Vai trò cơ bản của GCCN ở Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở thái nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 53 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng phát huy vai trò của GCCN ở Thái Nguyên trong thời kỳ

2.1.2. Vai trò cơ bản của GCCN ở Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,

CNH, HĐH đất nước

Công nhân ở Thái Nguyên là những lao động trực tiếp và có mặt ở tất cả các ngành công nghiệp quan trọng, các khu công nghiệp then chốt và ở mọi thành phần kinh tế. Sự phát triển kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chủ yếu dựa trên tốc độ tăng trưởng về công nghiệp vì vậy mà sự phát triển của các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, dịch vụ và sự tăng trưởng của nó là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của quá trình CNH, HĐH. Vì vậy, trong quá trình tiến hành công cuộc CNH, HĐH đất nước thì vai trò của GCCN là không thể thiếu và được thể hiện:

Thứ nhất, GCCN ở Thái Nguyên là lực lượng lãnh đạo quá trình CNH, HĐH.

GCCN ở Thái Nguyên thông qua Đảng bộ tỉnh và cấp ủy Đảng các cấp, đã cụ thể những mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ của quá trình CNH, HĐH đất nước vào điều kiện cụ thể ở tỉnh Thái Nguyên và tại các doanh nghiệp mà GCCN đang trực tiếp sản xuất trên địa bàn tỉnh. GCCN ở Thái Nguyên - thông qua các cấp ủy đảng, tổ chức công đoàn đề ra nhiều giải pháp sát với thực tiễn nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Bản thân GCCN ở Thái Nguyên đã phát hiện nhiều sai phạm trong thực hiện những nhiệm vụ CNH, HĐH, đề xuất các phương án khả thi mang lại lợi ích về mặt

kinh tế - xã hội cho tỉnh. Xuất phát từ nguyên nhân đó mà sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bước dần ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kéo dài do hậu quả của cơ chế cũ, cùng với việc đổi mới phương hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như đổi mới và đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, kinh tế Thái Nguyên đã có sự khởi sắc đáng ghi nhận, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế đạt trên 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tích cực với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Điều đó càng khẳng định vai trò to lớn của GCCN ở Thái Nguyên trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vai trò lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai, GCCN ở Thái Nguyên là LLSX chủ yếu trong quá trình phát triển công nghiệp theo hướng HĐH.

GCCN ở Thái Nguyên là những lao động trực tiếp và có mặt ở tất cả các ngành công nghiệp quan trọng, các khu công nghiệp then chốt và ở mọi thành phần kinh tế. Sự phát triển kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chủ yếu dựa trên tốc độ tăng trưởng về công nghiệp vì vậy mà sự phát triển của các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, dịch vụ và sự tăng trưởng của nó là yếu tố quyết định tạo nên sự thành công của quá trình CNH, HĐH.

Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và chuyển giao công nghệ hiện đại, với cương vị là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, GCCN ở Thái Nguyên tiếp tục là người đầu tiên tiếp nhận, lắp đặt, vận hành, điều khiển, sử dụng máy móc và các thiết bị hiện đại. Bản thân họ, là những người đi đầu trong việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều sản phẩm đa dạng, tăng năng suất lao động đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân từ những năm 60 của thế kỷ XX, công nhân Thái Nguyên đã tiếp xúc với dây chuyền công nghệ hiện đại do Liên Xô và các nước Đông Âu tài trợ. Hiện nay, do yêu cầu của sản xuất công nhân Thái Nguyên tiếp tục được trang bị những kỹ thuật, công nghệ mới thay thế và cải tạo dây chuyển sản xuất theo hướng hiện đại như chuyển lò nung bằng than, củi sang lò tuy len nung bằng dầu và khí ga. Sử dụng dây chuyền tuyển quặng sắt, thiếc mới

của một số nước châu Âu. Công nghệ sản xuất thép và cán thép thế hệ mới của Nhật và một số nước tiên tiến khác. Luyện kim màu và sản xuất vật liệu xây dựng cũng được trang bị công nghệ hiện đại, công nghệ tuyển than sạch, giấy bìa cũng được nhập từ các nước có nền kỹ thuật phát triển và đang đóng góp vào sự tăng trưởng của tỉnh với giá trị cao. Các sản phẩm dệt, may mặc, da giầy xuất khẩu do cải tiến công nghệ đã từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới và được đánh giá cao. Bên cạnh việc tiếp nhận và trực tiếp vận hành có hiệu quả dây chuyền công nghệ hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến thế giới vào thực tiễn sản xuất, GCCN ở Thái Nguyên không ngừng học hỏi sáng tạo, cải tiến công cụ sản xuất, đưa ra nhiều sáng kiến làm lợi cho tỉnh hàng tỷ đồng. GCCN ở Thái Nguyên không ngừng lớn mạnh theo thời gian và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh góp phần vào quá trình CNH, HĐH đất nước.

Thứ ba, GCCN ở Thái Nguyên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh không thể

không kể đến vai trò của GCCN. Chính vì lẽ đó mà sự lớn mạnh của GCCN ở Thái Nguyên gắn liền với xây dựng đường lối CNH, HĐH tại địa phương. Trên cơ sở các tiềm năng vốn có của tỉnh về: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên… đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh dần đi vào ổn định. Tỷ trọng công nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và sự đóng góp vào ngân sách mỗi năm một phát triển, tăng cao hơn. Chính điều đó đã tạo điều kiện để Thái Nguyên bước ra khỏi giai đoạn khủng hoảng, có kinh phí để thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Hàng năm toàn tỉnh đã giải quyết được việc làm cho rất nhiều lao động trong tỉnh cũng như những tỉnh lân cận; thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể năm sau cao hơn năm trước và hiện nay là hơn 3 triệu/người/tháng. Các khu tập thể công nhân luôn đóng vai trò tích cực trong quá trình giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu, xây dựng, thực hiện Pháp lệnh về thực dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007) và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Đặc điểm nổi bật trong đời sống văn hoá ở Thái Nguyên mang tính chất hội tụ, giao lưu giữa các vùng miền, các dân tộc, mang đậm nét văn hoá vùng miền núi trung du Bắc Bộ với đặc trưng tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hoá bên ngoài đồng thời phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bẳn sắc dân tộc. Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những thiếu sót tồn tại, tiếp tục thực hiện mục tiêu tại Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra: Phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế. Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể thao, phát triển thêm các mô hình, các đơn vị tiên tiến về thể thao; phấn đấu có 65% xóm, tổ dân phố, 95% cơ quan, đơn vị, 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 85% xóm, tổ dân phố (liên tổ) có nhà văn hoá; 80% số trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở thái nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)