Một số hạn chế trong quá trình phát huy vai trò của GCCN ở Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở thái nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 56 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng phát huy vai trò của GCCN ở Thái Nguyên trong thời kỳ

2.1.3. Một số hạn chế trong quá trình phát huy vai trò của GCCN ở Thá

Nguyên hiện nay.

Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng hiện nay trước yêu cầu của công cuộc xây dựng tỉnh phát triển nhanh theo đường lối CNH, HĐH đất nước thì GCCN bắt đầu cũng bộc lộ một số những hạn chế. Những hạn chế này mặc dù không nhiều nhưng cũng đã ảnh hưởng tới quá trình phát triển của tỉnh trên tất cả các phương diện. Có thể thấy một số hạn chế của GCCN đã được bộc lộ đó là:

Thứ nhất, về trình độ học vấn của GCCN

Công nhân có trình độ tiểu học chiếm 0,29%, trung học cơ sở chiếm 22,71%. Điều này là một trở ngại cho việc vận dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ vào trong quá trình sản xuất. Hạn chế về trình độ đang là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh về sử dụng lao động và thu hút lao động có hàm lượng tri thức. Nếu không giải quyết

triệt để vấn đề trên thì quá trình CNH, HĐH của tỉnh cũng không diễn ra theo đúng dự kiến và đội ngũ công nhân Thái Nguyên khó có thể theo kịp với xu thế phát triển chung của công nhân thế giới. Từ đây đòi hỏi phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân, đồng thời có chính sách khuyến khích học tập đối với đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên là một trung tâm về khoa học và đào tạo và có nguồn nhân lực có trình độ không thua kém mức bình quân của cả nước, nhưng nguồn nhân lực này chưa được sử dụng tốt cho mục tiêu phát triển của địa phương. Tỉnh còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao và trình độ nguồn lao động của tỉnh không đồng đều.

Theo sự đánh giá của hầu hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh thì đa số công nhân đã đào tạo, đều phải đào tạo lại. Điều này chứng tỏ nội dung đào tạo còn nhiều bất cập do vậy cần phải đổi mới nội dung và chương trình đào tạo. Chẳng hạn như nâng số giờ thực hành lên bằng số giờ lý thuyết hoặc cao hơn. Đưa tin học và ngoại ngữ vào chương trình đào tạo, nhanh chóng nối mạnh internet trong hệ thống các trường dạy nghề và trung tâm giáo dục để cập nhập những thông tin về khoa học công nghệ mới, đào tạo chuyên sâu các ngành mới như: điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...chuẩn bị hình thành GCCN hiện đại làm chủ các công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đào tạo, trang bị những kiến thức về kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp. Cùng với đổi mới nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo cũng cần được đổi mới sao cho phù hợp với tình hình mới, có sự phối kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại trong quá trình đào tạo, chú trọng phương pháp tự đào tạo để công nhân chủ động nắm bắt kiến thức và có khả năng áp dụng ngay trong thực tế, đa dạng các loại hình đào tạo để đạt được hiệu quả cao nhất. Song song với điều đó là việc đầu tư kinh phí đào tạo có thể áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất.

Thứ hai, trình độ tay nghề của công nhân lao động

Số công nhân ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh do thời gian điều kiện làm việc căng thẳng, ít có điều kiện sinh hoạt chính trị, ít được thông tin nên nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn và về chính sách, pháp luật của

Đảng, Nhà nước còn hạn chế. Tình trạng mất dân chủ, quan liêu tham nhũng, lãng phí, suy thoái về đạo đức lối sống, vi phạm pháp luật của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền đã tác động mạnh làm giảm lòng tin của công nhân vào bộ máy công quyền.

Trong GCCN đang diễn ra quá trình bổ sung, chọn lọc gay gắt. Cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực còn có những tác động tiêu cực đến đội ngũ công nhân lao động. Trong khi đó, công nhân của tỉnh không phải tất cả công nhân ai cũng hiểu được đầy đủ về giai cấp mình, về vị trí, vai trò cách mạng của mình; về nhận thức lý luận, tư tưởng, trình độ giác ngộ giai cấp vẫn có sự khác nhau. Thế hệ công nhân trước đây sống và làm việc trong điều kiện bị áp bức, bóc lột, nên ở họ ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức chính trị vẫn còn thể hiện rất rõ. Đa số lực lượng công nhân của tỉnh hiện nay là thế hệ công nhân trẻ, có trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Nhưng đây là lực lượng mới lớn lên trong chế độ mới, mới gia nhập vào giai cấp công nhân nên về mặt nhận thức chính trị còn hạn chế. Mặt khác đội ngũ công nhân Thái Nguyên ra đời và phát triển trong một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chậm phát triển, do đó tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế. Tâm lý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản xuất nhỏ còn in đậm trong đội ngũ công nhân. Vì vậy để GCCN ở Thái Nguyên phát triển lớn mạnh về mọi mặt, cả về số lượng và chất lượng thì một trong những vấn đề cơ bản nhất là phải thường xyên giáo dục ý thức chính trị, ý thức pháp luật, hình thành tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho người công nhân.

