); thông qua họp thôn, phiếu lấy ý kiến cử tri, hòm thư góp ý... (đối với quyền tham gia ý kiến).

Việc mở rộng và phát triển dân chủ ở cấp xã là điều kiện hết sức quan trọng để các tầng lớp nhân dân phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào các hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội tại các xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, “dân chủ phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự, kỷ cương; quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân” [7, Điều 4]. Điều đó có nghĩa là, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở phải dựa trên các nguyên tắc,

quy định của pháp luật.

Từ những điểm phân tích trên đây, có thể định nghĩa: Dân chủ ở cấp xã

là biểu hiện cụ thể của dân chủ ở cơ sở, thuộc nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là sự bảo đảm nguyên tắc toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân tại địa bàn xã, phường, thị trấn trên cơ sở thực hiện quyền được biết, quyền được quyết định, quyền được tham gia ý kiến và quyền giám sát đối với những nội dung có liên quan tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân ở cơ sở bằng những hình thức nhất định, phù hợp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)