Tăng cƣờng hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 85)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TIẾP TỤC PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở

3.2.1. Tăng cƣờng hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,

Đảng, chính quyền địa phƣơng trong việc phát huy dân chủ ở cấp xã

Lịch sử dân tộc Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cho đến nay đã chứng minh rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân chủ, thực hành và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi đó là một vấn đề đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược sâu sắc đối với sự phát triển của đất nước. Khi nhận thấy các quyền dân chủ của nhân dân, nhất là ở xã, phường, thị trấn bị xâm phạm, có lúc, có nơi nghiêm trọng, Đảng ta đã đề ra chủ trương phải xây dựng, ban hành và thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhà nước ta đã nhanh chóng thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật (Quy chế

Thực hiện dân chủ ở xã và nay là Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn). Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước, vấn đề quan trọng là, nền dân chủ ở cấp xã có được triển khai thực hành sâu rộng ở các xã, phường, thị trấn và có đạt được hiệu quả cao hay không phụ thuộc phần nhiều vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước. Chính vì vậy, việc phát huy dân chủ ở cấp xã đòi hỏi

phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền địa phương nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của

công tác này.

Thứ nhất, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã,

phường, thị trấn trên phạm vi toàn quốc phải quán triệt sâu sắc và nâng cao hơn nữa nhận thức về dân chủ và thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã.

Nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của thực hành dân chủ và phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền tảng để triển khai thực hiện tốt các giá trị, chuẩn mực của nền dân chủ ở cấp xã. Mặc dù phần lớn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh trên phạm vi cả nước đã làm khá tốt công việc này; song, như Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Nhận thức về dân chủ và trách nhiệm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức chưa đầy đủ, phong cách làm việc quan liêu, mất dân chủ, thiếu tôn trọng dân còn khá phổ biến trong cán bộ các cấp, các ngành” [1, tr. 5]. Điều đó cho thấy vẫn còn tình trạng vi phạm các quyền dân chủ của nhân dân ở nơi này hay nơi khác trong thực hành dân chủ ở cấp xã mà nguyên nhân xuất phát từ vấn đề nhận thức; do đó, cần “tiếp tục quán triệt, không ngừng nâng cao nhận thức; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội; của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về những quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy quyền làm chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở” [1, tr. 6].

Thứ hai, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương phải đề ra

phương hướng, chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về tiếp tục thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã cho từng giai đoạn. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phải được thể hiện bằng các chỉ thị, nghị quyết cụ thể và sâu sắc về thực hành dân chủ ở cấp xã, phát huy quyền làm chủ của nhân dân địa phương; đồng thời, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết đó từ phía chính quyền các cấp, nhất là cấp xã.

Tuyệt đối tránh tình trạng chính quyền cấp xã sử dụng các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng thay thế cho các văn bản pháp quy. Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở chỉ thị, nghị quyết, các cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước cũng phải chú trọng đẩy mạnh thực hành dân chủ trong các chi bộ Đảng; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã cho cán bộ, công chức, đảng viên, củng cố ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật trong quá trình làm công tác Đảng và công tác chính quyền.

Thứ ba, với vai trò là nòng cốt, hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính

trị địa phương, các cấp ủy Đảng cần có cơ chế động viên, lôi cuốn cả hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống chính trị cấp xã, tham gia vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cần xác định rõ ràng rằng, việc vận động, tổ chức cho nhân dân tích cực thực hành, phát huy

dân chủ ở cấp xã không chỉ là trách nhiệm của riêng các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, mà nó đòi hỏi sự nỗ lực tham gia của cả hệ thống chính trị.

Thứ tư, từ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của

Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cấp xã cho đến việc triển khai đưa chúng vào thực tiễn đời sống xã hội tại các xã, phường, thị trấn là cả một quá trình. Vấn đề đặt ra ở đây là sự nghiêm túc, kịp thời trong việc triển khai thực hiện

các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cấp xã từ phía các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã. Thực tiễn chứng minh rằng, chỉ thị dù có đúng,

chính sách dù có hay, phù hợp, nhưng việc tổ chức thực hiện không được quán triệt, thông suốt từ tư tưởng đến hành động thì chỉ thị, chính sách đó

cũng khó có thể đi vào cuộc sống. Chính vì vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời từ phía cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với tư cách chủ thể trong việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cấp xã có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã phải coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của mình, có sự chỉ đạo nghiêm túc, đôn đốc kịp thời nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy dân chủ ở cấp xã.

Thứ năm, phải quán triệt sâu sắc phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà

nước quản lý, nhân dân làm chủ” trong hoạt động thực hiện dân chủ ở cấp xã,

phát huy các quyền dân chủ của nhân dân. Mục tiêu của hoạt động này, suy cho cùng, là nhằm phát huy cao nhất các quyền dân chủ của nhân dân, thu hút nhân dân chủ động, tích cực tham gia thực sự vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên mọi phương diện, đảm bảo nguyên tắc “toàn bộ

quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, nghĩa là “nhân dân làm chủ”. Các

cấp ủy Đảng giữ vai trò lãnh đạo việc phát huy dân chủ ở cấp xã bằng các chỉ thị, nghị quyết; đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra nhưng không làm thay các cấp chính quyền địa phương. Các cấp chính quyền địa phương giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức triển khai cho nhân dân thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã thông qua đội ngũ cán bộ, công chức của mình; tránh tình trạng các cấp ủy Đảng phó thác cho chính quyền cấp xã, còn chính quyền địa phương lại cho rằng đó là nhiệm vụ của cấp ủy Đảng. Phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa hai vế “Đảng lãnh đạo” và “Nhà nước quản lý” thì mới đạt được mục tiêu “nhân dân làm chủ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)