Nâng cao ý thức pháp luật, sự tham gia chủ động, tích cực hơn nữa của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 93 - 110)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TIẾP TỤC PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở

3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật, sự tham gia chủ động, tích cực hơn nữa của

nữa của các tầng lớp nhân dân vào việc thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã

Vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên ở cấp xã trong tổ chức thực hành dân chủ ở cấp xã chỉ có thể thực sự được phát huy khi nó “cộng hưởng” với sự tham gia chủ động, tự giác và tích cực của các tầng lớp nhân dân vào việc thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã dựa trên một nền tảng ý thức pháp luật nhất định. Do đó, nâng cao ý thức pháp luật, sự tham gia chủ động, tự giác, tích cực hơn nữa của nhân dân vào việc thực hành, phát huy dân chủ ở cấp xã cũng là một giải pháp hết sức quan trọng và phải được triển khai đồng bộ cùng các giải pháp khác. Nội dung giải pháp này bao gồm:

* Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã một cách sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân

Một trong số các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định là: “Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân” [17, tr. 239]. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của việc thực hành dân chủ ở cấp xã là do người dân chưa ý thức đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình, thiếu năng lực làm chủ và chưa chủ động, tích cực tham gia quản lý xã hội. Muốn thực sự phát huy tính tự chủ, tự giác của nhân dân thì cần thực hiện tốt công tác vận động nhằm nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ công dân; trong đó, tuyên truyền sâu rộng pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có tầm quan trọng hàng đầu. Kiến thức, hiểu biết pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã là nền tảng

để nhân dân có thể phát huy các quyền dân chủ của mình theo luật định. Tại địa bàn các xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước hiện nay, việc tiếp tục

đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã một cách sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân là để củng cố vững chắc tiền đề, nền tảng đó.

Mục đích của công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã là cung cấp, trang bị cho mỗi người dân những thông tin, kiến thức, hiểu biết pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã, bao gồm các quyền dân chủ của nhân dân, trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã; từ đó, làm hình thành trong nhân dân ở xã, phường, thị trấn thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật, thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực trong việc thực hành dân chủ ở cấp xã, thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Về chủ thể, chủ thể làm công tác phổ biến, tuyên truyền về thực hiện

dân chủ ở cấp xã cho nhân dân chủ yếu là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Việc thực hiện vai trò, chức năng này của họ có tác động rất lớn đến sự hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của nhân dân trong thực hành dân chủ ở cấp xã. Dù đã được tham dự các lớp tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã; song, khi đảm nhiệm vai trò chủ thể phổ biến, tuyên truyền pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã cho nhân dân, mỗi cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, nghiêm túc các nội dung cần phổ biến, tuyên truyền; dự liệu các câu hỏi, tình huống thực tế mà người dân có thể đặt ra để có lời giải đáp thỏa đáng.

Về phương pháp, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ phổ biến, tuyên

truyền về thực hiện dân chủ ở cấp xã phải sử dụng phương pháp “lấy người

nghe - người dân - làm trung tâm” bằng cách đưa ra các ví dụ thực tiễn sinh

động gắn liền với thực hành dân chủ ở địa phương, nêu các câu hỏi có tính chất gây tranh luận nhằm tạo sự thảo luận sôi nổi...; khéo léo đưa nhân dân thành “người trong cuộc” trong các cuộc họp phổ biến, tuyên truyền thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Về nội dung, trong giai đoạn hiện nay, nội dung phổ biến, tuyên truyền

pháp luật cho các tầng lớp nhân dân ở xã, phường, thị trấn cần tập trung vào các văn bản pháp luật gần gũi, liên quan nhiều đến đời sống xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn, như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, chế độ chính sách... Đối với pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã, cần tập trung phổ biến, tuyên truyền nội dung các quyền dân chủ của nhân dân xã, phường, thị

trấn: quyền được biết các nội dung liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của

nhân dân ở cơ sở; quyền được bàn và quyết định; quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định và quyền giám sát của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải “thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh Thực hiện dân chủ

