8. Kết cấu của luận văn
1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở
1.2.1. Khái niệm phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nƣớc
TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “phát huy” là một động từ dùng để chỉ hoạt động kích thích, làm cho cái hay, cái tốt, cái tiến bộ, phù hợp được tiếp tục mở rộng, lan tỏa tác dụng, tiếp tục phát triển thêm; chẳng hạn, phát huy truyền thống dân tộc, phát huy năng lực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Phát huy dân chủ ở cấp xã đã và đang là một trong những yêu cầu cấp thiết của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất dân chủ của chế độ nhà nước ta hiện nay đã được khẳng định ngay từ khi được khai sinh ra và được thể hiện trong Quốc hiệu “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, dân chủ ở cấp xã nói riêng là mục
tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới, quyết tâm biến nó thành
hiện thực. Đại hội XI đã khẳng định mục tiêu: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...” [17, tr. 70]. Trong khẳng định trên có hai điểm mới quan trọng: Một là, Đảng ta đã đưa cụm từ dân chủ lên trước cụm từ công bằng, văn minh; cho thấy Đảng ta đã xác định rõ ràng hơn vị trí, vai trò của việc thực hành, phát huy dân chủ trong quá trình phát triển xã hội. Để có thể xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải bảo đảm trong xã hội có nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất thiết phải thực hành, phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa vì đó là điều kiện tiên quyết, thiết yếu để xây dựng xã hội công
bằng, văn minh. Nếu chưa coi trọng dân chủ và thực hành dân chủ thì khó có thể nói đến một xã hội công bằng, văn minh. Hai là, Đảng ta khẳng định một đặc trưng quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là Nhà nước do nhân dân làm chủ.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, phát huy dân chủ ở cấp xã nói riêng còn là động lực của sự phát triển đất nước, là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; bởi lẽ, khi nhân dân đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc thực hành dân chủ và thực sự phát huy quyền dân chủ thì đó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn cho sự phát triển đất nước. Mở rộng dân chủ là một trong những quan điểm phát triển được Đảng ta nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 [17, tr. 100].
Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, để thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn “quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã” [81, Điều 1]. Thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã là quá trình triển khai những quy định nói trên vào thực tiễn đời sống xã hội ở xã, phường, thị trấn; chuyển từ sự nhận thức về các quyền dân chủ của nhân dân trên địa bàn cơ sở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể (chính quyền, cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ thôn, tổ dân phố; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn).
Mục tiêu của việc phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, tiếp tục làm cho những giá trị của dân chủ ở cấp xã được lan tỏa rộng hơn, tạo thêm những điều kiện, động lực nhằm thúc đẩy và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân các địa phương tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước nói chung, của chính quyền cấp xã nói riêng; khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân
chủ, xa rời quần chúng nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã; đóng góp tích cực vào việc cải cách hành chính; góp phần xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh; tăng cường mối liên hệ và quan hệ mật thiết giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân địa phương; đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển chung của mỗi địa phương cũng như của cả nước. Phát huy dân chủ ở cấp xã cũng là một trong những nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Như vậy, phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quá trình tiếp tục triển khai các hoạt động, tạo thêm những tiền đề, điều kiện cần thiết, bổ sung các giải pháp khả thi nhằm làm cho những giá trị dân chủ của nhân dân, kết quả đạt được trong thực hiện dân chủ ở cấp xã lan tỏa trong thực tiễn đời sống xã hội ở xã, phường, thị trấn; qua đó, mở rộng quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền cấp xã; góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương trên địa bàn cơ sở, thực hiện tốt phương châm:Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
1.2.2. Nội dung và hình thức phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, việc phát huy dân chủ ở cấp xã phải bảo đảm thực hành các nội dung theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tương ứng với mỗi nội dung đều có những hình thức thực hiện cụ thể; bởi vậy, nội dung và hình thức phát huy dân chủ ở cấp xã sẽ được tác giả trình bày đan xen với nhau.
1.2.2.1. Thực hành dân chủ ở cấp xã liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ở xã, phường, thị trấn
Quyền được biết các nội dung liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ở xã, phường, thị trấn thể hiện ở chương II- Những nội dung
công khai để nhân dân biết của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn, trong đó liệt kê 11 nội dung mà chính quyền phải công khai cho nhân dân biết, như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã; Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã... [81, Điều 5].
Những nội dung trên có liên quan trực tiếp, thiết thực đến đời sống của người dân ở xã, phường, thị trấn. Việc công khai những nội dung nêu trên chính là tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân nắm vững và chủ động sử dụng quyền được biết của mình trong quá trình thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã.
Các hình thức công khai những nội dung người dân được quyền biết
cũng được Pháp lệnh quy định rất rõ ràng. Việc công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã được áp dụng đối với các nội dung: Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực
hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu; Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
Các nội dung cần công khai trên hệ thống truyền thanh và thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân bao gồm: Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã; Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp; Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế; Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã; Kết quả thanh tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã...
Trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai để dân biết
thuộc về Ủy ban nhân dân xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, theo đó: “1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện; 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, phương án đã được thông qua; 3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân” [81, Điều 9].
1.2.2.2. Thực hành quyền được bàn và quyết định
Quyền của nhân dân được bàn và quyết định được quy định tại chương III của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và thể hiện trên hai phương diện: những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; những nội dung nhân dân bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định.
Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp bao gồm: “chủ
trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ
hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật” [81, Điều 10].
Những nội dung này được dân bàn và quyết định trực tiếp được thực hiện bằng một trong hai hình thức: tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố hoặc phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình [81, Điều 11].
Những nội dung nhân dân bàn và biểu quyết gồm có: “1. Hương ước,
quy ước của thôn, tổ dân phố; 2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; 3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng” [81, Điều 13]. Những nội dung này được dân bàn và quyết định trực tiếp và được thực hiện bằng một trong hai hình thức: tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn
từng thôn, tổ dân phố hoặc phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. Đối với hình thức thứ nhất, việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp. Trường hợp không tổ chức họp lại được thì thực hiện bằng hình thức thứ hai [81, Điều 11].
1.2.2.3. Thực hành quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định
Quyền này được quy định tại chương IV của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến gồm: 1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã; 2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã; 3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây
dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư; 4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã; 5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết [81, Điều 19].
Nhân dân tham gia ý kiến trước khi bằng các hình thức: họp cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; thông qua hòm thư góp ý.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến
thuộc về chính quyền cấp xã. Về phía cơ quan có thẩm quyền cấp trên, cơ
quan này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân trên địa bàn cấp xã; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã. Để bảo đảm cho nhân dân có thể tham gia ý kiến một cách chủ động, khách quan, cơ quan có thẩm quyền cấp trên cần cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Sau khi đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân, cần tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý
kiến. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khác với ý kiến của đa