Đặc điểm của GCCN ở Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở thái nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 33 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đặc điểm và tính tất yếu phát huy vai trò của GCCN ở Thái Nguyên

1.2.1. Đặc điểm của GCCN ở Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH

trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

1.2.1. Đặc điểm của GCCN ở Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước HĐH đất nước

1.2.1.1. Về số lượng

Thái Nguyên đã và đang tiếp tục là địa phương có phong trào công nhân phát triển mạnh. Sự quan tâm của Đảng, Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nước” ra đời đã tạo thêm cơ sở cho GCCN Việt Nam nói

chung và GCCN ở Thái Nguyên không ngừng lớn mạnh.

Trước đổi mới, số lượng công nhân trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Trung bình khoảng từ 47.000 - 49.000 người. Bước vào thời kì đổi mới, đặc biệt là sau khi có luật lao động năm 1999, luật hợp tác xã năm 2003 và nghị quyết TW3 khoá IX về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, GCCN Thái Nguyên có sự biến động mạnh mẽ. Năm 2008 có 10,6 vạn công nhân, năm 2009 và 2010 là 10,8 vạn công nhân, đến nay là 12,4 vạn công nhân đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó công nhân lao động làm việc trong các thành phần kinh tế là 8,6 vạn (tăng tăng 12% so với năm 2008). Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Ngành nghề sản xuất chủ yếu là công nghiệp trên 50%, khai khoáng 8%, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành nghề khác như giao thông thương mại, may mặc trên 40%.

Như vậy, quá trình CNH, HĐH đã tạo ra động lực để GCCN phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thứ nhất, về trình độ học vấn.

Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế công nhân viên chức lao động trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hàng hóa sản xuất ra muốn tiêu thụ nhiều trên thị trường thì giá thành phải rẻ và chất lượng tốt. Song song với quá trình này, người công nhân cũng phải học tập, có trình độ học vấn cao thì mới có thể làm chủ được quy trình sản xuất công nghiệp có tính chất hiện đại. Vì thế trong thời gian tương đối ngắn từ năm 2007 đến năm 2010cơ cấu trình độ học vấn của công nhân Thái Nguyên đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể là ở cấp tiểu học giảm từ 12,3% (năm 2007) xuống 0,29% (năm 2010); cấp trung học cơ sở 43,3% (2007) giảm xuống 22,71% (năm 2010); tỷ lệ công nhân trung học phổ thông tăng lên đáng kể từ 44,4% (năm 2007) lên 77% (năm 2010). Đến năm 2011, chất lượng đội ngũ công nhân viên chức lao động ngày càng tăng. Tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ đại học, cao đẳng đạt 68%; trình độ trên đại học đạt 3,2%; công nhân lao động có trình độ THPT đạt 76%, tỷ lệ công nhân đã qua đào tạo nghề đạt 60% [26, 4].

Như vậy, đến nay GCCN ở Thái Nguyên đều tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, đặc biệt tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng được nâng lên, tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ cao đẳng, đại học đạt 68%. Đây là một lợi thế để tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ hai, về trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Trình độ chuyên môn của công nhân trên địa bàn tỉnh ngày được nâng lên. Năm 2007 trình độ sơ, trung cấp có 36.127 người chiếm 66,4%, đến năm 2010 tỷ lệ này giảm chỉ còn 12.877 người chiếm 26%. Trong khi đó, số công nhân viên lao động có trình độ cao đẳng, đại học năm 2003 là 14.180 người, chiếm 26,1% thì đến năm 2007 tăng lên 17.482 người chiếm 36%. Tính đến năm 2011, tỷ lệ người lao động thuộc diện ký hợp đồng lao động đạt 99%; công nhân đã qua đào tạo nghề đạt

84% trong đó, có trình độ đại học, cao đẳng đạt 19,5%; trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 48%; đào tạo ngắn hạn 36% (đạt 120% chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2013).

Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với sự xuất hiện của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã tác động không nhỏ tới GCCN. Không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi mà công nhân cần phải có trình độ ngoại ngữ và tin học thì mới hiểu và vận hành được những thiết bị máy móc nhập ngoại và cập nhật nhanh những thành tựu công nghệ mới nhất của thế giới. Vì vậy, cần phải đào tạo nhiều hơn nữa số công nhân biết sử dụng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo vi tính. Tính đến nay tỷ lệ số công nhân lao động biết sử dụng ngoại ngữ là 13,7%, số công nhân lao động biết sử dụng vi tính chiếm 23,1%.