Thứ ba, về ý thức chính trị, tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân Thái Nguyên

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động sâu rộng tới các quốc gia, khu vực trên thế giới. Thái Nguyên cũng bị tác động tiêu cực bởi suy thoái kinh tế thế giới, dẫn tới việc làm và thu nhập của người lao động ở một số doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp và thị trường lao động hình thành đã tạo ra cho người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm, nên trong công nhân có xu hướng chuyển từ nơi làm việc có thu nhập thấp

đến nơi làm việc có thu nhập cao hơn, hoặc những nơi có điều kiện lao động cũng như thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động tốt hơn. Tại một số doanh nghiệp tư nhân có cường độ làm việc căng thẳng, công nhân lao động ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội nên họ bị hạn chế nhận thức về tư tưởng chính trị và kiến thức pháp luật. Do vậy, trong nhiều trường hợp họ không tự bảo vệ mình trước những vi phạm về quyền và lợi ích. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên cũng đã tác động tiêu cực đến tâm trạng của đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh.

Vấn đề đặt ra trước hết là phải nâng tầm hiểu biết cho công nhân một cách đồng đều, giác ngộ cho công nhân về vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội nói chung, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục một cách thường xuyên cho công nhân về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những biến động trong xu thế toàn cầu, cũng như những nguy cơ có thể xảy ra nếu như công nhân không vững vàng, kiên định về lập trường tư tưởng.

Bên cạnh đó, ở địa phương, việc tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước chưa chặt chẽ và đồng bộ. Ví dụ như việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết đại hội VIII Công đoàn tỉnh Thái Nguyên và Nghị quyết số 20 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Một số đơn vị triển khai chậm, tỷ lệ công nhân viên lao động được học tập chưa đồng đều.

Mặt khác, một tỷ lệ không nhỏ công nhân vì cuộc sống mưu sinh mà xem thường giá trị của việc học tập, nâng cao tầm hiểu biết của mình về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó, suy giảm lòng tin vào chế độ, vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương.

Thứ tư, chính sách đối với người lao động chưa được đảm bảo, đời sống của công nhân còn nhiều khó khăn.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã về cơ bản đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động, hầu hết các doanh nghiệp đã xây dựng được nội quy lao động, thang bảng lương, thỏa ước lao động tập thể đăng ký với cơ quan quản lý lao động để thực hiện. Các doanh nghiệp này hiện đang sử dụng một lực lượng lớn lao động mới chuyển dịch từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, chưa quen với môi trường lao động sản xuất công nghiệp, tay nghề thấp; Bên cạnh đó, ở một số đơn vị doanh nghiệp việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động như: Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ tiền lương, thưởng… không đảm bảo. Do đó trong quá trình làm việc đã nảy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, từ đó xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể ở một số đơn vị; trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ ngừng việc tập thể của công nhân lao động tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc và sản xuất dụng cụ y tế.

Tình trạng giá cả, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn, đời sống của một bộ phận công nhân cũng ảnh hưởng do thiếu việc làm, tiền lương thu nhập không ổn định, đã có 2.447 lượt công nhân lao động thiếu việc làm thường xuyên, tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 2,6%. Tỷ lệ số người lao động thuộc diện ký hợp đồng lao động đạt 99%. Tỷ lệ công nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo hiểm tự nguyện đạt 71%. Thực hiện QĐ 30/2009/TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương đã cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã có những biện pháp tạo thêm việc làm, hỗ trợ khó khăn tăng thêm thu nhập từ 200.000- 500.000đ/người/tháng. Các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên quan tâm và triển khai cho vay có hiệu quả các nguồn vốn, hầu hết tập trung vào các nghề như:

chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề thủ công, dịch vụ.... Riêng tổ chức công đoàn các cấp đã triển khai cho công nhân nghèo vay số vốn là 4.327 triệu đồng, mang lại thu nhập cho người lao động từ 200.000đ đến 1.000.000/người/tháng đã phần nào cải thiện được kinh tế của các hộ gia đình [4, 8].

Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những ưu thế nhất định nhưng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, sự phân tầng trong giai cấp công nhân, từ đó làm suy giảm tính thống nhất và sức mạnh của công nhân Thái Nguyên. Đặc biệt, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo điều kiện để du nhập và trao đổi văn hóa, trong đó có cả văn hóa không lành mạnh, tư tưởng của tư sản, lối sống đồ trụy, thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, làm suy yếu GCCN, làm phai nhạt lý tưởng mục tiêu của công nhân. Do đó, công nhân Thái Nguyên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, tri thức của mình trong quá trình bảo vệ quan điểm lợi ích giai cấp, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ thành quả cách mạng của mình bằng việc học tập trau dồi tri thức, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, kế hoạch và chương trình hội nhập quốc tế của Thái Nguyên đến năm 2015 đã khẳng định: hội nhập phải phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ gìn bản sắc, văn hóa dân tộc. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần có những giải pháp để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của GCCN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở thái nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)