ở xã, phường, thị trấn” [17, tr. 239]. Để làm được điều này, nội dung về những hình thức thực hiện các quyền dân chủ theo quy định của Pháp lệnh

Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cũng phải được triển khai phổ biến, tuyên truyền nghiêm túc, mạnh mẽ hơn: công khai thông tin bằng cách niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phổ biến trên loa truyền thanh xã, thông qua trưởng thôn (đối với quyền được biết); biểu quyết trong các cuộc họp thôn, thông qua phiếu lấy ý kiến cử tri... (đối với quyền

được quyết định); thông qua họp thôn, phiếu lấy ý kiến cử tri, hòm thư góp

ý... (đối với quyền tham gia ý kiến); thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với quyền giám sát). Bên cạnh đó, cần tuyên truyền về trách

nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Về hình thức phổ biến, tuyên truyền, đối với các tầng lớp nhân dân ở

xã, phường, thị trấn, những hình thức phổ biến, tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cấp xã hiệu quả nhất, theo quan điểm của tác giả luận văn, bao gồm:

- Tổ chức các cuộc họp thôn, hội nghị nhân dân để báo cáo viên trực

tiếp phổ biến, tuyên truyền bằng các phương pháp sinh động, hấp dẫn.

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã bằng hình thức viết và nói (có thể sân khấu hóa thông qua các hoạt cảnh, tiểu phẩm vui...).

- Phổ biến, tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cấp xã trên mạng lưới Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; trong đó, cần đặc biệt chú ý đến tần suất, khung giờ phát thanh sao cho phù hợp với nếp sống, tập quán sản xuất,

sinh hoạt của nhân dân các địa phương nhằm đảm bảo hiệu quả tuyên truyền thông tin.

- Phát miễn phí các tài liệu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã cho các hộ gia đình để mỗi người dân có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về cách thức thực hành, phát huy các quyền dân chủ của họ.

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cấp xã vào các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chi bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cấp xã và vào các sinh hoạt cộng đồng tại khu dân cư, tổ dân phố.

Thực hiện tốt nội dung, phương pháp và hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật trên đây sẽ góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân về thực hiện dân chủ ở cấp xã; tạo tiền đề để họ phát huy các quyền dân chủ.

* Đổi mới cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm động viên nhân dân chủ động, tích cực thực hành, phát huy các quyền dân chủ

Tại Đại hội XI, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp” [17, tr. 239]. Quyền làm chủ trực tiếp (dân chủ trực tiếp) là hình thức mọi công dân trực tiếp thể hiện ý chí

tuổi, thành phần xuất thân, địa vị xã hội... Cơ chế thực hành dân chủ ở nước ta từ trước đến nay là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cơ chế này đã được cụ thể hóa thành các quyền dân chủ quy định trong Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, bao gồm quyền được biết các nội dung liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ở cơ sở; quyền được bàn và quyết định; quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định và quyền giám sát. Về bản chất, cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là xương sống, trụ cột của quá trình thực hành, phát huy

dân chủ ở cấp xã.

Muốn “dân biết” thì điều cốt yếu đầu tiên là phải cung cấp thông tin cho nhân dân; thông tin phải chân thực, kịp thời và công khai. Có công khai thì mới có dân chủ vì công khai là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hành, phát huy dân chủ. Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nên công khai là một đòi hỏi tất yếu, là một biểu hiện quan trọng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Yếu tố công khai đòi hỏi Nhà nước và chính quyền các cấp phải thông báo cho nhân dân một cách cụ thể, rõ ràng về các mục tiêu, kế hoạch, chương trình hành động, các đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân đối với các vấn đề này. Người dân có quyền được cung cấp thông tin để họ đánh giá tình hình, biểu thị thái độ, ý kiến của mình. Những vấn đề chung của đất nước, của địa phương có liên quan đến lợi ích của người dân, không gây phương hại đến lợi ích Nhà nước hay bí mật quốc gia thì nhân dân phải được biết. Các nội dung cần công khai cho nhân dân biết đã được quy định trong Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Yêu cầu đặt ra là phải mở rộng hơn nữa phạm

vi các vấn đề, nội dung cần công khai. “Mọi biểu hiện “nói một đường, làm

một nẻo”, cung cấp thông tin sai lệch, cắt xén, không đúng lúc, đúng chỗ đều có thể làm mất niềm tin của quần chúng, kìm hãm việc thực hiện các mục tiêu chung” [49, tr. 12-13].