Trình độ chuyên môn của GCCN ở Thái Nguyên được thể hiện qua bậc thợ. Kết quả cho thấy bậc thợ 2 – 3/7 từ năm 2007 đến năm 2010 tăng 13,7%; bậc thợ 4 – 5/7 tăng lên 8,2%. Trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp tỷ lệ công nhân có trình độ đại học, cao đẳng năm 2012 đạt 68% tăng 0,5% so với năm 2008; trên đại học đạt 3,2%, tăng 1,3% so với năm 2008. Trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, công nhân đã qua đào tạo nghề đạt trên 79,5% (lao động có trình độ đại học, cao

đẳng đạt 10,5%; trung cấp đạt 7,5%, công nhân bậc 4/7 – 5/7 chiếm 45%, bậc 6/7 – 7/7 chiếm 16,5%)[4,5]. Như vậy, số công nhân đã được đào tạo từ các trường

trung cấp, cao đẳng nghề, các cơ sở đào tạo nghề chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng. Tỷ lệ này tác động không nhỏ tới quá trình trí thức hóa công nhân, công nhân Thái Nguyên không chỉ là lực lượng lao động đông đảo góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn là lực lượng được đào tạo qua trường lớp, trở thành những công nhân lành nghề có tay nghề cao.

Thứ ba, về công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn nghiệp vụ.

Công tác đào tạo nghề và chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân đã được coi trọng và bước đầu đạt được những thành tựu. Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên, những năm qua, công tác đào tạo nghề cho công nhân Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu cụ thể như sau:

Đào tạo nghề, nghiệp vụ: 1.976 người chiếm 4,04% Văn hóa: 228 chiếm 0,5%

Đào tạo ngắn hạn: 7.167 người chiếm 14,6% Đào tạo dài hạn: 4.257 người chiếm 8,7% [24, 2]

Có thể nhận thấy trình độ học vấn của công nhân Thái Nguyên ngày càng được tăng lên. Kết quả này đạt được vì Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều trường đại học cao đẳng, trung học dạy nghề và hệ thống các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia nên việc học tập nâng cao trình độ học vấn của công nhân Thái Nguyên khá thuận lợi.

Trường Trung cấp nghề Thái nguyên (tiền thân là trung tâm dịch vụ việc làm Liên đoàn Lao động tỉnh) đã đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng ngàn học sinh học các nghề, tạo nguồn nhân lực cho địa phương và đất nước. Với lưu lượng mỗi năm có từ 500 - 600 học sinh theo học các khoá dài hạn và ngắn hạn. Học sinh sau khi tốt nghiệp được nhà trường giới thiệu vào làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Công ty Gang thép Thái Nguyên là một trong những đơn vị điển hình thực hiện phong trào “tự học, tự rèn luyện’’. Với gần 1.000 công nhân đã qua các lớp đào tạo. Hằng năm đều tổ chức thi nâng bậc cho cán bộ công nhân...nhờ đó đã trình độ của công nhân nhà máy được nâng lên rõ rệt.

Những năm gần đây, công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn nghiệp vụ đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hơn. Đào tạo tại chỗ, đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo nâng cao, đào tạo qua các trường dạy nghề, học tại chức… Nhiều cơ quan, đơn vị đã quan tâm tạo điều kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ cho công nhân theo học các lớp. Phong trào “Ôn

lý thuyết, luyện tay nghề”, thi nâng bậc, hội thi thợ giỏi, “đôi bàn tay vàng”, “lao

động giỏi, lao động sáng tạo phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, vẫn được duy trì ở các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch và xây dựng rất nhiều các khu công nghiệp có quy mô rộng lớn. Điều này cũng là một trong những yếu tố để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Các khu công nghiệp này

cũng là nơi thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung. Bên cạnh những nhà máy, khu công nghiệp đã được xây dựng trong nhưng năm kháng chiến chống Mỹ và xây dựng CNXH trước đây, trong những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có chính sách thu hút đầu tư hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã quy hoạch 7 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 3.770 ha, bao gồm: Sông Công I (diện tích 220 ha), Sông Công II (diện tích 250 ha), Quyết Thắng (diện tích 200 ha), Nam Phổ Yên (diện tích 200 ha), Tây Phổ Yên (diện tích 200 ha) và Điềm Thuỵ (diện tích 350 ha); KCN - đô thị Yên Bình (diện tích 2.350 ha). Đây là yếu tổ thúc đẩy kinh tế tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh; là một trong những tỉnh giá trị sản xuất công nghiệp cao của cả nước; góp phần tăng nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân lao động trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng đang tiếp tục triển khai nhiều dự án quy hoạch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế như: Dự án vùng du lịch hồ Núi Cốc quy mô 10.000ha; Dự án Tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình quy mô trên 8.000ha; Dự án khu đô thị phía tây T.P Thái Nguyên và trung tâm hành chính mới, Quy hoạch vùng ATK (An toàn khu) liên hoàn 3 tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn,...

Như vậy, những thành tựu trên đã tạo sức mạnh to lớn động viên tinh thần thi đua cũng như phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ công nhân Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy quá trình tiếp thu những tri thức mới đẩy nhanh tiến độ thực hiện quá trình CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, về trình độ lý luận chính trị và sự giác ngộ chính trị.

Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ chính trị cho GCCN những năm qua luôn gắn liền với tình hình kinh tế chính trị của đơn vị, địa phương, cơ sở. Các nghị quyết của Đảng, chế độ chính sách pháp luật của Nhà Nước, đã đến được với đông đảo công nhân thông qua các hệ thống thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình, sách báo, tạp chí đã góp phần nâng cao hiểu biết giác ngộ về Đảng, GCCN, về các tổ chức công đoàn. Trong đợt triển khai “chương trình 5 bài

đến với 78,5% số công nhân trên địa bàn tỉnh được học tập, giúp cho công nhân nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sứ mệnh lịch sử của GCCN. Qua thực tế khảo sát, phần lớn công nhân Thái Nguyên có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi khó khăn thử thách; luôn tin tưởng, ủng hộ và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới và CNH, HĐH của Đảng; có tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực tự cường, năng động sáng tạo trong sản xuất; kiên quyết đấu tranh chống lại các âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia các phong trào yêu nước; thực sự là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH; giữ vai trò nòng cốt trong khối liên minh công – nông – trí thức trên địa bàn tỉnh.

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, hầu hết các chỉ tiêu đã đạt hoặc gần đạt so với mục tiêu đề ra. Tính đến hết năm 2011, công nhân trực tiếp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam là 2102 đồng chí (chiếm 24% trong tổng số 8590 quần chúng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam của toàn Đảng bộ). Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối, việc thành lập tổ chức đảng, đoàn thể tại các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quan tâm. Từ năm 2008 đến nay đã thành lập mới 10 tổ chức cơ sở đảng, nâng tổng số tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp toàn tỉnh lên 184. Một số doanh nghiệp tư nhân đã thành lập tổ chức Đảng, Công đoàn, Cựu chiến binh… và hoạt động có hiệu quả cao như: Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thái Hưng, Công ty MaNi Hà Nội [4, 10].

Thứ năm, về tham gia các tổ chức Đảng và đoàn thể.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV của công đoàn tỉnh Thái Nguyên, Đại hội X công đoàn Việt Nam về phát triển đoàn viên giai đoạn 2008 – 2013, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo và triển khai công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các thành phần kinh tế, xây dựng chương trình phát triển 15.000 đoàn viên và thành lập 250 công đoàn cơ sở trong nhiệm kỳ XIV. Đến

thời điểm này đã phát triển được 14.565 đoàn viên đạt 97%; thành lập 196 công đoàn cơ sở đạt 78,4 % kế hoạch [4, 9].

Công tác phát triển, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn được quan tâm chú trọng, Liên đoàn lao động tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn hàng năm xây dựng chương trình hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể tại đơn vị, tự chấm điểm thi đua xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh theo hướng dẫn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời tổ chức tốt việc kiểm tra, đánh giá phân loại. Kết quả, tính đến nay, có 4.126 lượt công đoàn cơ sở đạt công đoàn cơ sở vững mạnh và vững mạnh xuất sắc, đạt 78,74% [4, 9].

Cùng với công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, các cấp Công đoàn đã thường xuyên vận động công nhân viên lao động tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh thông qua các hoạt động như tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, tham gia cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, qua đó đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.

Thứ sáu, về đời sống vật chất và tinh thần.

Về đời sống của đội ngũ công nhân nhìn chung ổn định; tiền lương, thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm trước: Năm 2008 thu nhập bình quân là 1,7 triệu đồng, năm 2011, thu nhập bình quân của công nhân đạt trên 3,3 triệu đồng/người/tháng, năm 2012 là 3,4 triệu đồng, tăng 15-20 % mỗi năm. Các doanh nghiệp Trung ương có thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, duy trì sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động tạo đủ việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Một số doanh nghiệp có quy mô lớn, tập trung đông công nhân đã quan tâm cải thiện điều kiện làm việc xanh-sạch-đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động, tuy nhiên cũng chỉ giải quyết được một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở thái nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)