“Dân bàn” là xu hướng tất yếu khi người dân đã được cung cấp thông tin. Nhân dân có quyền tham gia bàn bạc, thảo luận các vấn đề chung của đất nước và của địa phương; biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Với tinh thần “lấy dân làm gốc”. Nội dung “dân bàn” là một trong những sự phản biện xã hội tốt nhất đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước; giúp cho các đường lối, chính sách, pháp luật bám sát, phù hợp với thực tiễn cuộc sống trên địa bàn cơ sở.

“Dân làm” là sự hiện thực hóa “tư tưởng đã thông suốt” thành những hành động, việc làm cụ thể. Từ chỗ được cung cấp thông tin công khai, kịp thời, qua bàn bạc, trao đổi ý kiến để tìm ra tiếng nói chung, sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, người dân sẽ tự giác tuân thủ, thực hiện các quy định của pháp luật, hăng hái, nhiệt tình trong lao động sản xuất với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Hiểu rõ sức mạnh vô địch của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trong thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân. “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra” [42, tr. 295].

“Kiểm tra” là dạng hoạt động tất yếu của một xã hội có tổ chức, có kỷ cương. Trong hoạt động kiểm tra ở cấp xã, vai trò của thanh tra nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Theo quy định của Luật Thanh tra năm

2010 thì nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân cấp xã.

Việc đổi mới cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên địa bàn xã, phường, thị trấn ở nước ta hiện nay nhằm động viên nhân dân chủ động, tích cực phát huy các quyền dân chủ cần tập trung vào các nội dung sau:

Một là, tiếp tục tạo những điều kiện thuận lợi (phương tiện, diễn đàn,

cơ chế, chính sách...) để người dân được nói lên suy nghĩ thật của mình, được bày tỏ quan điểm, chính kiến về các vấn đề mà cộng đồng phố phường, làng

xã đang quan tâm, vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ và vì sự phát triển chung của mỗi địa phương. “Làm thế nào để khi nói ra một điều gì đó, người dân không cần phải lưỡng lự, suy nghĩ nhiều về ý kiến của họ đưa ra. Nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động trao đổi tư tưởng, quan niệm giữa người dân với nhau, giữa người dân với tổ chức, chính quyền, với cán bộ lãnh đạo” [53, tr. 291].

Hai là, tiếp tục tạo các điều kiện bảo đảm cần thiết về kinh tế, chính trị,

văn hóa, pháp luật để các tầng lớp nhân dân chủ động, tích cực tham gia thực hành, phát huy các quyền dân chủ; tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, đề xuất những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách có liên quan trực tiếp, thiết thực tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương.

Ba là, tiếp tục xây dựng và thực thi các chính sách, cơ chế phù hợp để

nhân dân thực hành quyền kiểm tra, giám sát đối với các mặt hoạt động của chính quyền cấp xã ở tất cả các địa phương, hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã; thực hành quyền chất vấn những cán bộ có thẩm quyền về những vấn đề dân quan tâm và quyền nghe trả lời những chất vấn đó; đặc biệt là những vấn đề về đất đai, xây dựng, quy hoạch và quản lý đô thị, nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn.v.v.

Bốn là, trong quá trình thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm,

dân kiểm tra” sẽ khó tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, dẫn đến những thắc mắc, khiếu nại của người dân. Chính quyền các địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần sớm dự liệu khả năng này và chủ động chuẩn bị các phương án để làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của dân. “Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nơi nào chính quyền cấp cơ sở làm tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy dân chủ ở cấp xã trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 93 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)